Truyện Lục Vân Tiên phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội phong kiến suy tàn. Có thể nói là Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận “cả một đạo quân bừng bừng khí thế kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng”..

Lục Vân Tiên là một truyện phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa hai loại người chính nghĩa và phi nghĩa. Những việc làm và ý nghĩa của họ mâu thuẫn với nhau, đối chọi nhau, đấu tranh với nhau.

Truyện Lục Vân Tiên phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội phong kiến suy tàn. Có thể nói là Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận “cả một đạo quân bừng bừng khí thế kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng” (Hoài Thanh). Đạo quân chính nghĩa ấy gồm những ai? Hãy kể lại một hai cuộc giao tranh giữa cái thiện và ác được miêu tả trong tác phẩm và phân tích những điều cơ bản Nguyễn Đình Chiểu muốn nổi về.cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong tác phẩm nổi tiếng này của ông.

BÀI LÀM

Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân ta nhớ tới như một nhà thơ yêu nước tiêu biểu nhất của thời kì đất nước bị thực dân Pháp xâm lược. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu còn là một nhà thơ của đạo lí làm người ở đời, ca ngợi chính nghĩa, chống gian tà mà tác phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn. Nhân dân ta thực sự quý trọng tác phẩm này vì nó không chỉ là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật mà còn phản ánh cuộc đấu tranh giữa “cái thiện” và “cái ác trong xã hội phong kiến suy tàn. Có thể nói Nguyễn Đình Chiếu đô đưa vào trốn “cả một đạo quân bừng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng (Hoài Thanh).

Lục Vân Tiên là một truyện phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa hai loại người chính nghĩa và phi nghĩa. Những việc làm và ý nghĩa của họ mâu thuẫn với nhau, đối chọi nhau, đấu tranh với nhau.

“Cái thiện đó là những con người và việc làm đẹp đẽ, trong sáng, minh bạch, đầy sức hấp dẫn như ánh sáng mặt trời. Còn “cái ác” đó là những con người và việc làm phi nghĩa, ám muội, đê tiện, đen tối, mặc dù tìm cách che đậy bằng những lấp vỏ giả nhân, giả nghĩa. Chúng đã dùng mọi thủ đoạn độc ác, mọi mưu mô, chước quỷ nhằm tấn công cái thiện để tồn tại. Nhưng trải qua bao sóng gió, gian truân, thậm chí bị đày đọa, phải hi sinh cuối cùng cái thiện vẫn chiến thắng, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào vì chính nghĩa mà chiến đấu, và chiến thắng.

Trước hết, đó là Lục Vân Tiên tiêu biểu cho lí tưởng sống, đạo đức cao đẹp của nhân dân lúc bấy giờ. Chàng học rộng tài cao, văn võ kiêm toàn, lại luôn luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người khi hoạn nạn. Đó là một người con có chí hiếu với mẹ. Nghe tin mẹ mất, chàng đã bỏ đi thi trở về chịu tang. Vì thương mẹ chàng đã khóc lóc xót xa đến mức mù cả hai mắt. Từ đó, cuộc đời của Lục Vân Tiên liên tục mắc nhiều tai nạn. Khi thì bị xô xuống nước, khi thì bị đẩy vào hang sâu, bị phản bội lừa đảo, bị hăm hại nhưng lòng dạ chàng vẫn sáng như “trăng sao”. Cuối cùng nhờ bạn bè, nhờ những người lương thiện giúp đỡ, chàng lại được sáng mắt, thi đỗ Trạng Nguyên, thắng được giặc, vinh quang trở về.

Đó là Hớn, Minh, bạn của Vân Tiên “giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”. Đó là Vương Tử Trực, một nho sinh tuy không có được cái văn võ kiêm toàn như Vân Tiên hay cái ngang tàng như Hớn Minh, song lại là con người trong sạch, thẳng thắn, chân tình, nghĩa tình với bạn bè.

Ngoài ra, còn có những người lao động như ông Ngư, ông Tiều... tuy nghèo khổ nhưng lại rất giàu lòng nhân đức, sẵn sàng cứu giúp người khác không vì một lợi lộc nào.

Giữa những con người ấy, Kiều Nguyệt Nga nổi lên với lòng trung hậu, với tình thủy chung như một đóa hoa lộng lẫy. Được Vân Tiên cứu nạn, “yêu vì nết”, “trọng vì tài” Nguyệt Nga đã tác hình Vân Tiên, thờ chàng như một ân nhân, đồng thời như một người chồng lí tưởng.

Tất cả những con người ấy được tập hợp lại, xuất hiện trong tác phẩm như một đạo quân chính nghĩa, nhân hậu nhưng cũng bừng bừng khí thế. Họ đã sống và chiến đấu cho đạo lí làm người, cho lòng nhân ái, trung hậu, thủy chung và sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa.

Trong tác phẩm, “cái thiện” không phải là một điều gì trừu tượng, một vài câu châm ngôn răn dạy, mà được hiện lên bằng những con người cụ thể, bằng xương, bằng thịt, những việc làm và hành động cụ thể, đặc biệt được thể hiện hùng hồn những phẩm chất cao đẹp trong các cuộc giao tranh giữa cái “thiện” và cái “ác”.

Những phẩm chất cao đẹp của Lục Vân Tiên là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách đối với chúng ta. Những điều kiện cho nhân vật này sống mãi trong lòng nhân dân chính là cái phương châm sống cao quý của chàng, đó là sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, dù có phải hi sinh trong đấu tranh.

Trên đường đi, chợt nghe tiếng kêu cứu, không cần biết người bị nạn là ai, kẻ cướp là bọn nào, không kể đến mối hiểm nguy nào có thể đe dọa tính mạng của mình. Lục Vân Tiên tức thời xông vào giữa cả một bọn cướp, một mình tả xung hữu đột, đánh tan bọn phi nghĩa. Làm xong việc nghĩa, chàng không hề coi đó là công ơn và khẳng khái từ chối việc đền ơn. Chàng đã nói:

Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Sau này, nhờ sự tình cờ, chàng đã gặp lại Kiều Nguyệt Nga, nhưng hẳn chàng đã không nghĩ rằng mình đã làm ơn cho người khác. Vân Tiên làm việc nghĩa một cách vô điều kiện, và coi đó như là điều tự nhiên ở đời phải thế, không thể nào khác được. Có lẽ khi kể lại cuộc giao tranh này, nếu có điều Nguyễn Đình Chiểu muốn nói với người đời thì chính là điều đó.

“Cái ác” lại thể hiện trong bọn cường quyền, áp bức. Đấu tranh với bọn chúng là “một mất, một còn”. Đặng Sinh ỷ thế con quan huyện giàu sang giở trò cưỡng hiếp phụ nữ một cách trắng trợn trên đường đi giữa ban ngày. Trước những việc làm ngang ngược và bỉ ổi đó, Hớn Minh đã nổi giận bất bình và đã hành động một cách kịp thời, nhanh lẹ lạ thường:

Tôi bèn nổi giận một khi
Vật chàng xuống đó, bể đi một giờ.

Tên Thái Sư trong triều đình muốn hỏi Nguyệt Nga cho con trai hắn nhưng không được, Thái Sư bắt nàng đi công giặc Ô Qua. Để giữ lòng chung thủy với Vân Tiên, nàng đã nhảy xuống sông tự tử với bức hình Vân Tiên.

Đó là một thái độ kiên quyết, bảo vệ lòng chung thủy, nhân phẩm con người.

Đọc truyện “Lục Vân Tiên”, ta thấy rõ qua những cuộc giao tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu hình như muốn nhắn gửi với mọi người: sống ở trên đời này con người cần phải có những đạo đức cao quý; lòng nhân ái trung hậu thủy chung, biết xả thân vì việc nghĩa. Đó là lí tưởng sống đẹp của nhân dân ta. Nhà thơ cũng phê phán lối sống như cha con Võ Công “tham vàng bỏ ngãi”, như Trịnh Hâm “lừa thầy phản bạn”... Đó chính là ý nghĩa rút ra từ cuộc đấu tranh. Tác phẩm đã để lại bài học quý về đạo lí làm người cho thế hệ trẻ chúng ta trong cuộc sống hôm nay.

Các bài học liên quan
Phân tích những biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Tiếng chim vách núi nhỏ dần... Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa - Đêm Côn Sơn)
Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán. Trong lời kể giúp mọi người hình dung được cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp lại Hoạn Thư.
Phân tích đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Câu 1. Qua các đoạn trích trong sách Văn học (tập một) và những hiểu biết của em về Truyện Kiều, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng và nêu nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
So sánh hai câu thơ

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật