Đề bài: Bình luận câu châm ngôn: “Im lặng là vàng”

Đã bao giờ bạn thấy nuối tiếc vì những điều mà mình đã nói ra? Đã bao giờ bạn cảm thấy cần được yên tĩnh, tránh xa mọi ồn ào hơn bao giờ hết? Gặp những trường hợp như vậy, ta mới thấu hết giá trị của sự im lặng. Người ta vẫn thường nói: “Im lặng là vàng”.

BÀI LÀM

Đã bao giờ bạn thấy nuối tiếc vì những điều mà mình đã nói ra? Đã bao giờ bạn cảm thấy cần được yên tĩnh, tránh xa mọi ồn ào hơn bao giờ hết? Gặp những trường hợp như vậy, ta mới thấu hết giá trị của sự im lặng. Người ta vẫn thường nói: “Im lặng là vàng”. Nhưng liệu điều này có hoàn toàn đúng đắn?

Câu châm ngôn thật ngắn gọn mà hàm súc. Người ta thường so sánh những gì quý giá với vàng: “quý như vàng”, “đắt như vàng”... Nói “im lặng là vàng” I hàm ý sự im lặng là rất quý, như báu vật vậy. Câu nói là một lời khuyên trong ứng xử, cụ thể là thái độ im lặng phù hợp trước một sự việc nào đó. Đó là sự im lặng đúng lúc, đúng chỗ.

Trong cuộc sống và trong giao tiếp, ngôn ngữ và lời nói đóng vai trong vô cùng quan trọng, giúp chúng ta bộc lộ những suy nghĩ, những ý kiến hay đơn giản chỉ là những tâm tư, tình cảm của bản thân, những cuộc chuyện trò ... Tuy vậy, không phải lúc nào những điều ấy cũng nên được nói ra, được thể hiện một cách trực tiếp. Nhiều khi chúng ta cũng cần phải suy nghĩ, lắng nghe và “im lặng”. Không phải lúc nào tự bộc lộ bản thân hoặc can thiệp vào công việc của người khác cũng là khôn ngoan, chín chắn. Một nhà văn từng ví von: “Sự im lặng thì sâu thẳm như cái vô cùng; còn lời nói thì nông cạn như thời gian”.

Trong nhiều trường hợp, nhiều hoàn cảnh, sự im lặng trở nên vô cùng cần thiết và quý báu. Khi bạn bè, người thân của ta gặp chuyện buồn, an ủi là tốt, nhưng dành cho người đó sự yên tĩnh để bình tâm trở lại, nỗi buồn cũng sẽ tự nó mà vơi dần. Trong cuộc sống và các mối quan hệ, những cuộc cãi vã, trục trặc, xích mích là điều không thể tránh khỏi. Bạn bè cãi nhau, nếu một trong hai người không chịu nhún nhường, không chịu giữ im lặng thì mâu thuẫn rất dễ bị đẩy lên đến đỉnh điểm, và tai hại hơn là tình bạn tan vỡ. Đối với cuộc sống vợ chồng cũng vậy, “cơm sôi bớt lửa muôn đời không khê”, chỉ cần sự im lặng xuất phát từ một phía thôi đã là đáng quý lắm rồi, bởi sự im lặng ấy đã ngăn cho mâu thuẫn không lên cao trào, xung đột không bị đẩy đến mức cao nhất, hai người sẽ có thời gian để bình tâm hơn và suy nghĩ về thái độ, cách hành xử của bản thân. Quan hệ giữa người với người vốn rất mong manh. Và sự im lặng sẽ là liều thuốc hóa giải tốt nhất, dung hòa mọi sự trục trặc, mâu thuẫn, đưa con người ta thoát khỏi nỗi buồn, cuộc sống nhờ đó cũng trở nên tươi đẹp và dễ chịu hơn.

Thế nhưng, sự im lặng không phải bao giờ cũng đúng. Chúng ta không thể phủ nhận “Im lặng không phải là vàng”, nhưng không phải lúc nào im lặng cũng là tốt. Đứng trước những điều chướng tai gai mắt trong xã hội, vàng chẳng còn giá trị. Khi đối mặt với những kẻ xấu xa, những thế lực tàn bạo, thì không có chỗ cho sự im lặng. Trong những trường hợp ấy, cần thiết hơn cả chính là sự dũng cảm, dám lên tiếng, dám bênh vực, bảo vệ lẽ phải, chống lại cái ác, cái xấu. Nếu như chúng ta cứ mãi im lặng, mặc cho những kẻ ác, kẻ xấu ra sức lộng hành là vô trách nhiệm, là đã vô tình tiếp tay cho cái xấu, cái ác thì xã hội này, thế giới này sẽ đi đến đâu? Sự lên tiếng trước những điều xấu nhỏ nhặt nhất cũng sẽ góp phần giúp xã hội ngày càng phát triển, văn minh và tiến bộ. Đó có thể là lời nhắc nhở khi bạn bè mắc lỗi hoặc phạm sai lầm, để bạn ấy rút kinh nghiệm và không tái phạm. Đó cũng có thể là sự dũng cảm lên tiếng, tố cáo những sai lầm, những điều xấu xa của các vị quan chức, để giúp cho nhân dân bớt đi phần nào khổ sở cơ cực. Đã có không ít những thầy giáo, cô giáo bất chấp khó khăn và nguy hiêm, lên tiếng trước những hành vi gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Sự “không im lặng” ấy, cũng có giá trị và vai trò chẳng kém gì “vàng”.

Im lặng là đáng quý, song trong nhiều trường hợp, sự im lặng của bản thân ta không chỉ giúp cái xấu lộng hành, người khác thêm khả sở, mà lương tâm chúng ta cũng không thể thảnh thơi. Mỗi chúng ta cần biết suy nghĩ, lắng nghe người khác, đưa ra lời nói đúng lúc, đúng chỗ và im lặng là cần thiết. Im lặng là phẩm chất của kẻ khôn ngoan, nhưng cũng là sai lầm của kẻ hèn nhát.

“Im lặng là vàng” là một câu châm ngôn chứa đựng ý nghĩa nhân sinh và triết lý sâu sắc. Im lặng đúng lúc và lên tiếng đúng chỗ, là chúng ta đã góp phần không nhỏ giúp cuộc sống ngày càng tốt đẹp, công bằng và dễ chịu hơn.

Các bài học liên quan
Đề bài: Trình bày vắn tắt quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật