Bài số 30: cảm nhận về đoạn thơ “Không có kính rồi xe không có đèn...... chỉ cần trong xe có một trái tim” trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
Cùng với Lâm Thị Mỹ Dạ, Bùi Minh Quốc, Dương Thị Xuân Quý... Phạm Tiến Duật góp phần lớn cho gương mặt những nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ thêm đa sắc.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 29: Chất lính - chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Bài số 28: Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Bài số 23: Đồng chí của Chính Hữu là một bài thơ trữ tình tha thiết. Hãy trình bày cảm nhận về bài thơ này.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Cùng với Lâm Thị Mỹ Dạ, Bùi Minh Quốc, Dương Thị Xuân Quý... Phạm Tiến Duật góp phần lớn cho gương mặt những nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ thêm đa sắc. Được gọi là "viên ngọc Trường Sơn của thơ ca", Phạm Tiến Duật đã lấy hiện thực khốc liệt của chiến trường để thổi vào đó cái hồn của thời đại và đưa nó vào thơ. Mảng thơ viết về chính mình và đồng đội - những người lính lái xe đã để lại ấn tượng thú vị, là "vết xe lăn" nóng bỏng trong những cung đường đánh Mỹ và trong bài thơ viết về Trường Sơn thời chống Mỹ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những "vết xe lăn" đó. Cuối bài thơ tác giả đưa ra một tứ thơ đầy bất ngờ và thú vị, tứ thơ về "trái tim cầm lái":
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước,
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Hình tượng chiếc xe không kính - một nét hiện thực của Trường Sơn - một hình ảnh tồn tại về sự khốc liệt của chiến tranh được tác giả đưa vào bài thơ không chỉ để giúp mọi người thấy được sức hủy diệt của bom đạn Mỹ. Đưa hình ảnh ấy vào thơ, Phạm Tiến Duật muốn qua nó làm nổi bật hình tượng người lính lái xe. Trên chiếc xe ấy, người lính phải đối mặt với nhiều tác động của ngoại cảnh: gió, mưa, bụi đường... họ phải huy động mọi giác quan, mọi năng lực để lái xe trên những con đường mà cái chết luôn là bạn đồng hành. Hai câu thơ đầu của khổ thơ tác giả kể đến thật nhiều cái không có của chiếc xe: không có kính, không đèn, không mui… để chỉ cái tổn thất, cái hư hại mà bom Mỹ gây ra. Điệp ngữ không được dùng đến ba lần như để nhân lên những thử thách khốc liệt của chiến tranh, hoàn thiện diện mạo kì hình, dị dạng của chiếc xe. Vượt qua bom đạn, đi trong lửa khói Trường Sơn, mang trên mình vô số thương tích, những chiếc xe như một dũng sĩ bất chấp hiểm nguy bởi một điều hết sức giản dị, thiêng liêng nhưng cũng kì diệu:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Đây là tứ thơ sâu sắc nhất của bài thơ. Trái tim là một hình ảnh hoán dụ để cho người chiến sĩ lái xe nhưng lại cũng là một ẩn dụ về lòng yêu nước, căm thù giặc và quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. Rất nhiều cái "không" đối lập với cái có. Nhưng chỉ cần 1 cái có đó thôi cũng đủ để chinh phục lòng người, đủ sức mạnh để người chiến sĩ tiếp tục ra trận cho đến khỏe khoắn lạ thường. Ta hiểu vì sao cả đoàn xe vẫn ngày đêm ra trận mặc dù những con đường bị bom đạn cày nát, mặt đất bốc cháy, cội nguồn sức mạnh kết tinh trong trái tim cháy bỏng tình yêu với miền Nam ruột thịt nhưng bản lĩnh, gan góc và kiên cường khi đối mặt với bom đạn và kẻ thù. Trái tim ấy đã cầm lái đưa chiếc xe thương tích đầy mình vượt qua bao cung đường Trường Sơn đạn réo, bom rơi để đi đến ngày thắng lợi của cả dân tộc. Trái tim ấy cũng chính là vẻ đẹp thẳm sâu của tâm hồn Việt Nam những ngày đánh Mỹ là trái tim của dân tộc, của thời đại.
Đoạn thơ đã để lại trong lòng người đọc cảm giác khâm phục mà tự hào về những người lính, là lời giải thích cho cội nguồn sức mạnh dân tộc mà chỉ những con người Việt Nam mới thấu hiểu. Những chiếc xe độc đáo ấy, những con người anh hùng ấy đã góp phần làm nên huyền thoại về một Trường Sơn, huyền thoại về một Việt Nam anh dũng kiên cường mà cháy bỏng yêu thương.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9