Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Theo sách giáo khoa, đoạn thơ này của Truyện Kiều có tên là Chị em Thúy Kiều. Gọi thế là đúng, nhưng đúng một cách chung chung, chứ chưa gợi ra cho hết nội dung của đoạn thơ.

BÀI LÀM

Theo sách giáo khoa, đoạn thơ này của Truyện Kiều có tên là Chị em Thúy Kiều. Gọi thế là đúng, nhưng đúng một cách chung chung, chứ chưa gợi ra cho hết nội dung của đoạn thơ. Cách đặt tên này là có lý do nào đấy.

Song bạn đã đọc rồi, giờ hãy đọc lại, đọc lần nữa, chắc chắn bạn sẽ thấy rằng: trong 12 cặp câu 6-8 của đoạn thơ này, cụ Nguyễn Tiên Điền không chỉ giới thiệu chung chung về Chị em Thúy Kiều, mà cụ đã giới thiệu khá rõ về sắc và tài của họ, đã hé mở cho bạn đọc biết được thân thế, duyên phận của họ trong hiện tại và ở cả mai sau... Vì thế, nếu có thể, ngay từ đầu, nên gọi đoạn thơ này là Sắc - tài, thân phận chị em Thúy Kiều chăng? Và chẳng gọi thế, cũng là phần nào đã tiếp cận với dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, rằng: trong Truyện Kiều, không hề có chuyện kể để mà cho lăn li, tả đề mà cho tường tận... cái sự việc, cái cảnh tình..., mà thực ra, kể và tả ở Truyện Kiều là để tô đậm một triết lý nhân sinh: tài mệnh tương đố một kết luận: Tài tình chi lắm cho trời đất ghen!

Vậy ở đoạn này, cụ Nguyễn Tiên Điền đã kể và tả thế nào?

Trước hết, phải nhận rằng ở đây, cụ đã kể và tả rất tình tự, lớp lang: Hai 6-8 đầu là giới thiệu chung, rất chung về chị em Thúy Kiều, tám cặp 6-8 ở giữa là kể và tả về sắc, tài, duyên phận hai chị em Thúy Kiều, hai cặp 6-8 cuối lại từ đó mà đưa ra một nhận xét chung về vị thế, phẩm hạnh và cung cách sống của hai chị em.

Kể như vậy là có kết cấu chặt như một truyện ngắn cổ điển, giúp cho người nghe (người đọc) dễ theo dõi và đủ hiểu.

Từ mấy trăm năm nay, nhắc đến Thúy Kiều, ai cũng bảo là đẹp, là tài, là truân chuyên... Truân chuyên thì đã rõ, tài thì đã hẳn, còn đẹp thế nào, quả thực, rất khó tả lại. Vì sao vậy? Vì từ đầu, trong nguyên bản, cụ Nguyễn đại tài có tả thực, vẽ thực ra đâu.

Cụ “làm” thế này: Để tả và kể về sắc của Thúy Kiều, trước hết, cụ kể và tả cái sắc của cô em, trong một cặp câu 6-8:

Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Chẳng lẽ trong đời Nguyễn Du ít gặp, ít nhớ người đẹp nên lúc này muốn tả Thúy Kiều, thi sĩ không có “nguyên mẫu” ư? Chắc không phải. Hay vì vẻ đẹp Ba thiếu nữ vốn là món quà thiêng liêng của tạo hóa, người ta chỉ có thể im lặng và thành tâm mới chiêm ngưỡng được, chứ cứ đem cái sự thấy, sự biết vốn rất dễ thiếu phần siêu thoát mà bay nghiêng về phần cảm nhận cụ thể), về vẻ đẹp ấy mà kể ra thật rành rẽ (và hơi ồn ào) thì lại hóa thô lậu đi chăng? Ấy là chưa tính tới một một đặc sắc nghệ thuật của thời cụ Nguyễn: khi kể và tả, muốn cho cực hay, được mọi người thán phục, thì hà tất phải kể và tả cho tỉ mỉ, mà chỉ cần dựa vào một số điển tích, điển cố, một số lối nói ước lệ, tượng trưng là được rồi.

Cho nên, nói vẻ đẹp tuyệt vời ư, thì chỉ cần nhắc tới: Một hai nghiêng nước nghiêng thành, chứ còn đẹp nào hơn được nữa! Nước người ta quân tướng hùng mạnh là thế, thành người ta cao lớn uy nghi là thế, mà người con gái kia chỉ quay đi quay lại nhìn có mấy lần, tất cả đều ngả nghiêng theo cả rồi còn gì!

Còn như muốn cụ thể hơn, thì này nhé! Tóc đến mây cũng thua da trắng đến mức tuyết cũng phải nhường, mắt thì như làn thu thủy, lông mày thì như nét núi mùa xuân...

Đến đây, nếu soát lại có 12 cặp 6-8 của đoạn thơ này, ta sẽ thấy hầu như cặp câu nào cũng chứa một điển tích, điển cố, một hình ảnh tượng trưng ước lệ, ta sẽ dễ dàng rút ra một nhận xét: tỉ lệ 12/12 ấy là rất đậm đặc, rất cao. Vậy cho nên, nói về nghệ thuật kể và tả của Nguyễn Du ở đây, ngoài cái ý về lớp lang kết cấu chặt chẽ ở trên, cũng cần ghi nhận thêm một điểm: đây là một đoạn kể và tả khá tiêu biểu cho bút pháp tự sự của thơ cổ.

Nhưng nếu chỉ có vậy thì dấu ấn riêng và cũng là đóng góp của thiên tài Nguyễn Du là ở đâu? Thưa rằng, thứ nhất, nó ở chỗ cụ Nguyễn đã kể và tả Thúy Vân trước Thúy Kiều. Đã có người bảo: Cụ làm như thế là theo lối đòn bẩy, từ việc tả và kể về Thúy Vân mà nâng Thúy Kiều lên. Chúng tôi không nghĩ thế bởi ở đây không có chuyện đòn bẩy, mà là sự chuyển tiếp, Nói đòn bẩy, có gì như là “xúc phạm” Thúy Vân. Thực ra, cả tác giả thiên tài và cả chúng ta đều thấy Thúy Vân “trang trọng khác vời” cơ mà, là được mây chịu thua, tuyết thì nhường Cơ mà! Có thể nói, đức hạnh và vẻ đẹp của Thúy Vân, đã được thừa nhận, không có gì phải bàn cãi nữa.

Sự chuyển tiếp trong việc kể và tả về hai chị em Thúy Kiều ở đoạn này được bộc lộ ở các từ: càng, lại là:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.

Chính sự chuyển tiếp này và việc nhận ra sự chuyển tiếp này mới giúp chúng ta thấu hiểu hơn tấm lòng ưu ái sâu sắc, bao la của nhà thơ nhân đạo Nguyễn Du: ông yêu thương tất cả, ông nâng niu tất cả những tài hoa trác tuyệt ấy.

Có điều, với Thúy Vân, đó là sự yêu thương, nâng niu bình thường, còn với Thúy Kiều, là cả một sự yêu thương, nâng niu mà đầy băn khoăn, lo lắng (cái đẹp thực sự thì vốn mỏng manh như một giấc mơ chống?). Nỗi bâng khuâng lo lắng ấy như không kìm giữ được, nên mấy câu trước vừa khoan thai, hào hứng mà rằng:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn

thì lập tức đã trào ra một câu, một ý thật oan ức:

Hoa ghen thua thắm. liễu hờn kém Xanh.

Việc gì phải ghen, làm sao mà phải hờn? Nào ai tỏ được. Thôi thì, “thói đời” mà!

Cái sâu sắc thế thái nhân tình, cái tài và tình của một nhà thơ nhân dân ở Nguyễn Du là vậy: chi nhân kể và tả vẻ đẹp Thúy Kiều, mà đã gợi ra được có một phần cuộc đời ô trọc, nhỏ nhen.

Dấu ấn riêng của Nguyễn Du ở đoạn Sắc, tài, thân phận chị em Thúy Kiều này còn được biểu hiện ở khía cạnh thứ hai, đổ là: là thơ, nhưng ở đây, cụ dùng với tỷ lệ cao những từ chỉ số lượng, gợi đến sự tính toán, cân nhắc, so sánh (nếu đọc kĩ cả Truyện Kiều và đọc lại có nhiều truyện thơ cổ khác, ta cũng thấy rất ít, rất hiếm có trường hợp như vậy), ở đoạn này, Nguyễn Du viết:

  Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Và trước đó, là:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần...
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
... Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh...

Cách dùng các từ ấy, một mặt, đã tuyệt đối hóa cái đẹp, coi tài của chị em Thúy Kiều, mặt khác, đã ngầm báo với người nghe, người đọc Truyện Kiều rằng: đẹp đến thế, tài đến vậy, thì bất trắc, bất ổn lắm thay! Cái lối viết văn, làm thơ mà “ngầm báo” trước như thế, xưa gọi là nghệ thuật phục bút. Nay đọc Nguyễn Du, thấy cụ phục bút hẳn là kín đáo, đủ suy đoán, và cũng thương cảm, lo âu thay cho bước đường sắp trải của Thúy Kiều và cả Thúy Vân.

LUYỆN TẬP

1. Viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.

2. So sánh tài sắc chị em Thuý Kiều qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).

3. Một bài thơ trong sách Văn học 9 có câu:

"Làn thu thuỳ, nét xuân sơn "

a) Hãy chép 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.

b) Đoạn thơ em vừa chép có trong tóc phẩm nào, do ai sáng tác?

Kể tên nhân vật được nói đến trong đoạn thơ.

c. Từ "Hờn" trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn viết sai thành từ "buồn". Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ.

d. Để phân tích ý nghĩa đoạn thơ đó, một học sinh có câu: "Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" về cả tài lẫn sắc."

- Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn của một đoạn văn tổng phân hợp thì đoạn văn ấy mang đề tài gì?

- Viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng từ tám đến mười câu để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài em vừa xác định. Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập (gạch một gạch dưới câu ghép đẳng lập đó).

Các bài học liên quan
Hãy phân tích đoạn thơ sau:  “Bỗng nhận ra hương ổi... Vắt nửa mình sang thu” (Hữu Thỉnh - Sang thu)
Giới thiệu về một món ăn.
Giới thiệu về một vật dụng
Giới thiệu về một nét văn hóa truyền thống.
Thuyết minh về cây bưởi.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật