Hãy nêu suy nghĩ của em về tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu
Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.
- Bài học cùng chủ đề:
- Cảm nhận của em về đoạn kết bài thơ Đồng chí ("Đêm nay... trăng treo”) của Chính Hữu.
- Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một bài thơ trữ tình hay. Hãy cho biết ý kiến của em về bài thơ này.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hòa bình đã lặp lại trên khắp đất nước Việt Nam như ánh trăng. Và ở mỗi thời kỳ, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.
Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thơ dường như hòa quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng, đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm đau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. Ở Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thứ tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cảm nhận theo một phương thức khác.
Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng để hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn là miền trung du nghèo đói, thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi đá. Những người lính nhận thấy ở nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, để bảo vệ quê hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Có thể nhận thấy rõ hình ảnh “súng bên súng” không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cũng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để hảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ "tri kỷ" thật thiêng liêng. Tại sao ư? Đôi tri kỷ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thành những tri ân, tri kỷ của nhau. Và đó là hai chữ "tri kỷ" tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mang cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí.
Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc họa những biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.
Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ. Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sự thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù đắp được cho nhau. Nhưng, những người lính hiểu rằng, những người bạn tri ân, tri kỷ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, những tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vắng bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh "giếng nước gốc đa nhớ người ra lính". Giếng nước gốc đa luôn làm tiêu, luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó là cái giá rét của mùa đông, nơi rừng hoang và đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mồ hôi ướt đẫm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đổi. Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân tôi đi giày, những hình ảnh "thương nhau tay nắm lấy bàn tay" đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm tri kỷ, gắn kết sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.
Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc họa một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy. Nếu như những người lính, họ gắn bó với nhau từ khi làm quen rồi gắn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ. "Đêm nay rừng hoang sương muối". Câu thơ khắc họa không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu. Đó là vào ban đêm những gian khó và khắc nghiệt hơn, là những đêm trong ruộng lặng im với không gian đầy sương muối. Những sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả. Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trông như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cũng có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ sự tự do cho đất nước. Ba câu thơ cuối với hình ảnh "đầu súng trăng treo" đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ của những anh bộ đội Cụ Hồ.
Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.
LUYỆN TẬP
1. Phân tích 6 câu thơ đầu để cho thấy tình đồng chí là yếu tố gắn kết những người nông dân Việt Nam “tự phương trời xa lạ” thành “quen nhau”, thành “tri kỉ”.
2. Phân tích giá trị biểu cảm của câu thơ một từ: “Đồng chí”
3. “Tình đồng chí là cảm thông là san sẻ những thiếu thốn là vượt qua những hiểm nghèo tật bệnh".
Hãy phân tích bài Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ điều đó.
4. Phân tích khổ thơ cuối và cho thấy câu thơ “Đầu súng trăng treo" là một bức tranh đẹp biểu tượng cao đẹp cho đồng chí.
5. Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu. Từ đó em có suy nghĩ gì về người lính trong kháng chiến chống Pháp?
6. Suy nghĩ về vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu.
7. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
8. Phân tích bài thơ "Đồng chí” của Chính Hữu.
9. Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người lính chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi nhớ từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
a. Từ “đồng chí” nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí.
b. Trong câu “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nhà thơ sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
c. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một phủ định để làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội (Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế)
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9