Bài số 59: Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
Đọc thơ Chế Lan Viên, hình ảnh người mẹ và lời ru một lần nữa lại làm lay động lòng người qua hình tượng con cò. Mượn hình tượng con cò, nhà thơ đi đến những khái quát sâu sắc về tình yêu thương của mẹ trong cuộc đời con người.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 52: Cảm nhận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Bài số 53: Những trăn trở, suy tư của người lính sau chiến tranh qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Bài số 54: Bài học sâu sắc mà em cảm nhận được từ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Nhắc đến người mẹ và lời ru của mẹ, bất cứ ai cũng thấy lòng mình dịu lại. Người mẹ giữa cuộc đời và trong văn thơ đều đem đến cảm giác ấy. Người mẹ Tà Ôi với lời ru đứa con lớn trên lưng của Nguyễn Khoa Điềm. Người mẹ “rối ren trong bí tay bầu” mà vẫn đem đến cho con lời ru “đi trọn kiếp con người” trong thơ Nguyễn Duy. Đọc thơ Chế Lan Viên, hình ảnh người mẹ và lời ru một lần nữa lại làm lay động lòng người qua hình tượng con cò.
Mượn hình tượng con cò, nhà thơ đi đến những khái quát sâu sắc về tình yêu thương của mẹ trong cuộc đời con người. Mẹ sinh ra, nuôi nấng, chở che và là điểm tựa để con vững bước trên dài rộng đường đời. Hình tượng người mẹ được miêu tả gắn với từng đoạn đời con mà đoạn đời nào cũng thấm đẫm yêu thương.
Ở đoạn đời đầu tiên khi con còn ẵm ngửa, tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc. Trong câu hát có hình ảnh quê hương có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn. Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
Và:
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành cỏ mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Những xúc cảm yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình. Vì thế, cho dù không hiểu, cho dù là cảm nhận vô thức nhưng trái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ: “Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”.
Lời ru mang tâm hồn quê hương ấy trở thành người bạn tuổi ấu thơ, thành tâm hồn của con lúc trưởng thành. Cánh cò và tình mẹ đã đi vào tâm hồn con như thế. Và sẽ theo con đến suốt cuộc đời:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
(Con cò)
Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ đã dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn. Lên rừng - xuống biển - hai chiều không gian gợi nên ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời; “gần” - “xa”, khoảng cách địa lí diệu với cũng là một trở ngại có thể cản ngăn tình cảm nhưng chẳng thể nào là những cản trở đối với tình yêu thương mà mẹ dành cho con. Tình yêu thương của mẹ “luồn”, “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời. Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy. Vượt qua ngoài mọi khoảng cách và giới hạn, không chịu khuôn mình trong không gian và thời gian. Đó là quy luật mà nhà thơ đã trình bày và khái quát trong suốt cả bài thơ. Nguyễn Duy cũng đã từng khái quát vẻ tình yêu ấy trong những câu thơ đầy triết lí:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Từ những cảm xúc như thế về người mẹ của mình.
Bài thơ khép lại trong những câu thơ đúc kết về sự gắn bó máu thịt giữa cuộc đời mỗi người và tình yêu thương của mẹ. Cuộc đời mỗi con người sẽ chẳng thể nào thiếu đi phần tình cảm thiêng liêng nhất ấy bởi đó còn là tình quê hương là nguồn cội là bến bờ che chở nâng đỡ mỗi con người.
Bài thơ là câu chuyện về con cò và con nhưng hình tượng trung tâm lại là người mẹ. Với lối viết giàu suy tưởng, Chế Lan Viên đã viết về người mẹ bằng những rung cảm tha thiết. Những rung cảm ấy đã tìm được sự đồng cảm của người đọc bởi trong mỗi bước trưởng thành của con đều có mẹ, trong tâm thức của mỗi người mẹ bao giờ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, ấm áp nhất. Dõi theo từng bước con đi, mẹ nâng đỡ khi con vấp ngã, mẹ an ủi khi con buồn đau, là “lá chắn che chở suốt đời con”. Hành trình ấy nhà thơ Chế Lan Viên đã tái hiện thật sâu sắc trong bài thơ Con cò. Dù hơn bốn mươi năm đã trôi qua từ khi Con cò ra đời, nhưng những điều nhà thơ Chế Lan Viên viết trong bài thơ chưa bao giờ cũ, hình ảnh người mẹ và những triết lí vẻ tình mẹ trong cuộc đời mỗi người luôn ấm nóng, bởi một điều thật giản dị: tình mẹ là vĩnh hằng, vĩnh hàng như những câu kết của bài thơ:
“Con dù lớn vần là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con"
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9