So sánh hai câu thơ "Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa"

Có thể thấy, hai câu thơ cổ Trung Quốc vẽ lên được vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hương thơm của cỏ non, là màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, là đường nét của cành lê cổ điểm một vài bông hoa. Ở đây, thơ sử dụng bút pháp chấm phá; cảnh đẹp mà tĩnh tại.

BÀI LÀM

"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Hai câu thơ trác tuyệt trong Truyện Kiều được mượn từ ý hai câu thơ cổ của Trung Quốc:

"Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa"
(Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê điểm một vài bông hoa).

Có thể thấy, hai câu thơ cổ Trung Quốc vẽ lên được vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hương thơm của cỏ non, là màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, là đường nét của cành lê cổ điểm một vài bông hoa. Ở đây, thơ sử dụng bút pháp chấm phá; cảnh đẹp mà tĩnh tại.

Trong khi đó, chỉ thêm một chữ "trắng" - "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa", Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh sống động, có thần thái hơn. Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời trở thành gam màu nền cho bức tranh mùa xuân. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng. Câu thơ sử dụng phép đảo ngữ "trắng điểm một vài bông hoa" - đúng trật tự là một vài bông hoa điểm trắng - để nhấn mạnh sắc trắng của hoa lê, sắc trắng ấy vừa nổi bật vừa hòa hợp cùng màu xanh non mỡ màng của "cỏ non xanh tận chân trời". Nhờ đó, nó gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết. Nó cũng gợi nhiều hơn về thần thái: mới là "trắng điểm" thôi, chưa phải nở rộ tức là thiên nhiên vẫn đang căng tràn sự sống, hứa hẹn một buổi mai bất chợt bừng lên vẻ diễm lệ tràn đầy. Sức sống ấy, nét tinh khôi ấy chỉ có thể được nhìn qua đôi mắt "xanh non biếc rờn" đầy háo hức của những chàng trai cô gái đang tuổi yến anh nô nức.

Chính sắc trắng của hoa lê trở thành điểm nhấn trong bức tranh xuân và chữ "trắng" trở thành "nhân tự" trong câu thơ khẳng định thiên tài sáng tạo của Nguyễn Du.

 

LUYỆN TẬP

1. Phân tích bức tranh phong cảnh trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

2. Chép lại chính xác bốn câu thơ đầu của đoạn thơ "Cảnh ngày xuân" (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) và nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ đã chép.

3. Cảm nhận của em về đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều), sách Ngữ văn 9 - tập một - NXB Giáo dục 2008.

4. Nêu tác đụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:

“Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sà sà nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh."
                                                        (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Các bài học liên quan
Em hãy thuật lại (kể lại) chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 tết đến ngày mùng năm tháng giêng.
Hãy phân tích đoạn thơ sau:  “Bỗng nhận ra hương ổi... Vắt nửa mình sang thu” (Hữu Thỉnh - Sang thu)
Giới thiệu về một món ăn.
Giới thiệu về một vật dụng

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật