Bài số 38: Hình ảnh con người và không khí lao động trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Trong chuyến thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, Huy Cận đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với những người lao động nơi đây. Ông đã thấu hiểu và hòa mình vào đời sống, tìm thấy ý nghĩa cao cả từ lao động, tìm ra cái mạch sống ấy đang lên từng ngày
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 35: Cảm nhận về đoạn thơ sau: Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,...Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
- Bài số 33: Hình ảnh người lính qua một số bài thơ chống Pháp, chống Mỹ.
- Bài số 34: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Trong chuyến thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, Huy Cận đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với những người lao động nơi đây. Ông đã thấu hiểu và hòa mình vào đời sống, tìm thấy ý nghĩa cao cả từ lao động, tìm ra cái mạch sống ấy đang lên từng ngày, đang tươi da thắm thịt của cả đất nước và ngợi ca nó bằng tất cả tâm hồn, và cảm xúc say sưa. Ta bắt gặp sự hòa mình, say sưa ấy trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Bài thơ được viết năm 1958 in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng.
Bài thơ tái hiện một đêm đánh cá của người dân chài trên vùng biển Quảng Ninh. Qua bài thơ, ta cảm nhận được rất rõ tình cảm con người và không khí lao động hết mình, hăng say, khẩn trương của ngư dân nhưng cũng chính là của cả miền Bắc thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bài thơ mở đầu bằng khung cảnh:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Giới thiệu một ngày sắp kết thúc, sự vật bắt đầu nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi. Thế nhưng với con người làm nghề đánh cá thì lại khác, dấu hiệu mặt trời xuống biển mở ra một sự bắt đầu với Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. Đánh cá trên biển là công việc nặng nhọc, đầy nguy hiểm. Vậy mà những người đánh cá "lại" ra khơi với một tinh thần sảng khoái, tràn trề niềm vui, phấn chấn:
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Tiếng hát được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một điệp khúc và nó trở thành âm thanh chủ đạo trong bài thơ:
- Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
- Ta hát bài ca gọi cá vào
Tác giả miêu tả những con cá, những đàn cá gợi nên bức tranh sinh động về biển cả. Hình ảnh đàn cá lóng lánh màu sắc như một bức tranh sơn mài.
Giữa khung cảnh mênh mông, rộng lớn, hình ảnh người lao động xuất hiện với tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả, làm chủ công việc của mình. Hình ảnh thật khỏe khoắn, rắn chắc:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Bằng cảm hứng lãng mạn, Huy Cận đã tô đậm lên hình ảnh những người lao động mới với tầm vóc ngang tầm vũ trụ và hòa nhập với khung cảnh trời nước bao la:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Trên cái không gian bát ngát ấy của trăng, gió, trời, biển, hình ảnh con người mới hiện lên sánh ngang với không gian, đó chính là niềm vui hăng say lao động, làm giàu cho Tổ quốc bằng sức lực, trí tuệ của mình.
Công việc nặng nhọc của người lao động đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Tiếng hát làm cho họ đỡ mệt nhọc. Còn trăng làm công việc đỡ vất vả hơn, vì ánh trăng in mặt nước, sóng nhịp nhàng xô bóng trăng dưới nước như gõ vào mạn thuyền. Cái hiện thực đã được bút pháp lãng mạn chắp cánh làm đẹp thêm công việc đánh cá của người lao động. Như vậy con người lao động đã chinh phục được tự nhiên. Bài thơ kết thúc với cảnh rạng đông khi đoàn thuyền quay trở về:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Cuối câu thơ là một hình ảnh tô đậm bức tranh sống động, hấp dẫn về thành quả của người lao động. Sau một đêm làm việc vất vả, mệt nhọc, khẩn trương nay họ đã về bến với hình ảnh mắt cá huy hoàng cá phơi dài muôn dặm.
Bài thơ thực sự là một khúc hát ca ngợi đất nước,ca ngợi con người lao động đang hết mình cho một ngày mai tươi sáng. Yêu đời, yêu cuộc sống, yêu đất nước họ đã tạo nên những kì tích bằng đôi bàn tay nhỏ bé và trái tim yêu nước. Kì tích ấy chính là sự thay da, đổi thịt của đất nước sau những đêm dài chìm trong khói lửa chiến tranh. Đoàn thuyền đánh cá thực sự là một bài thơ hay, một tượng đài đẹp về hình ảnh con người lao động dựng xây đất nước trong hòa bình.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9