Đề bài: Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Cùng với một Nguyễn Trãi yêu nước thương dân, một Nguyễn Du đau đáu với số phận của những kiếp tài hoa bạc mệnh, một Nguyễn Đình Chiểu đề cao đạo đức, đạo lí, ta còn gặp một Nguyễn Khuyến - nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề bài: Phân tích bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Cùng với một Nguyễn Trãi yêu nước thương dân, một Nguyễn Du đau đáu với số phận của những kiếp tài hoa bạc mệnh, một Nguyễn Đình Chiểu đề cao đạo đức, đạo lí, ta còn gặp một Nguyễn Khuyến - nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Nhưng Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà trào phúng rất đỗi tài tình của dân tộc.
Như Vũ Thanh nhận xét: “Nông thôn Việt Nam trong thơ Yên Đổ hiện lên đầy đủ những âm thanh và màu sắc đặc trưng từ ngàn đời, độc đáo mà gần gũi, thân quen mà độc đáo đến lạ kì, Nguyễn Khuyến là một nhà thơ làng cảnh của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến còn là một nhà thơ trào phúng, đả kích đầy tài năng”, sống trong xã hội ở những buổi tàn của chế độ phong kiến đầy bất công oan trái, Nguyễn Khuyến thấy khá rõ cái xấu xa, giả ác. Đi thi, làm quan trong thời nước mất nhà tan thì có gì gọi là thực chất?
Cũng cờ cũng biểu cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
(Tiến sĩ giấy)
Với Nguyễn Khuyến, quan lại với những điều xấu xa giả dối trong xã hội đương thời chỉ là những tiến sĩ giấy, những “phỗng đá”. Điệp từ lặp lại bốn lần trong hai câu thơ trên đã hàm chứa sắc thái mỉa mai của vị Tam nguyên Yên Đổ dành cho những ông tiến sĩ giấy, những kẻ làm quan trong xã hội đương thời đầy giả dối. Tầng lớp quan lại xấu xa tiếp tục là đối tượng để Nguyễn Khuyến dùng thơ văn để đả kích, trào phúng:
Tôi nghe kẻ cắp nó lèn ông
Nó lại lôi ông ra giữa đồng
(Hỏi thăm tuần phủ mất cướp)
Ngay nhan đề bài thơ “Hỏi thăm tuần phủ mất cướp” đã làm nổi bật sắc thái trào phúng mỉa mai của Nguyễn Khuyến. Đặc biệt, với từ “lèn” sử dụng trong câu thơ đầu tiên đã chứa đựng toàn bộ giọng điệu trào phúng của bài thơ. Quan phủ mà bị kẻ cướp “lèn”, quả là đau lắm! “Kẻ cắp gặp bà già” chăng? Nếu như vị quan phủ kia chuyên cướp của dân, chuyên hành hạ dân như ca dao xưa đã từng nói:
Con ơi nhớ lấy câu này,
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.
thì nay vị quan - kẻ cướp kia lại gặp một kẻ cướp khác cao tay hơn. Bởi vậy dùng từ “lèn” là đau lắm. Khó có thể tìm đâu ra một từ nào diễn tả chính xác hơn từ “lèn”. Bên cạnh từ “lèn” còn có từ “lôi” cũng tràn ngập sự mỉa mai, chế giễu của Nguyễn Khuyến.
Không chỉ trào phúng đả kích tầng lớp quan lại với những sự xấu xa, giả dối. Nguyễn Khuyến cũng châm biếm, vạch trần bọn quan lại chỉ lo túi mình đầy ắp mà bất chấp tất cả sự khen chê của dư luận. Ông đả kích thói rởm đời, lố lăng của con để thực dân. Ngòi bút đả kích của Nguyễn Khuyến trở nên cay đắng chua xót khi ông thấy chính nhân dân mình bị thực dân lừa gạt tham gia những trò chơi vô ý thức làm hạ phẩm giá của mình. Ông tả cảnh ngày “Hội Tây” lúc bấy giờ và kết luận:
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu
Bên cạnh đối tượng trào phúng là quan lại, nho sỹ, Nguyễn Khuyến còn châm biếm chính mình, chế giễu sự bất lực, bạc nhược của bản thân mình:
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi
(Tiến sĩ giấy)
Cùng với nỗi đau trước cái học vị tiến sĩ giấy danh ảo của nhiều kẻ kia Nguyễn Khuyến còn đau cho mình. Bản thân ông cũng là một vị tiến sỹ, vậy mà trước cảnh nước mất nhà tan, trước sự đổi thay của đạo lí, ông lại đành bất lực, ngậm ngùi. Làm tiến sĩ mà cũng không làm được gì để giúp đời như ông thì cũng chẳng phải là loại “tiến sĩ giấy” sao? Nụ cười châm biếm trào phúng của Nguyễn Khuyến trở nên thật đau đớn, chua xót.
Như vậy với nghệ thuật trào phúng, đả kích bọn quan lại xấu xa giả dối và châm biếm chính bản thân mình, Nguyễn Khuyến thực sự không chỉ là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ trào phúng rất sâu sắc. Tiếng cười trong thơ ông nhẹ nhàng, nhưng vẫn rất sâu sắc, thâm thúy. Đọc thơ Nguyễn Khuyến, ta nhận ra sau những vần thơ trào phúng là những nỗi niềm tâm sự và tâm trạng thời thế của một người tuy về ở ẩn nhưng luôn thiết tha với đời, với người. Cùng với Tú Xương, Nguyễn Khuyến là đại diện tiêu biểu nhất cho mảng thơ trào phúng văn học trung đại.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo