Đề bài: Chứng minh rằng, truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc, như có nhà nghiên cứu đã nhận định, là một khi tình xuất sắc thể hiện sự kết hợp giữa chính trị và văn chương trong sự nghiệp sáng tác của Bác Hồ

Suốt cuộc đời Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chưa từng có ý thức xây dựng một sự nghiệp văn chương cho mình. Thế nhưng thơ văn lại trở thành một người bạn đồng hành, một thứ vũ khí đắc lực của người chiến sĩ ấy trên con đường cách mạng. Và, trong suốt những năm tháng của cuộc đời hoạt động chính trị, Bác đã sáng tác được một khối lượng khá đồ sộ các tác phẩm văn chương.

BÀI LÀM

Suốt cuộc đời Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chưa từng có ý thức xây dựng một sự nghiệp văn chương cho mình. Thế nhưng thơ văn lại trở thành một người bạn đồng hành, một thứ vũ khí đắc lực của người chiến sĩ ấy trên con đường cách mạng. Và, trong suốt những năm tháng của cuộc đời hoạt động chính trị, Bác đã sáng tác được một khối lượng khá đồ sộ các tác phẩm văn chương. Trong số đó, không ít những áng văn thơ xứng đáng được gọi là tuyệt tác, là văn chương nghệ thuật đích thực.. Vi hành là một trong số các tác phẩm văn chương như thế.

Đó là một truyện ngắn, một công trình nghệ thuật tiêu biểu cho văn xuôi Nguyễn Ái Quốc khoảng đầu những năm hai mươi của thế kỉ XX. Cùng với Con rồng tre, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Sở thích đặc biệt..., Vi hành thuộc vào số các sáng tác nhằm tập trung đả kích tên vua bù nhìn Việt Nam khi hắn sang Pháp dự cuộc đấu xảo Mácxây năm 1922. Và cũng như tất cả các tác phẩm vừa được kể trên, Vi hành là một sáng tác mang đậm màu sắc chính trị. Cả thiên truyện ngáp giàu chất “humour” hóa ra lại là những lần rơi quất không khoan nhượng vào bộ mặt ô nhục, ngu si, lạc hậu của tên vua bự nhìn nước Nam và cả hệ thống cầm quyền, của thực dân Pháp. Bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện của đôi tình nhân trên chuyến xe điện tưởng chừng rất bâng quơ, tầm phào, nhà văn cứ thế bóc tách từng lớp, từng lớp ý nghĩa và cuối cùng để lại cho truyện một dư vị sâu cay. Trong toàn bộ câu chuyện, người kể chuyện đóng vai trò như một người An Nam rất bình thường sống trên đất Pháp và không vất vả gì lắm để ghi lại những lời nhận xét, bình luận của người dân pháp về một vị hoàng đế An Nam. Khó có thể em được một chỗ đứng khách quan và thú vị hơn thế nữa. Với vị trí ấy, người kể chuyện đã thể hiện khá thành công hình ảnh một ông vua xuất hiện với vai trò không hơn gì một con rối mua vui trên sân khấu, những trò giải trí giật gân trên đất Pháp. “Hắn ta” - dùng như cách gọi của đôi tình nhân, là một nhân vật có tướng mạo khó coi đến thảm hại với “cái mũi tẹt”, “cái mặt xếch”, “cái mặt bủng như vỏ chanh”, động thái thì “nhút nhát”, “lúng ta lúng túng” và còn khá lố bịch với “cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn đầy “khăn”. Rõ ràng vị vua này không gây được cảm tình gì nhiều cho người dân đất Pháp về cái hình dung bên ngoài. Tệ hại hơn nữa, vị trí, giá trị của hắn cũng không hơn gì cả lũ vợ lố năng hầu vua Cao Miên. Dưới một cái nhìn khách quan thì hoàng đế nước Nam, quả chẳng có chút giá trị nào. Đó là còn chưa nhắc đến cung cách không lấy gì làm sạch sẽ lắm của những chuyến “vi hành” ngài vẫn thường thực hiện “vì những lí do không cao thượng”. Nguyễn Ái Quốc đã không ngần ngại phơi bày sự thực về một đấng quân vương đang bị đem ra làm trò cười nơi “Nước mẹ”. Qua sự tố cáo gián tiếp hoàng đế An Nam, ngòi bút đả kích sâu cay của tác giả Vi hành còn không khoan nhượng chĩa vào chủ nghĩa thực dân cái chế độ không những đã làm điều đứng khốn khổ cả một dân tộc với thuế má, với rượu cồn và thuốc phiện, mà còn đang trương người đứng đầu của cả đất nước ấy ra làm trò quảng cáo rẻ tiền cho cái gọi là ’’khai hóa văn minh”, là “Nước mẹ đại Pháp”. Bằng cách nói rất hóm hỉnh về “những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tụy”, nhà văn đã lật tẩy chính sách đo thám đê hèn mà Chính phủ thực dân Pháp đang thực thi với những người An Nam sống trên đất Pháp. Chẳng phải nhân vật “tôi” ấy không hay biết rằng trong cách can mẫn theo dấu bảo vệ chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, ấy là cách trắng trợn theo dõi, đe dọa và hạ thấp phẩm giá người Việt Nam. Trong giọng điệu như rất bông rợn, hài hước của con người ấy ẩn chứa bao nhiêu những xót xa, những đau đớn cho thân phận, cho số kiếp những người Việt trên đất Pháp, sống với số phận người dân mất nước tủi nhục và đầy cay cực. Nhưng vượt lên trên tất cả, con người vô sản ấy vẫn tỏ ra một cách tỉnh táo và sáng suốt bộc lộ mục đích cách mạng của truyện: thể hiện một sự hạ bệ rất khách quan, rất xứng đáng dành cho tên vua bù nhìn An Nam, mạnh mẽ giáng đòn vào thế lực phong kiến đang đến hồi âm tạ suy sụp trên đất Việt và liên tiếp tố cáo công lí, quyền tự do, nhân quyền đang bị vi phạm một cách trắng trợn trên mảnh đất quê hương của Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền. Nếu như nói rằng các sáng tác của Nguyễn Ái Quốc chủ yếu là để phục vụ cho mục đích chính trị thì Vi hành trước hết là một thứ vũ khí chiến đấu sắc bén và đầy hiệu quả bởi những nội dung cách mạng của tác phẩm. Cũng chính là để dành cho mục đích cách mạng như vậy mà thiên truyện ngắn này trở thành một tác phẩm văn chương chân chính trong số rất nhiều các sáng tác đầu thế kỉ XX. Trong những thời khắc mà vận mệnh dân tộc, vấn đề quyền sống của cả một cộng đồng người đang được đặt ra cấp thiết thì văn chương nghệ thuật luôn cần phải đi theo một con đường chân chính là đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của đất nước, của dân tộc mình. Truyện ngắn Vi hành đã đi theo con đường ấy và đã thể hiện một cách xuất sắc tính chiến đấu của văn chương nghệ thuật.

