Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn) của Ngô gia văn phái

Chuyện vua Quang Trung đại phá quân Thanh, ngày nay, hẳn chẳng mấy ai còn không biết. Người dân Việt từ lâu đã từng thân thiết và tự hào với những cái tên Hà Nội, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa...

BÀI LÀM

Chuyện vua Quang Trung đại phá quân Thanh, ngày nay, hẳn chẳng mấy ai còn không biết. Người dân Việt từ lâu đã từng thân thiết và tự hào với những cái tên Hà Nội, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa...

Nhưng hình như không phải ai cũng biết rằng, phần lớn những gì vẫn được truyền tụng về chiến công oai hùng đó lại không được lấy trực tiếp từ chính sử. Phải đâu ai cũng tỏ tường rằng những hiểu biết lâu nay về sự kiện đại phá quân Thanh chính ra lại chứa đựng nhiều nhất trong một tác phẩm vẫn được coi là tiểu thuyết, cuốn sách mang tên Hoàng Lê nhất thống chí của dòng họ Ngô Thì ở làng Ta Thanh Oai (nay thuộc về Hà Nội, chứ không phải Hà Tây - như nhiều sách đã ghi lầm). Quả thế, nếu muốn được hít thở lại bầu không khí của những tháng ngày có chiến thắng tưng bừng đó thì không gì hơn là cùng đọc lại Hồi thứ mười bốn trong thiên tiểu thuyết lịch sử của văn phái họ Ngô.

Thế nhưng trong chủ đích của người viết Hoàng Lê nhất thống chí thì Hồi thứ mười bốn này được soạn ra không cốt để ngợi ca chiến thắng của Quang Trung. Ai còn hồ nghi xin hãy đọc lại hai vế đối mở đầu, người làm sách, theo lệ thường của tiểu thuyết chương hồi, vẫn muốn qua đó để tự tóm tắt nội dung chính của toàn hồi truyện:

Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài

Rõ ràng, theo tác giả, đây là một đoạn truyện kể về vua Lê, được nhờ phía vua Lê, theo đúng tinh thần “Hoàng Lê thống nhất”. Nên trong trích đoạn này của thiên tiểu thuyết, nếu có ai được gọi chỉ bằng một chữ "vua thì kẻ đó nhất định phải là Lê Chiêu Thông, nếu có quân đội nào được gọi là “nghĩa binh” (quan chính nghĩa) thì đó cũng chỉ có thể là “quân đội” của nhà Lê (trong khi lực lượng thực đáng gọi là nghĩa quân, nghĩa binh, quân đội Tây Sơn lại chỉ được gọi chung chung là “quân lính”, “quân sĩ”, không hề có chữ “nghĩa” nào bên cạnh). Vào khoảng cuối đoạn trích, người viết còn ghi lại chi tiết kể về cuộc gặp gỡ giữa mẹ con vua Lê với người thổ hào tại một sơn trại thuộc vùng Hòa Lạc. Đây không phải một sự cố ý tạo ra tình huống hài hước, để người đọc có dịp nhạo cười một kẻ ngu trung. Trái lại, tác giả dường như đã gắng công để cuộc gặp gỡ có ánh lên vẻ cao đẹp của một tấm lòng thần tử tận tụy, trung trinh, ngay cả khi đấng quân vương của mình đang còn khốn khó. Trong chi tiết này, thấy có cả mừng tủi lệ rơi, cả cơm gà vội vàng thiết đãi, cả lối tắt đưa vua chạy loạn... tác giả như cố nhắn rằng: đối với cái triều đại đã tàn kia, lòng người còn chưa nỡ bỏ, và dẫu vua Lê có lâm vào hoạn nạn thì trong đời vẫn chưa hết môi cô trung...

Có nghĩa là, xét về mặt lập trường chính trị, tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đứng về phía đối địch với phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Song may mắn làm sao họ Ngô đã không thể thắng chính mình. Mối tình cảm chính trị ấy đã
không thắng nổi tình yêu sự thật, không thắng nổi lương tri, lương tâm của ngươi biết nhận ra sự thật và tha thiết muốn nói lên sự thật. Tình cảm chính trị ấy đã không thể chuyển hóa thành sức mạnh văn chương, không đủ sức chi phối nội dung của văn chương. Không biết người viết Hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí có ngờ rằng, với công trình nghệ thuật này, mình đang viết bản án dành cho chính cái chế độ mình vẫn hằng tôn kính? Và con người phù Lê ấy liệu có tự giác nhận ra rằng mình đang tấu lên khúc hùng ca dành cho những người đang kết thúc số mệnh lịch sử của chính nhà Lê?

Nhưng đấy chính là sự thật. Một sự thật vô cùng thú vị khi ta tiếp nhận, thưởng thức và suy ngẫm về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

Tuy nhiên, tác giả của những trang viết ta đang nói tới là một nhà văn, một người làm nghệ thuật. Tư cách nghệ sĩ không cho phép ông kể sự thật một cách phiến diện, giản đơn. Hồi chuyện được bắt đầu từ phía có vẻ như ngược lại. Đội quân xâm lược nhà Thanh thoạt nhiên được nói tới cứ y như một đạo hùng binh, với sức mạnh lay thành phá ải, không gì có thể đương đầu: “Lại nói, Tôn Sĩ Nghị sau khi đem quân ra cửa ải, xuyên rừng vượt núi như giẫm đất bằng, ngày đi đêm nghỉ, không phải lo lắng gì, kéo thẳng một mạch đến thành Thăng Long, không mất một mũi tên, như vào chỗ không người. Cứ xem đây thì chống chọi lại một đạo binh thế này khác nào đem trứng chọi cùng với đá? Chưa hết, ngay liền sau đó, tác giả lại bồi thêm: “Từ xưa, các nhà cầm quân chưa có khi nào được dễ dàng như thế.

Nhưng sự dễ dàng chưa từng có đó, chính nó lại khiến cho những người từng trải, biết suy xét có lý để mà ngờ vực. Từ rất lâu trước đây, người xưa đã hiểu rằng cái gì đến độ thái quá, đến tột cùng thì thế nào cũng gặp sự biến. “Cùng tắc biến” (đến tận cùng thì phải thay đổi). Nhưng mà biến theo chiều trái lại. Và cái mầm mống của sự việc ấy, tác giả đã không để cho người đọc phải đợi chờ lâu. Cố nhân từ xưa đã dạy: “thắng không kiêu”, Nhưng đạo quân của Tôn Sĩ Nghị chưa kịp thắng trận nào cho ra thắng mà đã quá vội kiêu: mới tân lính các đồn tự tiện bỏ cả đội ngũ, đi lại lang thang, không có kỷ luật gì cả... Bọn tướng tá cùng ngày chơi bời tiệc tùng, không hề để ý đến việc quân”. Mầm mống của bại vong đã được nứt nanh từ đây.

Chuyện trở nên rõ ràng hơn qua lời của người cung nhân cũ đến từ phủ Trường Yên. Không rõ những lời nói ấy về mặt sử học thì chính xác và sâu xa tới mức nào, chứ về mặt văn chương thì chi tiết này cực thú. Không hẳn chỉ vì những lời nói của người từng là cung nữ ấy đã phác họa ra đại cực, thắng lợi của vua Lê, nếu có, cũng chưa mang ý nghĩa gì lớn, mà mối nguy cho triều Lê thì quả đã như mồi lửa âm ỉ bên trong tường vách. Cũng không hẳn chỉ vì những câu nói ấy đã sớm đem lại ấn tượng về một Nguyễn Huệ bách thắng, một Nguyễn Huệ kiêu hùng, từ trước khi Nguyễn Huệ bằng thịt bằng xương xuất hiện trên chương truyện: "Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hán bát Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn... Thấy hắn trở tay, đưa mắt là ai nấy đều phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét. E rằng chẳng mấy lâu nữa hắn lại trở ra, tổng đốc họ Tôn đem thứ quán nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi”?. m vang của một chiến thắng hào hùng nghe như đã văng vẳng dần lên từ lời cảnh báo của cung nhân.

Cái thú văn chương trong chi tiết về người cung nhân còn có thể nhìn ra từ chỗ: nó cho thấy, hóa ra, một phụ nữ tầm thường, hèn mọn, bị vua ruồng bỏ, xa cung cấm đã lâu, thế mà còn thông hiểu binh tình gấp bội phần so với một Thái hậu “mẫu nghi thiên hạ” cao sang, quyền quý. Rồi đến khi bà Thái hậu đem chuyện ấy nói với vua, vua nói lại với Tôn Sĩ Nghị thì ta còn vỡ lẽ: những kẻ nắm binh quyền dương dương tự đắc kia, còn không có nổi một kiến thức đàn bà!

Vậy là một người phụ nữ vô danh cũng đã thừa khả năng mở mắt cho cả một bộ sâu triều đình, vua quan, tướng tá về cách đánh giá tình thế, cách cầm quân. Lời nói của cung nữ xưa quả đã khiến Thái hậu phải “giật mình” và vua Lê “hoảng sợ”. Nhưng cũng chỉ đến thế thôi. Tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã nhận ra và đã muốn chúng ta cùng thấu hiểu: Không gì có thể đem lại cho bạn lũ bạc nhược kia sức mạnh trong ý chí và hành động. Bọn chúng đã không hành động, cho dù có lo lắng, có giận dữ trách mắng nhau. Bởi vì nỗi lo âu, lời quát nạt rồi cũng chóng qua đi. Và bọn người đổ lại tiếp tục nằm ườn ra trên lạc thú, lười nhác tự dối lừa mình trong ý nghĩ: “cần phải tính toán cho chu đáo không thể hấp tấp và uể oải đợi chờ” "đến sang xuân, vào ngày mùng sáu thì sẽ xuất quân, như vậy cũng không còn xa gì nữa”.

Nhà văn đã cho ta thấy một mầm mống bại vong nữa của bè lũ Lê Chiêu Thống. Nó nằm trong bản chất của một chế độ đã không còn khả năng hành động, không còn đủ sức mạnh, ý chí, quyết tâm để mà hành động.

Và trong khi bọn cướp nước và bán nước cứ đờ đẫn đi, rã rời ra trong kiêu căng và trễ nải thì người anh hùng áo vải Tây Sơn lại kịp khẩn trương làm được một núi việc khổng lồ.

Quả thế, nếu quân Thanh không làm gì khác ngoài việc ăn chơi thì quân Tây Sơn lúc nào cũng ráo riết trong chuẩn bị. Phía quân Thanh im lìm, bất động: Ngược lại, phía bên Tây Sơn, tình hình biến chuyển từng ngày. Hẳn
chẳng phải là sự tình cờ, khi chuyển mạch truyện sang phía Tây Sơn, người viết Hoàng Lê nhất thống chí đã đưa ra hàng loạt mốc thời gian nối tiếp nhau, dồn dập: "ngày 20 tháng ấy (tháng 11 âm lịch, năm Mậu Thân 1788). Sở lui về Tam Điệp thì ngày 24 Tuyết đã vào đến Phú Xuân”. Chỉ một tháng sau, Nguyễn Huệ đã làm xong mọi việc đắp đàn tố cáo trời đất, lên ngôi vua, chính vì hiệu, định đô, ban lệnh ân xá khắp trong ngoài và “hạ lệnh xuất quân, hôm ấy nhằm ngày 25 tháng chạp. Bốn ngày sau "ngày 29 đến Nghệ An”. Hơn một vạn quân được kén ngay sau đó và lập tức được đưa vào có ngũ chỉnh tề. Để rồi ngày 30, quân đến Tam Điệp và ngay tối hôm ấy, năm cánh hùng binh tràn ngập Bắc Hà, sau khi đã kịp mở tiệc khao quân, ăn Tết trước.

Ta đang được chứng kiến từ văn chương của Hoàng Lê nhất thống chí một cỗ máy vận hành hết công suất, một hơi thở mạnh mẽ, gấp gáp, một dòng máu chảy sục sôi trong huyết quản, một sức sống rạo rực, bừng bừng, đầy phấn chấn.

Tác giả Hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí thuộc về một dòng họ danh vọng bậc nhất trên đất Bắc. Còn Nguyễn Huệ xuất thân từ một người áo vải miền Trung. Song không vì thế mà văn phái Ngô gia đã vội nhìn lãnh tụ
Tây Sơn chỉ như một kẻ võ biển, một kẻ nông phu ít học. Ngược lại, người con của dòng họ Ngô thì đã vượt qua rất nhiều thành kiến để đem lại cho người đọc sự thật về một Quang Trung giàu tri thức và am hiểu lòng người. Hãy lắng nghe lại một lời hiểu dụ của Hoàng đế Quang Trung trong cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn tại Nghệ An. Có phải là ta đã nhận ra, từ bên dưới lời văn, cái hồn phách thiêng liêng của một Nam quốc sơn hà, cái giọng khích lệ nghiêm nghị của một Hịch tướng sĩ, và nhất là cái âm hưởng dõng dạc, chứa đầy căng một niềm bất khuất, tự hào ở những dòng đầu tiên của áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo?. Chắc chắn phải là một trí tuệ, một tâm hồn cao rộng lắm mới có thể bao gồm và chung đúc được chừng ấy tinh hoa trong một bài nói làm lay động lòng người.

Người đọc Hồi thứ mười bốn này cũng không thể quên những lời Quang Trung nói trong dịp hội quân bên đèo Tam Điệp. Những lời nói cứng cỏi mà mềm dẻo, đầy uy vũ mà cũng không thiếu sự sáng suốt, khôn ngoan. Không chấp nhận việc "giặc đến không đánh”, mới nghe tiếng đã chạy trước, đó là sự đề cao dùng lược. Nhưng khen ngợi sự biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia quân ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng
quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, đó là sự đề cao mưu lược. Chưa thực sự ra quân mà đã sắp sẵn phương lược để chiến thắng gọn gàng, nhanh chóng, con người ấy đã tính sớm nước cờ của cả mười ngày. Nhưng lo liệu đến cả chuyện sau khi giặc đã thua rồi thì cử người “khéo lời lẽ... dẹp việc binh đao” để chờ cho tới khi nước giàu dân mạnh, con người ấy còn tính xong xuôi nước cờ của cả mười năm. Với những tướng lĩnh vùng quê và thân cận đã lâu năm như Ngô Văn Sở, Quang Trung quở trách nghiêm khắc, quyết không để cho quân pháp bị lơi lỏng, bị khinh nhờn. Nhưng với danh sĩ Bắc Hà mới đi theo cờ nghĩa như Ngô Thì Nhậm, Quang Trung lại yên ủy, vỗ về, không tiếc lời đánh giá cao, không để lỡ dịp bày tỏ niềm tin cậy.

Vì thế, từ trước khi thu phục hoàn toàn đất nước, Quang Trung đã thu phục hoàn toàn được lòng người. Quân lính dạ ran: “Xin vâng lệnh, không dám hai lòng", bầy tôi văn vũ (Ngô Thì Nhậm, Sở, Lân...) đều cảm kích. Con người như thế quá là trí dũng vẹn toàn, xứng đáng là hiện thân cho chiến thắng.

Và đó là điều đến cả người mà thiện cảm chính trị hướng hẳn về bên đối địch với Quang Trung cũng không thể nào không thừa nhận.

Có cảm giác rằng người viết Hoàng Lê nhất thống chí muốn người đọc phải dự kiến, phải hình dung cuộc đối đầu giữa quân Tây Sơn với quân Thanh như một sự va đập quyết liệt giữa hai khối tự tin. Bên này quả quyết rằng “bọn giặc ấy sẽ lần lượt bị bắt sống, không một bên nào lọt lưới”, thậm chí còn thách thức: “Người Nam Hà sẽ đến mà xem!”. Còn bên kia cũng nói chắc chắn như dao chém đá rằng chuyến này mình sẽ đại phá quân Thanh trong vòng không quá mười ngày, sau đó còn đề ra một hạn định cụ thể hơn: “Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác.

Nhưng tác giả sẽ dần dần cho ta hiểu hai khối tự tin kia nặng nhẹ rất khác nhau. Sự tự tin của quân Thanh là sự tự tin kiêu ngạo và mù quáng, tự tin trong ảo tưởng, không biết gì về đối phương, không biết gì về tình thế. Trong khi niềm tự tin bên phía Tây Sơn được bảo đảm chắc nịch rằng bằng cả một công phu chuẩn bị, từ lực lượng, phương tiện chiến đấu đến việc nuôi dưỡng hun đúc chí quyết tâm.

Vì thế, khi chiến dịch thực sự diễn ra thì đó là trận đánh giữa một bên là anh dũng, là hào khí ngất trời với bên kia, chỉ thấy phản loạn, đớn hèn, khiếp nhược.

Cái chiến dịch phi thường ấy, trong Hoàng Lê nhất thống chí, chỉ được kể lại bằng thứ ngôn ngữ rất bình thường của truyện, của vốn xuôi. Và kể không dài, khi in vào sách giáo khoa thì cũng còn chưa đầy nổi hai trang giấy. Nhưng đó là hai trang giấy vô cùng quý giá, vì nó đã ghi lại không chỉ thật chân thực mà còn thật sống động, thật có không khí, một chiến thắng cho đến hôm nay vẫn là thần tốc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Người đọc truyện có thể qua đây mà hình dung ra một chuỗi trận đánh nối tiếp nhau, trận nào cũng hùng tráng, trận nào cũng như chớp nhoáng, mà không trận nào giống trận nào. Có trận đánh ở hai sông, sông Gián và sông Thanh Quyết, hết cái gọi là "Nghĩa binh” của Lê Chiêu Thống, lại đến quân Thanh mới trông thấy bóng quân Tây Sơn từ xa đã sợ mất mật mà tự tan, mà tháo chạy, để rồi bị bắt sống không thoát một tên. Rồi tới trận Hà Hồi, binh úy của vua Quang Trung đúng là như sấm động, chỉ cần dạ rạn lên cũng lấy được đồn. Chỉ thấy quân Thanh chống cự một lần duy nhất ở Ngọc Hồi, nhưng sự chống cự mới yếu ớt và ngắn ngủi làm sao! Chúng bắn ra để chẳng trúng người nào. Chúng dùng ống phun khói lửa ra, để tự chịu một trận hỏa công khi trời trở gió.

Tác giả Hoàng Lê nhất thống chí càng viết lại càng cho ta thấy rõ sự khác nhau một vực một trời giữa bè lũ Tôn Sĩ Nghị - Lê Chiêu Thống với quân tướng của Quang Trung. Với quân Thanh, súng đạn và ống phun lửa cũng chẳng có nghĩa gì, chẳng làm được việc gì ngoại trừ việc tự đốt mình. Còn với quân Tây Sơn, những vật dụng sinh hoạt thường ngày như ván, như rơm cũng đã đủ khiến họ trở nên vô địch. Quân Thanh chỉ chạy thôi cũng đã chết hàng vạn đứa, như ở đầm Mực, Quỳnh Đô. Còn đội quân xung kích của Quang Trung trong trận Ngọc Hồi tính ra chỉ khoảng sáu trăm, vậy mà vẫn phá xong một tuyến phòng thủ kiên cố nhất.

Cái có của lũ cướp nước và bán nước, như người viết tác phẩm này cho thấy, là quân đông, vũ khí nhiều. Nhưng ý chí chiến đấu tinh thần chiến đấu, sự sẵn sàng cho chiến đấu lại là cái chúng không hề có. Tuyệt nhiên không thấy ở bọn này, dù chỉ một chút cái ý thức mà Trần Quốc Tuấn trước đây đã ghi tạc vào lòng dạ của các tướng dưới quyền mình: “nên nhớ câu “đặt mồi lửa vào dưới đông củi” làm nguy cơ, nên lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ”. Tác giả hồi truyện này cho thấy rõ: bọn chúng cứ yên tâm kể cả, dềnh dàng yến ẩm trên đống lửa, “không hề lo chi đến việc bất trắc”. Để rồi khi lửa cháy lên thì việc độc nhất chúng thật khẩn trương làm không phải là cứu hỏa, mà là bỏ chạy cho nhanh. Hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê nhất thống chí thực tế đã thành tấm bia miệng còn vững bền gấp hàng chục, hàng trăm lần bia đá, để ghi lại cho muôn đời sau chê cười sự hèn nhát của một lũ vua quan tướng tá. Những chi tiết cụ thể, sinh động được nêu ra ở đây, quả thật hùng hồn hơn mọi lời nghị luận. Quang Trung là vua, nhưng vẫn tự mình cưỡi voi đốc chiến. Còn Tôn Sĩ Nghị, thân làm tổng chỉ huy, nhưng chưa xung trận mà đã sợ hãi tháo chạy, vội vã tới mức “Ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp”.
Quân lính dưới quyền cũng không hề chiến đấu mà chỉ biết chạy theo, để rồi sự hèn nhát chịu đòn trừng phạt cuối cùng: không ai đánh mà quân chết đuối nhiều tới mức một dòng sông lớn như Nhị hà mà nước cũng phải tắc nghẽn, không chạy nổi. Mẹ con vua Lệ thì bị bỏ rơi, phải qua sông bằng thuyền đánh cá, lẽo đèo mãi mới gặp được Tôn Sĩ Nghị, thế mà vẫn phải chịu nhục nhã tỏ ra sư tri ân: “Đội ơn tướng quân... Đều là ơn của tướng quân ban cho!”.

Người viết Hoàng Lê nhất thống chí, dù muốn dù không, thì vẫn phải nhận rằng: sức mạnh duy nhất trong trận chiến chỉ có thể tìm thấy từ phía của quân đội Tây Sơn. Sức mạnh ấy có nguồn gốc ở nhân dân. Dùng ván phủ rơm dấp nước kết lại thành lá chắn, thành tường chống đạn để xung phong, một sự khôn ngoan kỳ lạ thế không thể được sinh ra từ bọn người xa hoa, quyền quý và sự phấn khích, đồng lòng muốn người như một, không ngại khó nhọc, không những hy sinh, tình cảm ấy chính là ánh lửa rực rỡ cháy lên từ tinh thần yêu nước của khối quần chúng nhân dân vĩ đại. Sức mạnh vô địch của nhân dân cộng với tài trí vô song của người lãnh đạo đã làm cho đội quân của những người áo vải bình thường phút chốc lớn vụt lên sánh ngang thần thánh, uy thế chấn động trời đất, ẩn hiện, biến hóa xuất quỷ nhập thần, “tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”. Và Hồi thứ mười bốn này của Hoàng Lê nhất thống chí sẽ được thực sự trở thành một khúc hùng ca, với những câu văn cứ làm như ta phải nhớ không nguôi tới Bình Ngô đại cáo.

Rồi trong hồi truyện ấy, tác giả sẽ còn cảm cảnh cho Lê Chiêu Thông khi phải chạy khỏi Thăng Long. Rồi tác giả sẽ còn khép hồi truyện này bằng hai dòng thơ, như muốn gợi rất nhiều lâm li, ai oán:

Bờ cõi chưa xong bề tính liệu
Nước non buồn nỗi lúc chia ly

Nhưng có lẽ họ Ngô đã hoài công. Tình cảm xót xa có lẽ đã không thể truyền vào lòng của số đông người đọc truyện. Bởi trước đó, người viết đã quá thành; công trong việc dựng lên chân dung của một triều đại không còn sức sống: một triều đại cần phải chia tay, phải đưa tiễn xuống mồ một cách vui vẻ chứ không phải một cách buồn đau. Người viết cũng đã quá thành công trong việc tạo ra cảm giác: chiến thắng oai hùng này quả thật là thuộc về người xứng đóng quân khởi nghĩa Tây Sơn dưới sự dẫn dắt của vị anh hùng dân tộc Quang Trung.

Các bài học liên quan
Giới thiệu về một món ăn.
Giới thiệu về một vật dụng
Giới thiệu về một nét văn hóa truyền thống.
Thuyết minh về cây bưởi.
Con trâu ở làng quê Việt Nam.
Thuyết minh về cây lúa.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật