Bài số 50: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Trong thơ ca ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh người mẹ và lời ru. Chế Lan Viên với bài thơ Con cò, Nguyễn Duy với Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa và Nguyền Khoa Điềm với Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, một bài thơ để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

BÀI LÀM

Trong thơ ca ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh người mẹ và lời ru. Chế Lan Viên với bài thơ Con cò, Nguyễn Duy với Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa và Nguyền Khoa Điềm với Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, một bài thơ để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê ở Phong Điển, thuộc Thừa Thiên Huế. Thời chống Mỹ cứu nước, ông sống và chiến đấu tại chiến trường Trị/Thiên. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với những câu thơ, tứ thơ giàu sức liên tưởng, chất suy tư, cảm xúc dồn nén gợi mở, những tờ ngữ chắt lọc, hàm súc, sử dụng sáng tạo các yếu tố văn học dân gian, tạo nên chất thơ dung dị, đậm đà thấm đượm tình yêu đối với con người, đối với lao động sáng tạo nghệ thuật, đối với quê hương đất nước, Nguyễn Khoa Điềm là một trong những tên tuổi đã có chỗ đứng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông đã xuất bản các tác phẩm: Đất ngoại ô (thơ, 1973); cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990) Đã được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập Ngôi nhà có ngọn lửa ấm.

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ sáng tác vào năm 1971 tại chiến trường Trị Thiên là một bài thơ tiêu biểu của ông. Hình tượng nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người mẹ Tà Ôi như là biểu tượng về người mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là một con người rất mực thương con nhưng cũng vô cùng yêu nước. Dường như đứa con yêu quý và đất nước thân thương nuôi con nên người và đánh giặc giải phóng quê hương là những gì trọng đại nhất, cao quý nhất của người mẹ này trong những năm đất nước phải gồng mình chống giặc Mỹ xâm lược. Qua đó tác giả ca ngợi tấm lòng đôn hậu, dạt dào tình yêu thương của bà mẹ Tà Ôi và sự đồng nhất giữa tình yêu thương con với tình yêu nước, yêu bộ đội, yêu bà con làng bản quê hương, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai. Lời người mẹ ru con và tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng của đồng bào các dân tộc Tà Ôi cũng chính là của cả dân tộc Việt Nam.

Bài thơ mang âm hưởng của những lời hát ru với giọng điệu ngọt ngào, trìu mến. Nhiều hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, những điệp khúc đã trở đi trở lại nhưng vẫn có sự biến hóa phát triển, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện thật sinh động, ám ảnh đầy sức mạnh nghệ thuật khát vọng mãnh liệt độc lập tự do của toàn dân tộc.

Các bài học liên quan
Bài số 44: Cảm nhận của em về hình ảnh Bếp lửa.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật