Bài số 65: Những ước nguyện đẹp như mùa xuân trong Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Cảm xúc bao trùm khi ta đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là tất cả đều “xuân” - không gian, đất trời, đất nước xưa và nay, đặc biệt là xuân của lòng người.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 58: Phân tích bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.
- Bài số 59: Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.
- Bài số 60: Con cò khúc ca thiết tha, sâu lắng về tình mẹ và lời ru (Đọc bài thơ Con cò của Chế Lan Viên).
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Cảm xúc bao trùm khi ta đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là tất cả đều “xuân” - không gian, đất trời, đất nước xưa và nay, đặc biệt là xuân của lòng người. Từ cảm xúc say sưa, ngây ngất nước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, xuân của bốn ngàn năm đất nước theo chiều dài lịch sử con người cũng như hóa thành xuân với những nguyện ước đẹp như mùa xuân. Những nguyện ước đẹp như mùa xuân ấy được thể hiện ở đoạn thơ cuối của bài thơ.
Mở đoạn thơ là những tâm sự chân thành:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời.
Đến đây, có lẽ nhà thơ không cần bớt nữa, mà đang ôm đàn, gõ phách hát vang bài ca mùa xuân, bài ca cuộc sống. Những biện pháp tu từ như điệp ngữ ta làm, ta làm... nước non, nước non...); ẩn dụ (mùa xuân nho nhỏ, nốt trầm xao xuyến, nhịp phách tiến đất Huế...), hoán dụ (tuổi hai mươi, tóc bạc...), câu chữ, âm thanh, nhịp điệu... hài hòa, ríu rít, ngân nga lan tỏa hệt như một điệu dân ca xứ Huế vậy. Điệp ngữ "Ta làm..." nối tiếp với "Ta nhập", "Lặng lẽ dâng cho đời" thể hiện niềm ước nguyện tha thiết của nhà thơ. Làm con chim hót, nhà thơ muốn cất tiếng thơ ca ngợi đất nước. Làm một nhành hoa, ông mong đem hương thơm cho cuộc đời. Bao trùm tất cả, ông ước nguyện hóa thành Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ âm thầm dâng hiến toàn bộ tâm hồn, trí tuệ, sức lực và cả sự sống của mình góp cùng mọi người… "Dù là tuổi hai mươi - Dù là khi tóc bạc" để đem lại no ấm cho nhân dân, giàu đẹp cho đất nước.
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình.
Lời thơ của một người lao động trái tim muôn người. Ước ao, khát vọng của thơ giục giã, vẫy gọi muốn người chúng ta. Bởi vì ước ao, khát vọng ấy giản dị mà thiêng liêng, đẹp như mùa xuân vậy!
Thơ viết trên giường bệnh xưa nay không hiếm. Nhưng để bài thơ thực sự sống thay tác giả, ở lại với mọi người, trò chuyện an ủi động viên mọi người là việc hiếm. Đọc văn học trung đại Việt Nam, nhiều người biết bài thơ Có bệnh bảo mọi người của Mãn Giác thiền sư thời Lí, thế kỷ XII. Chắc phải trải qua một chặng đường dài tu luyện vô cùng gian khổ để đạt tới độ uyên thâm, hoàn hảo của sự giác ngộ sự "Mãn giác" - vị thiền sư ấy mới sáng tạo được một bài thơ với hình tượng tuyệt vời. "Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết - Đêm qua sân trước một cành mai". Cành mai ấy chính là biểu tượng của tình yêu, niềm tin cuộc sống, đã bất từ đến nghìn năm nay. Với bài Mùa xuân nho nhỏ chưa ai dám đoán định nó sẽ tồn tại bao lâu. Người viết bài này cũng không có ý đem so sánh nó với Có bệnh bảo mọi người của Mãn Giác. Tuy nhiên, với Thanh Hải, nhà thơ chiến sĩ trải ba mươi năm vừa chiến đấu vừa sáng tác, sống và viết vì sự nghiệp lớn lao của nhân dân, đất nước, chúng ta cần biết trân trọng. Từ những bài thơ đầu, tiêu biểu là Mồ anh hoa nở viết năm 1956 với hình ảnh đặc sắc "Bông hồng nở và nở - Hương thơm bay và bay...", đến Mùa xuân nho nhỏ sáng tác năm 1980, trước lúc đi xa, ông đã cố gắng vượt lên từng bước, đã để lại cho đời những tiếng thơ "chân chất bình dị, đôn hậu và chân thành". Riêng ở bài thơ cuối cùng Mùa xuân nho nhỏ, những đức tính chân chất, bình dị, đôn hậu, chân thành đã kết hợp thật nhuần nhuyễn giữa nội dung và nghệ thuật, nét tài hoa của ngòi bút và phút thăng hoa của tâm hồn, đạt tới vẻ đẹp
của một bài thơ đích thực.
Có thể nói, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện của nhà thơ chân thành, được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn cho dân tộc, cho cuộc đời. Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. Nhờ vậy, ước nguyện của nhà thơ tuy giản dị mà vô cùng thiêng liêng, cao cả, đẹp như mùa xuân vậy.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9