Bài số 62: Thuyết minh về tác giả Chế Lan Viên và bài thơ Con cò

Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của thơ ca hiện đại Việt Nam. Đọc thơ ông, người đọc có thể rút ra từ đó những triết lí sâu sắc về tình yêu, cuộc sống con người. Bài thơ Con Cò thể hiện khá rõ một số nét của phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên.

BÀI LÀM

Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của thơ ca hiện đại Việt Nam. Đọc thơ ông, người đọc có thể rút ra từ đó những triết lí sâu sắc về tình yêu, cuộc sống con người. Bài thơ Con Cò thể hiện khá rõ một số nét của phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên.

Chế Lan Viên (1920-1989) tên là Phan Ngọc Hoan, quê ở Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định. Năm 16 tuổi đang học trung học đã nổi tiếng với tập Thơ Điêu tàn. Từ năm 1960 trở đi, thơ Chế Lan Viên có một bước phát triển mới về cảm hứng và thi pháp. "Chế Lan Viên là nhà thơ có công đầu trong việc cách tân câu thơ Việt Nam. Ông đã làm một cuộc cách mạng về câu thơ cũ bị phá vỡ. Thay vào đó, là các bài thơ tự do xuất hiện ngày càng nhiều với những câu thơ dài ngắn xen lẫn nhau với các cặp phạm trù đối lập, nhằm biểu đạt ý tưởng lớn của cả bài. Thơ Chế Lan Viên đa diện, đa chiều, nhiều tầng ngữ nghĩa, chủ yếu thể hiện ở chiều sâu, ở tâm triết lí, có sự gặp gỡ của hai nên thơ ca phương Tây và Phương Đông. Chế Lan Viên còn là một trong những số những nhà thơ hiếm hoi làm thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hòa giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại” (Bích Thu- Từ điển tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004). Chất thơ, tình thơ, ngôn ngữ thơ mang hương sắc và ánh sáng của cách mạng và thời đại mới. Chất suy tưởng, triết lí là nét độc đáo trong thơ Chế Lan Viên thể hiện qua chủ đề Tổ quốc, Nhân dân và Cách mạng. Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Những bài thơ như: Người đi tìm hình của nước, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? Tiếng hát con tàu... được nhiều người yêu thích, ca ngợi. Sau Điêu tàn, Chế Lan Viên có các tập thơ tiêu biểu Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường, chim báo bão. Hái theo mùa, Hoa trên đá... Ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1-1996).

Bài thơ Con cò được Chế Lan Viên viết năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão. Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ. Xuyên suốt bài thơ là sợi dây tình cảm. Sợi dây đó là tình mẹ bao la, sâu rộng, bất tận và bất tử. Để thể hiện tình yêu đó, Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh lời ru và con cò như một sự hoán dụ cho tình mẹ. Cò luôn theo con hay lời ru luôn theo con và cũng chính là tình mẹ, khát vọng của mẹ ở lại cùng con suốt cả cuộc đời. Bài thơ ngợi ca tình thương con của mẹ hiền đồng thời nói lên mơ ước của mẹ về bước đường tương lai của đứa con yêu. Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, Chế Lan Viên đã khái quát thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẩn theo con.

Đọc bài thơ Con cò ta bắt gặp thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn xen lẫn nhau/các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Giọng điệu vừa tâm tình thủ thỉ, vừa suy ngẫm, triết lí. Hình ảnh con cò trong ca dao trở thành điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Những hình ảnh trong bài thơ vừa rất gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu ý nghĩa biểu tượng và sắc thái biểu cảm. Nhịp điệu linh hoạt của thể thơ tự do đã giúp tác giả thể hiện một cách đặc sắc hình tượng con cò trong lời hát ru của người mẹ. m hưởng bao trùm bài thơ là lời ru, nhưng giọng điệu chính của bài thơ là suy ngẫm, triết lí. Bởi thế người đọc vừa cảm nhận được tình mẹ ngọt ngào, lòng mẹ bao la nhưng vừa rút ra được những chân lí giản đơn mà sâu sắc về lòng mẹ và cuộc đời.

Có thể nói, Con cò là một bài thơ hay của Chế gần Viên. Nó còn mãi trong lòng người đọc và thơ viết về mẹ như một minh chứng về sự vĩnh hằng của lòng mẹ, một tượng đài về người mẹ Việt Nam không bao giờ xưa cũ.

Các bài học liên quan
Bài số 46: Thuyết minh về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.
Bài số 47: Cảm nhận về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Bài số 48: Cảm nhận về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật