Đề bài: Phân tích bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến
Thu điếu là mùa thu câu cá nhưng điểm xuất phát của cảm hứng không phải là từ việc câu cá mà từ mùa thu, cảnh thu. Người đi câu cũng chỉ để thưởng thức cảnh thu và thu vào tâm hồn mình tất cả nỗi niềm của cảnh.
BÀI LÀM
Xưa và nay, bộ tứ mùa: xuân, hạ, thu, đông luôn là nguồn đề tài phong phú để cho các thi sĩ tự do thả tâm hồn mình vào đó. Mùa thu chính là tiếng gọi nơi xa thăm mang đến hòa quyện vào thơ tạo nên những bức tranh thu mang nhiều màu sắc. Nói đến đề tài mùa thu, ta không thể không nhắc đến Cảm thu, Tiễn thu của Tản Đà, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu hay Sang thu của Hữu Thỉnh và đặc biệt nhất là chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Nếu như Thu ẩm là bài thơ thu có xúc cảm của nhà thơ trong hơi men say chếnh choáng và Thu vịnh là tiêu biểu nhất cho mùa thu, thì Thu điếu đặc trưng cho nét đẹp của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ mà rõ hơn là Bình Lục - quê hương của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.
Thu điếu là mùa thu câu cá nhưng điểm xuất phát của cảm hứng không phải là từ việc câu cá mà từ mùa thu, cảnh thu. Người đi câu cũng chỉ để thưởng thức cảnh thu và thu vào tâm hồn mình tất cả nỗi niềm của cảnh. Ngay từ đầu Nguyễn Khuyến đã xác định được điểm nhìn nghệ thuật độc đáo: mùa thu được tái hiện qua đôi mắt người đi câu, qua tâm hồn của một thi sĩ ở ẩn trở về nơi thôn đã làm bạn với thiên nhiên.
Nếu ở bài thơ Thu vịnh, không gian mùa thu được mở ra từ bầu trời xanh ngắt thì ở bài thơ Thu điếu, không gian mùa thu như cố thu lại, khép lại trong cái ao thu lạnh lẽo:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Trong thơ ca cổ điển phương Đông, các thi sĩ đã nhiều lần nói tới thu thủy (nước thu), đến Nguyễn Khuyến mới có thêm hình ảnh ao thu, một hình ảnh không chút ước lệ tượng trưng nào. Thơ ca cổ điển có khuynh hướng vươn tới cái cao cả vì thế có miêu tả nước thì cũng phải là nước nơi Trường Giang, Đông Hải, Tây Hồ. Còn Nguyễn Khuyến chọn ngay cái ao nhà quen thuộc bình dị của quê hương. Quê hương Nguyễn Khuyến là vùng chiêm trung, nhìn đâu cũng thấy ao, ao nhiều nhưng ao nhỏ nên chiếc thuyền câu cũng chỉ “bé tẻo teo”.
Toát lên từ khung cảnh ấy là sự vắng lạnh. Thực ra thời tiết mùa thu chưa đến mức lạnh lẽo, mới chớm lạnh, lạnh thôi nhưng cái ao nhà của Nguyễn Khuyến trở nên lạnh lẽo vì vắng lặng yên tĩnh. Tất cả như đang lắng xuống để cho bầu không khí trong và làn nước cũng trong veo không chút gợn sóng.
Mấy câu thơ tiếp theo cũng gợi lên không khí tĩnh lặng của làng quê. Nhà thơ có miêu tả cái động trong cảnh cũng chỉ gợi lên cái tĩnh mà thôi:
Sóng biếc theo làn hơi gợi tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Gió thu thổi rất nhẹ không dù xao động làn nước mà chỉ tạo nên những nét gợn mảnh mai trên mặt nước phẳng. Gió rất nhẹ nên chiếc lá vàng rơi cũng chỉ đủ gợi lên một âm thanh mỏng manh: “khẽ đưa vèo”. Không gian động mà tĩnh, động là sắc thái được cảm nhận từ cận cảnh, tĩnh là không khí chung bao trùm. Cái xao động bên trong cảnh càng gợi lên cái buồn vắng mênh mang. Phải chăng đó cũng là trạng thái tâm hồn của thi nhân lúc ấy: lắng đọng, thâm trầm, trong trẻo và đón nhận cảnh thu với sự nhạy cảm, tinh tế của mình.
Ngồi trầm ngâm trong chiếc thuyền câu nhỏ bé, nhà thơ ngước mắt nhìn lên bầu trời hay nhìn xuống mặt nước phẳng lặng như gương để gặp gỡ hình ảnh quen thuộc:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Nguyễn Khuyến rất yêu cái bầu trời thu trong xanh xa thẳm ấy. Trong cả ba bài thơ thu của ông đều có trời xanh:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
(Thu vịnh)
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt.
(Thu ẩm)
Mỗi lần xuất hiện trong thơ, bầu trời xanh ngắt ấy lại có thêm một dáng vẻ, sắc thái. Bầu trời trong Thu điếu cũng yên tĩnh như cảnh quê. Không có chút gió thoảng đưa nên tầng mây treo lơ lửng giữa bầu trời xanh ngát.
Rồi từ trời xanh yên tĩnh, nhà thơ nhìn ra các lối xóm thân quen: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Những lối đi trong làng vốn đã quanh co ngoắt ngoéo càng trở nên ngoắt ngoéo quanh co hơn khi có những hàng tre, hàng trúc rợp bóng đôi bờ. Con đường nhỏ chợt hiện rồi chợt mất hút trong khoảng xanh của cây cối. Toàn bộ không gian hoàn toàn vắng bóng con người, vắng cả tiếng người: vắng teo! Cái độc đáo, thú vị của đoạn thơ này là ở màu sắc và trạng thái của cảnh. Đúng như cách cảm nhận của nhà thơ Xuân Diệu: “Cái thú vị của Hoài Thu điếu: ở cái điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, (Ranh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động...”.
Xưa nay khi miêu tả mùa thu, các thi nhân thường hay nói đến sắc vàng. Mùa thu vàng dường như đã định hình trong cảm nhận của mọi người. Nhưng mùa thu của Nguyễn Khuyến vẫn bát ngát màu xanh. Mùa thu trong thơ ông là mùa thu Việt Nam, mùa thu của làng quê Bắc Bộ, mùa thu của quê hương Bình Lục mà ông gắn bó trọn đời. Nguyễn Khuyến miêu tả mùa thu như nó tồn tại trong thực tế, như ông đã nhìn thấy, cảm thấy chứ không phải như ý niệm về nó. Chính vì vậy mà Nguyễn Khuyến đã không bị ràng buộc bởi những hình ảnh ước lệ như là ngô đồng rụng, cúc nở sen tàn, ngàn lau điểm tuyết vốn xuất hiện rất nhiều trong thơ ca cổ điển phương Đông. Ở đây Nguyễn Khuyến đã tiến hành một quả. trình “dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam” (Xuân Diệu).
Đọc thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến, chúng ta thường gặp hình tượng cái tôi trữ tình rất khiêm nhường, kín đáo của thi nhân. Bài thơ Thu điếu nói về mùa thu câu cá mà mãi đến hai câu kết, hình tượng người đi câu mới xuất hiện trong tư thế:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Nhà thơ cố thu mình nhỏ lại trước killing cảnh lạnh lẽo, vắng lặng của mùa thu. Đó là tư thế của một người đang triền miên trong trầm tư mặc tưởng. Ngồi câu mà như không để ý đến việc câu cá, ngồi câu mà tâm trí chỉ hướng về cảnh thu, chỉ cảm nhận những rung động nhỏ trong cảnh. Một tiếng động nhỏ, mỗi cử động nhỏ dưới chân bèo nhắc nhà thơ nghĩ đến cá nhưng dưới con mắt của thi nhân đó cũng là một nét của cảnh thu. Cảnh yên tĩnh, vắng lặng, người buồn bã, trầm tư. Trạng thái của cảnh hòa hợp với trạng thái tâm hồn của người. Thi nhân rất tinh tế cảm nhận được cái xôn xao mơ hồ trong khung cảnh tĩnh. Người đọc nếu tinh tế cũng cảm nhận được những xao động bên trong của thi nhân trước cái tư thế trầm ngâm, lặng lẽ ấy.
Bức tranh Thu điếu thể hiện một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ, một vẻ đẹp đậm đà, bình dị, đồng thời thể hiện nỗi buồn thầm kín của thi sĩ. Bài thơ là tiếng lòng yêu quê hương, đất nước. Ngôn ngữ được tác giả sử dụng hết sức giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, thể hiện sự tài hoa của tác giả trong việc Việt hóa thơ Đường.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo