Phân tích đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Lâu nay ngẫm ngợi Truyện Kiều, các cụ ta thường chưa chú ý đến đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều bằng các đoạn khác, có phải thế không? Có lần, tôi đem cảm nhận này nói với một cụ giáo, và hỏi thêm: “Thưa cụ, vì sao vậy?”. Cụ giáo không trả lời ngay mà đứng lên, nhẹ bước ra vườn. Tôi đi theo mà lòng băn khoăn: “Chẳng nhẽ mình vừa nêu, vừa hỏi một chuyện mà cụ không vừa ý?”.

BÀI LÀM

Lâu nay ngẫm ngợi Truyện Kiều, các cụ ta thường chưa chú ý đến đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều bằng các đoạn khác, có phải thế không? Có lần, tôi đem cảm nhận này nói với một cụ giáo, và hỏi thêm: “Thưa cụ, vì sao vậy?”. Cụ giáo không trả lời ngay mà đứng lên, nhẹ bước ra vườn. Tôi đi theo mà lòng băn khoăn: “Chẳng nhẽ mình vừa nêu, vừa hỏi một chuyện mà cụ không vừa ý?”.

Dừng lại với khóm hoa ngâu, tay lựa và gỡ nhẹ từng chùm hoa, chiếc lá, cụ hỏi: “Văn thơ hay là văn thơ thế nào?”. Tôi lúng túng giây lát. Cụ bảo: “Đừng vội trả lời. Vài mươi năm nữa, ba bốn mươi năm nữa trả lời cũng được, tôi chết rồi thì anh cứ viết ra, lúc nào tiện thắp cho tôi một nén hương rồi đọc câu trả lời cũng được”. Đoạn, cụ nói: “Văn thơ hay là phải làm cho con người thoát tục đi một ít, thanh sạch hơn lên một chút... phải không?”. Chừng như để cho tôi lờ mờ vỡ vạc ra, cụ nói tiếp: “Cái đoạn thằng Mã Giám Sinh mà anh vừa nhắc tới đọc ghê ghê là, nó gớm và tức lắm. Tôi thường lướt qua thôi”. Rồi cụ cười nhẹ không thành tiếng.

Vậy là, không phải các cụ ta xưa chưa chú ý đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều, mà thực ra, là đã có chủ kiến về nó. Đọc lên, nhớ lại, thấy “ghê ghê” và “tức”, thì không bàn tới nữa. Thẩm thơ bình văn là khoa học, và cũng là do cái tạng người, biết làm sao khác được?

Cái cảm giác ghê ghê khi đọc đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều, phải chăng bắt nguồn từ ý nghĩ này: Thì ra, từ dăm ba trăm năm trước, cái chuyện bán người, mua người đã thành một nghề hẳn hoi. Nghề đó được thể hiện qua ngòi bút của Nguyễn Du:

- Mới đem “sự lòng” — một chuyện nhà éo le “ngỏ với băng nhân” (Tại sao không “ngỡ” với bà con, hàng xóm, mà “ngỏ” với “băng nhân”? Chắc là vì gia đình Kiều đã biết là trong xã hội bấy giờ, đã có hẳn một loại người này, phải nhờ họ mới giải quyết được), mới thế thôi, mà đã “đồn đại, xa gần xôn xao”.

- Vì đã “xôn xao” nên mụ mối mới có cơ hội làm ăn, mới đưa được người từ nơi xa (viễn khách) đến.

- Là nghề bán mua người, nên giá trị của người, sắc đẹp và tài năng của người từng được coi là Nghiêng nước nghiêng thành, may ra chỉ có một hai người như thế trong thiên hạ, đã bị đem ra cân nhắc, ép buộc, thử thách... thật lạnh lùng.

Trong cuộc mua bán này không hề có sự cảm thông, nhân nhượng, mà chỉ là một sự “Cò kè bớt một thêm hai” suốt buổi, để rồi “Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”. Trong cuộc mua bán đó, là hàng hóa, nên Thúy Kiều đâu có được nói năng chi! Người nói (cười) lúc này chỉ là mụ mối và gã Giám Sinh họ Mã - họ là người hành nghề thực thụ mà!

Thế nhưng cuộc mua bán ấy lại được ngụy trang bằng một cuộc “tìm hiểu” để cưới người ta về làm vợ, nên mới kết thúc bằng việc: Hãy đi canh thiếp trước cầm làm ghi, rồi hẹn ngày nạp thái vu quy.

Xã hội văn minh là xã hội có nhiều ngành nghề với hàng loạt người có chuyên môn ở từng lĩnh vực, từng công đoạn nghề nghiệp rõ ràng. Nhưng ở một xã hội tài năng và sắc đẹp, đức hạnh và phẩm giá của con người, con người như Thúy Kiều mà rơi vào tay bọn hành nghề buôn người kia, thì thật là ghê tởm! Xã hội đó đâu phải là xã hội văn minh.

Nhiều người đọc đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều cũng có cảm giác tức. Tức vì thấy dung mạo ra vẻ chải chuốt, nhẵn nhụi, bảnh bao rất khả nghi của Mã, sự đi lại ồn ào, xôn xao của mấy thầy tớ nhà Mã, và nhất là cái kiểu “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng" của hắn. Ai cho phép hắn ngang nhiên như vậy? Tiền đấy. Hắn cậy có tiền. Còn dân chúng đôi khi cũng đã thấy kẻ có tiền “nói quấy, nói quá” thì “người nghe ầm ầm rồi. Ở đây, cách xử thế của Mã, không chỉ bộc lộ cái tư cách kém cỏi, hợm hĩnh của hắn, mà còn bộc lộ cả cái tình thế oái oăm đau đớn của gia đình Thúy Kiều, cả cái tâm thế để cho đồng tiền trong tay bọn bất lương được hoành hành của xã hội đang trên đà phát triển.

Có người đã trách Nguyễn Du sao lợi dụng đoạn này tỉ mỉ đến thế. Cũng tỉ mỉ càng đau tức thôi. Đã tỉ mỉ thế, sao không cho ai nói vài câu, không cho ai làm vài cử chỉ an ủi động viên Thúy Kiều?... Tôi nghĩ: ấy là vì chúng ta tức và ghét Mà Giám Sinh, thương xót Thúy Kiều mà nghĩ ra thế thôi. Đây là luật bán mua, lại bán mua ở trong nhà lầu có 16 cũng kín đáo, nghiêm cấm (như đi đám vợ cơ mà!), thì cụ Nguyễn viết thế, dựng thế cũng đã là hết nhờ.

Mặt khác, cũng cảm thấy rằng: Đằng sau cái vẻ to rộng, tưởng như lạnh lùng, dửng dưng của cụ Nguyễn khi kể và dựng lại đoạn này như thế, là cả một tấm lòng dạt dào thương cảm cho thân phận Thúy Kiểu. Khi Nguyễn Du viết;

Hạt mưa sa nghĩ phận hèn,
Liều đem tấc cỏ, quyết đền ba xuân.

là cụ đã không chỉ thương, mà còn hiểu cho tình trạng của Thúy Kiều (Thương đã là quý, trong thương có hiểu, vậy mới là tri âm, mới là thấu đạt, người ta nói Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa hẳn là vì thế).

Chưa hết, đấy là đối với Thúy Kiều. Còn đối với cái sự mua bán kia, với cái gã hợm tiền kia, cụ đánh cho một câu:

Tiền lưng đã sẵn, việc gì chẳng xong!

Đó là kết lại đoạn đau đới tức tưởi này, đó cũng là lời cảnh báo trước cho những người như Mã và cho cả những xum xoe khiếp nhược tống tiền. Ta như thấy hiện lên ở đây cái nhếch mép và cả tiếng cười hẳn hiếm hoi của nhà thơ nhân đạo: Xin các người cứ tưởng thế đi, tiền lưng đã sẵn rồi mà...

 

LUYỆN TẬP

1. Hãy kể những sự kiện trước và sau đoạn trích này.

2. Phân tích hình tượng Mã Giám Sinh về diện mạo, áo quần, chỉ khi mới xuất hiện.

3. Phân tích việc “mua bán” của Mã Giám Sinh để thấy bản chất tên buôn thịt, bán người của Mã.

4. Nghệ thuật đối lập đã được sử dụng ở đây như thế nào? Có tác dụng gì?

5. Thông thường thơ lục bát lấy nhịp chẵn, nhịp đối làm cơ sở. Ở đây, có những câu thơ ngắt nhịp rất lạ:

Hỏi tên / răng / “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê / rằng / “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

Em hãy cho biết tác dụng của nó trong trần thuật sự việc.

6. “Đầu tiên là ấn tượng làm ta nể trọng, sau đó làm ta nghi ngờ, làm ta hoang mang. Và bất ngờ Mã Giám Sinh bộc lộ cái bản chất lưu manh, vô học của kẻ tự xưng mình là kẻ có học”.

Hãy phân tích cụ thể những chi tiết này qua việc xuất hiện của nhân vật họ Mã.

7. Phân tích sự đối lập giữa hành động.

Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm

Và lời nói “dặt dìu” của Mã Giám Sinh khi mua bán:

Rằng: "Mua ngọc đến Lam Kiều.
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường.”

để thấy cái bản chất lạnh lùng, tính toán và hào hoa đóng kịch đáng tởm lợm của Mã.

8. Tại sao Mã Giám Sinh đã hiện nguyên hình trước mắt ta là kẻ “buôn thịt, bán người” thế mà với nàng Kiều “thông minh vốn sẵn tính trời”, lại phán đoán hẳn “như hình con buôn” chứ không phải tay đi kiếm vợ?

9. Câu thơ 651-652:

Định ngày nạp thái vu quy
Tiền ứng đã có việc gì chẳng xong.

Và sau đó câu 689-690:

Trong tay sẵn có đồng tiền
Dẫu rằng đổi tráng thay đen khó gì

Là giọng của Nguyễn Du hay Mã Giám Sinh nói? Thử phân tích theo giọng của:

a) Nguyễn Du.

b) Mã Giám Sinh.

10. Em có nhận xét gì về hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích này.

11. Có người cho rằng nhân vật "mụ mối" ở đây cũng là một thủ phạm tàn ác tiếp tay cho Mã Giám Sinh chỉ vì tiền bạc lợi nhuận. Theo em, có đúng không?

12. Phân tích câu:

"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

“Nỗi mình” là gì? “Nỗi nhà” là gì? Tại sao lại “tức nỗi nhà”. Giữa hai “nỗi” ấy có quan hệ với nhau như thế nào?

13. Đây là một màn mua bán về thực chất, nhưng trá hình là chuyện đi lấy vợ của họ Mã.

Hãy phân tích tính chất nhập nhằng, mâu thuẫn này trong đoạn trích.

14. Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

15. Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Các bài học liên quan
Em hãy thuật lại (kể lại) chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 tết đến ngày mùng năm tháng giêng.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật