Phân tích những biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Tiếng chim vách núi nhỏ dần... Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa - Đêm Côn Sơn)

Trong đoạn thơ trích, Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ. Ở câu đầu: Tiếng chim vách núi nhỏ dần “vách núi” đã được đặt lên trước “nhỏ dần”. Tác giả đặt như thế làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững.

Phân tích những biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
                                           (Trần Đăng Khoa - Đêm Côn Sơn)

BÀI LÀM

Trong đoạn thơ trích, Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ. Ở câu đầu:

Tiếng chim vách núi nhỏ dần

“vách núi” đã được đặt lên trước “nhỏ dần”. Tác giả đặt như thế làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Khi đọc câu thơ, ta cảm nhận được sự bé nhỏ/ vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao. Biện pháp đảo ngữ trong câu này của tác giả không những vẫn giữ nguyên được ý thơ, mà còn nâng cao, nhấn mạnh “tiếng chim trên vách núi” đầy chất thơ.

Đến câu thứ hai:

Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa.

âm thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu một. Tác giả đảo ngữ, đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác thật êm ái, nhẹ nhàng, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của Đêm Côn Sơn. Dù không thấy nhưng được nghe, vẫn cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí đó.

Ngoài thềm rơi cái lá đa.

Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa “rơi” lên trước “cái lá đa” mà vẫn không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động. Động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động, tuy chỉ là của cái lá đa, thật dịu nhẹ. Biện pháp đảo ngữ trong câu này lại tiếp tục nâng cao cảm giác dịu dàng trong lòng người đọc.

Ở câu cuối:

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

Tác giả đã tặng cho sự rơi xuống của chiếc lá đã một sức sống, một tính chất “mỏng”. Chiếc lá đa như có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cảm giác êm dịu ở các câu trên. Tiếng rơi rất mỏng thật gợi cảm, dễ thương mà vô cùng chính xác. “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường, nhưng từ “rơi nghiêng? thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.

Toàn đoạn thơ với những biện pháp tu từ đơn giản được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện. Đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao từ những biện pháp tu từ đó.

Các bài học liên quan
Câu 1. Qua các đoạn trích trong sách Văn học (tập một) và những hiểu biết của em về Truyện Kiều, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng và nêu nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
So sánh hai câu thơ
Em hãy thuật lại (kể lại) chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 tết đến ngày mùng năm tháng giêng.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật