Đề bài: Quan điểm của em về câu nói “Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một người học trò”
Mỗi người chúng ta sinh ra trong cuộc sống này sẽ thật may mắn nếu có những năm tháng tuổi thơ dưới mái trường. Khi ấy, chúng ta có những người thầy giáo hàng ngày chỉ bảo, dạy dỗ, được học kiến thức và nhiều điều hay lẽ để khám phá thế giới kiến thức mênh mông và biết về cách sống, cách làm người.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề bài: Bình luận câu châm ngôn: “Im lặng là vàng”
- Đề bài: “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ” (Ban-dắc).
- Đề bài: Hãy bình luận câu nói “Ai cũng có cuộc sống, nhưng chỉ một số người mới có cuộc sống đích thực”
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Mỗi người chúng ta sinh ra trong cuộc sống này sẽ thật may mắn nếu có những năm tháng tuổi thơ dưới mái trường. Khi ấy, chúng ta có những người thầy giáo hàng ngày chỉ bảo, dạy dỗ, được học kiến thức và nhiều điều hay lẽ để khám phá thế giới kiến thức mênh mông và biết về cách sống, cách làm người. Nhưng cuộc đời học trò không chỉ khép lại bên trong cánh công trường. Chính cuộc đời mới là một trường học lớn và không bao giờ khép lại cho tất cả những ai muốn phấn đấu và vươn xa. V.I. Lê-nin cũng đã từng nói: “Học! Học nữa! Học mãi”. Vì vậy, có lẽ “Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một người học trò”.
“Là một người học trò” là điều thiết yếu và cũng là hạnh phúc lớn nhất đời. Khi là một người học trò, tức là chúng ta vẫn còn thật nhiều khiếm khuyết và những điều chưa biết. Thế giới bao la luôn có rất nhiều điều mới mẻ buộc chúng ta phải không ngừng học hỏi. Đó không chỉ là kiến thức khoa học, không phải chỉ là những bài văn mà còn có cả cách ứng xử, lối sống ... trên mọi phương diện. Khi ta thất bại, ta là người học trò học hỏi ở người đi trước con đường đến đích. Quyết chí đi tìm lý tưởng cho cuộc sống, ta sẽ nhìn vào những tấm gương đã đạt được nhiều thành tựu và những người sống có ý nghĩa. Nhận định khẳng định “Điều thiết yếu nhất trong cuộc sống” không phải chỉ hướng cho chúng ta biết những điều cần thiết mà quan trọng hơn là giúp xác định một thái độ sống phù hợp. Không ai biết tất cả mọi thứ. Cho nên mỗi chúng ta cần khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến, kiến thức chứ không thể tự đặc và thụ động giải quyết công việc theo cách của mình. Đặt bản thân trong tư thế một người học trò không phải đã tự hạ thấp mình mà là biết cách nâng cao, tích lũy kiến thức cho bản thân, tự rút kinh nghiệm và chân thành lắng nghe kinh nghiệm từ tất cả những ai hiểu biết hơn mình.
Khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi luôn cần thiết trong bất cứ trường hợp nào. Nó có vai trò như con đường nhanh nhất dẫn chúng ta về đích và hoàn thiện bản thân mình. Trong thực tế, chỉ những ai biết tự rút kinh nghiệm và quan sát, học cách làm mới có thể thành công. Lần đầu tập xe đạp, bạn vấp ngã và không thể dựng xe lên. Nếu biết quan sát và bình tĩnh, xung quanh bạn sẽ biết bao nhiêu người dễ dàng làm được. “Bắt chước” và luyện tập, tự nhiên bạn sẽ làm được như họ lúc nào không hay. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, nhiều khi công việc ta đang làm chỉ sai chút ít, người chỉ ra lỗi sai lúc đó cũng là thầy. Nếu không biết tiếp thu, chắc chắn ta sẽ khó hoàn thành mọi việc.
Có một bậc vĩ nhân đã nói: “Cuộc sống là trường đại học vĩ đại nhất của thiên tài”. Lắng nghe và trải nghiệm từng chút khó khăn, vất vả, con người sẽ dần biết cách tìm ra cách dễ dàng hơn để không vấp vào sai lầm trước đó. Trước khi trở thành nhà phát minh vĩ đại, Edison đã thử hàng nghìn cách mà không phát minh ra bóng đèn. Nguyễn Du đã lăn lộn “mười năm gió bụi”, nếm trải thiếu thốn, khổ cực để thấu hiểu cuộc sống nhân dân mới viết nên kiệt tác Truyện Kiều. Các bậc vĩ nhân đều là những người học trò lớn của cuộc sống. Nếu luôn coi mình là “thầy”, giỏi giang hơn người khác, chắc chắn họ không thể tìm ra những điều mà cuộc sống, con người xung quanh họ cần để đóng góp cho xã hội. Khiêm tốn tiếp thu ý kiến của người khác còn giúp chúng ta hoàn thiện về nhân cách, lối sống biết vui vẻ chan hòa với mọi người để có một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Mọi sai lầm lớn đều xuất phát từ thái độ thiếu nghiêm túc và không biết phấn đấu vươn lên. Lịch sử đã biết bao nhiêu lần chứng kiến các vị vua vì không biết nghe can gián, khuyên ngăn đã đưa đất nước vào tình cảnh nguy nan. Trái lại, những nhân cách lớn lại là người luôn tôn trọng thầy giáo của mình. Nguyễn Khuyến đã là một vị quan lớn vẫn kính cẩn gọi thầy dạy cũ của mình là thầy chứ nhất quyết không gọi theo bậc quan lại. Và cảm động biết bao nếu một sáng 20/11, cô giáo đã về hưu bỗng thấy người học trò cũ về thăm với bó hoa thật tươi thắm và lời chúc chân thành. Người học trò do không chỉ nhận được từ cô kiến thức mà đã có bài học lớn hơn về đạo đức, lối sống, tri ân người thầy ngay cả khi đã khôn lớn, trưởng thành.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng thật sự biết cách làm một người học trò. Có khi chính bản thân ta kiêu ngạo, không nghe và gạt đi mọi sự giúp đỡ của người khác chỉ vì đã hiểu cách làm. Không phải cứ biết là đã được bỏ qua những điều nhỏ nhặt. Có sự hỗ trợ từ người khác luôn khiến công việc suôn sẻ dễ dàng hơn. Có thể nói, chúng ta luôn là người học trò trên suốt hành trình cuộc đời hãy nhớ rằng, một bông hoa rung rinh trong sương sớm cũng có thể dạy ta bài học về tình yêu, trân trọng cái đẹp.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo