Cảm nhận của em về đoạn kết bài thơ Đồng chí ("Đêm nay... trăng treo”) của Chính Hữu

Đồng chí! Tiếng gọi nghe sao thân thiết và nghĩa tình! Tiếng gọi ấy đồng thời còn là tên một bài thơ đầy cảm động của Chính Hữu - một nhà thơ chiến sĩ.

BÀI LÀM

Đồng chí! Tiếng gọi nghe sao thân thiết và nghĩa tình! Tiếng gọi ấy đồng thời còn là tên một bài thơ đầy cảm động của Chính Hữu - một nhà thơ chiến sĩ. Bài thơ Đồng chí của ông khép lại bằng những hình ảnh thật đẹp và đầy ấn tượng;

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Cả bài thơ thể hiện tình đồng chí keo sơn gắn bó của những người chiến sĩ trong những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến trường kỳ. Nhạc điệu bài thơ trầm lắng như lời tâm tình của hai người lính trong đêm trăng chờ phục kích công đồn. Tình cảm ấy đã được hình thành từ những thiếu thốn vật chất đến những thử thách ngoài chiến trường. Để rồi từ đó trở thành tình cảm thiêng liêng - tình đồng chí. Hai người lính đến với nhau từ hai phương trời xa lạ nhưng lại có nhiều nét tương đồng, những nét tưởng lạ mà quen. Đó là tình yêu quê hương, xứ sở. Và bây giờ sự gắn bó vẫn đang nảy nở và thắm thiết hơn trong đêm chờ giặc tới.

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Khung cảnh thiên nhiên thật khắc nghiệt: "rừng hoang sương muối". Chỉ có ai đã từng sống trong khói lửa chiến tranh, thiếu thốn như các anh với áo rách vai, chân không giày mới có thể hiểu được cái bất buốt lạnh cắt da thịt của “đêm sương muối" ở rừng. Trong cảnh rừng hoang vắng rậm rạp và lạnh lẽo ấy hiện lên hình tượng một con người kì vĩ đẹp lạ thường.

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Câu thơ xua tan đi màn sương mờ ảo, sưởi ấm cả cánh rừng hoang vu. những ánh trăng, người chiến sĩ thật đẹp, thật trong sáng. Từ "đứng bên cạnh" đã tạo nên bức chân dung hoàn chỉnh về tư thế của các anh. Các anh tuy hai mà một, tuy ít mà nhiều. Các anh đã cùng chia sẻ bao khó khăn, vất vả cùng với những cảm xúc của một người lính trẻ để đi lúc này trong giây phút căng thẳng hồi hộp "chờ giặc tới", các anh vẫn luôn ở bên nhau. Đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, giữa hoà bình độc lập và nô lệ, giữa thiên đường và địa ngục, các anh vẫn nhớ đến đồng đội, trao cho nhau hơi ấm của tình người, tình đồng chí.

Đọc thơ Chính Hữu ta như cảm thấy hơi ấm đang toả ra khắp cơ thể, khắp không gian. Hơi ấm ấy phải chăng được bắt nguồn từ cảm xúc chân thành, mộc mạc, giản dị trong lời thơ Chính Hữu. Câu thơ cuối tuy đã khép lại tác phẩm nhưng với em nó mãi là dư âm không bao giờ cạn:

Đầu súng trăng treo.

Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Chỉ một hình ảnh mà bao nhiêu liên tưởng: súng và trăng - chiến tranh và hòa bình - mặt đất và bầu trời - hiện thực và mơ ước - hiện thực và lãng mạn... Những khoảng cách đối lập đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ "treo". Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần. Hình ảnh cây súng trong bài thơ Đồng chí khiến ta chợt nhớ đến sông Mã, Tây Tiến trong câu thơ của Quang Dũng:

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Đáng trọng và đáng quý làm sao khi trong thời máu lửa oai hùng đó vẫn có những vần thơ thật hay thật đẹp và thú vị đến thế!

Như lời kết nhẹ nhàng của bản nhạc du dương, Đồng chí của Chính Hữu đã cho thế hệ trẻ hôm nay phần nào hiểu được giá trị thiêng liêng, cao cả của tình đồng chí, đồng đội thời chiến. Những lời thơ trong Đồng chí đã gieo vào lòng bạn đọc bao cảm xúc và ấn tượng mới mẻ khép lại trang thơ mà hình ảnh "Đầu súng trăng treo" vẫn hiện ra trong ý nghĩ người đọc như một thứ hào quang soi rọi về một thời quá khứ oai hùng, hướng chúng ta đến những gì tốt đẹp ở tương lai.

Các bài học liên quan
Có ý kiến cho rằng: “Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc”. Dựa vào những tác phẩm văn học cổ mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Văn lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Một trong những đặc điểm nghệ thuật của văn học cổ nước ta là nghiêng về tả theo cách thức có sản gọi là ước lệ hơn là tả thực những chi tiết có thực trong đời sống.
Truyện Lục Vân Tiên phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội phong kiến suy tàn. Có thể nói là Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận “cả một đạo quân bừng bừng khí thế kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng”...
Trong Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu viết: Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. Em hãy bình luận câu thơ trên.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm Đâm mấy thằng gian hút chẳng tà.  Trình bày ý kiến của em về quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Quan điểm này thể hiện trong sáng tác của ông như thế nào?

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật