Trong Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu viết: Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. Em hãy bình luận câu thơ trên
Câu thơ thể hiện một lẽ sống cao thượng. Cao thượng bởi vì nó yêu cầu làm việc nghĩa một cách vô điều kiện: làm việc nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước bất kì khó khăn nào, không sợ thiệt thòi đến bản thân, không sợ nguy hại đến tính mạng, không mong được ca tụng, không đợi được đền bù.
- Bài học cùng chủ đề:
- Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm Đâm mấy thằng gian hút chẳng tà. Trình bày ý kiến của em về quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Quan điểm này thể hiện trong sáng tác của ông như thế nào?
- Phân tích những biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Tiếng chim vách núi nhỏ dần... Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa - Đêm Côn Sơn)
- Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán. Trong lời kể giúp mọi người hình dung được cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp lại Hoạn Thư.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Hơn một trăm năm nay, có biết bao nhiêu người ưa thích tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên, vì trong đó, có những nhân vật đã sống và hành động theo một phương châm cao quý được tác giả bộc lộ qua câu thơ sau đây:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Trước hết, ta thử tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ ấy. Đại ý câu chỉ là: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải anh hùng.
Câu thơ thể hiện một lẽ sống cao thượng. Cao thượng bởi vì nó yêu cầu làm việc nghĩa một cách vô điều kiện: làm việc nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước bất kì khó khăn nào, không sợ thiệt thòi đến bản thân, không sợ nguy hại đến tính mạng, không mong được ca tụng, không đợi được đền bù. Cao thượng bởi vì nó có ích cho đời. Nó cứu giúp người yếu đuối khi bị bức hại, nó giúp người nghèo khổ khi gặp khó khăn, nó dám chống lại quyền uy của kẻ giàu sang, bạo lực của kẻ côn đồ, để bảo vệ công lý và lương tâm. Đó là quan điểm đề cao tinh thần xả thân vì nghĩa lớn.
Rõ ràng, những người sống có lý tưởng trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là cao quý. Lục Vân Tiên chỉ cần nghe tiếng kêu cứu của người bị nạn thì đã xông vào giữa bọn cướp để cứu cho người khỏi nạn. Lục Vân Tiên chỉ kịp bẻ một cành cây bên đường làm vũ khí để “tả đột hữu xông” trước bọn cướp vừa đông đúc, vừa tàn bạo. Hoàn thành nhiệm vụ, chàng không những từ chối hành động trả ơn, còn từ chối cả thái độ biết ơn. Với chàng, sống trên đời, gặp việc như thế, ai cũng phải hành động tùy sức mình. Những bạn chàng, như Hớn Minh, Vương Tử Trực và cả Kiều Nguyệt Nga nữa, trong những hoàn cảnh khác, cũng đều hành động với tinh thần cao cả ấy.
Trong lịch sử nước nhà, đã có không ít những tấm gương thấy việc nghĩa thì làm như thế. Chỉ riêng trong thời đại Nguyễn Đình Chiểu, trước cuộc xâm lăng của bọn thực dân Pháp, có biết bao sĩ phu đã đứng lên, cùng nhân dân đánh giặc theo tinh thần ấy. Nhiều khi họ biết thất bại là điều khó tránh nhưng vẫn làm. Vì sao vậy? Vì cứu cho đất nước khỏi bị xâm lăng, quê hương khỏi bị giày xéo, nhân dân khỏi bị giết hại, đó là việc nghĩa, là bổn phận của mọi công dân. Tinh thần vì nghĩa ấy mạnh mẽ đến nỗi, như người anh hùng Nguyễn Trung Trực đã nói: “Bao giờ Tháp Mười hết cỏ thì nước Nam mới hết người đánh Tây”.
Lối sống “vì việc nghĩa”, “sẵn sàng làm việc nghĩa” ấy vẫn là một lối sống đáng ca ngợi trong thời đại chúng ta. Nếu có điều cần làm rõ và nhấn mạnh trong lối sống ấy thì đó là: cần xác định thế nào là việc nghĩa. Việc nghĩa là phù hợp với chính nghĩa của thời đại, việc có ích cho nước, có lợi cho dân. Bởi thế, Lê Văn Tám tự đốt mình làm ngọn đuốc để đốt cháy kho xăng giặc, Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng để bắn giặc, Phan Đình Giót đem thân mình lấp lỗ châu mai của giặc cho đồng đội tiến lên, Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường vẫn ngợi ca cuộc chiến đấu chính nghĩa của Tổ quốc...
Hôm nay, trong cuộc sống bình thường, có những thanh niên bình thường, một anh xích lô, một anh dân phòng, dám một mình đánh cướp để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Có những người, không sợ thù oán, dám dũng cảm tố cáo tội ác của bọn lưu manh hay những kẻ lộng quyền. Họ chính là những Lục Vân Tiên thời nay...
Sống cao thượng, sống anh hùng bao giờ cũng là lối sống hấp dẫn thế hệ trẻ chúng ta. Nhưng không phải chờ đến việc anh hùng mới có thể sống theo lối sống anh hùng. Không phải đợi đến việc lớn mới làm việc nghĩa. Có những việc nghĩa rất bình thường. Phải biết làm và tập làm việc nghĩa từ những việc nhỏ như thế. Dắt một em bé, một người già, một người tàn tật qua đường, tham gia dạy một lớp học tình thương, chia sẻ với các em bé mồ côi món tiền ăn sáng của mình, tham gia một đợt công tác cứu trợ xã hội... tất cả đều là việc nghĩa.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu nhân nghĩa. Tuy không phải ai cũng trở thành anh hùng, nhưng lối sống anh hùng sẵn sàng làm việc nghĩa là lối sống chung của đại đa số nhân dân ta. Lối sống đẹp đó đã trở thành phẩm chất đạo đức mang tính truyền thống của con người Việt Nam.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9