Nhưng, cũng như tất cả các tác phẩm nghệ thuật, Vi hành còn cần đến và phải cần đến những “tín hiệu nghệ thuật” để trở thành một tác phẩm văn chương thật sự. Chúng ta biết rằng, Nguyễn ái Quốc, không chỉ là một chiến sĩ mà còn là một người có văn tài, có một sự nhạy cảm văn chương đặc biệt. Các tác phẩm truyện, kí được Người viết trong thời kì này đều mang một phong cách văn xuôi hiện đại, thể hiện một tài châm biếm sắc sảo, với sức mạnh của một trí tưởng tượng phong phú. Vi hành không nằm ngoài lối viết ấy. Và cũng nhờ vào phong cách thể hiện đó mà truyện ngắn có một sức hấp dẫn đặc biệt và bộc lộ được một cách sâu sắc chủ đề tư tưởng mà nhà văn muốn thể hiện. Truyện ra đời trên đất Pháp, được viết bằng tiếng Pháp và trước hết là để dành cho các độc giả Pháp. Cũng phải nói rằng trên một đất nước phát triển, đa số công chúng là những người có trình độ văn hóa cao và quan điểm thẩm mĩ khá khắt khe như vậy thì một tác phẩm nghệ thuật muốn được chấp nhận rộng rãi và thuyết phục được lòng người không phải là một điều dễ dàng. Nhưng Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện được điều đó một cách xuất sắc: khiến cho công chúng Pháp tin, đồng tình và thưởng thức Vi hành như một tác phẩm nghệ thuật đầy giá trị.

Truyện mở đầu không phải theo lối thuần túy Á Đông như rất nhiều các tác phẩm truyện ngắn khác ta từng biết đến. Người quả thực đã rất chú ý đến đối tượng độc giả của tác phẩm. Với bạn đọc người Pháp ưa hào nhoáng và hoa mĩ, lại đang chú ý đến những mô típ truyện kiểu lãng mạn tình tứ, tác giả đã đặt câu chuyện dưới hình thức một bức thư và với một đề tựa đầy gợi mở, hứa hẹn: Trích những bức thư gửi cô em họ.... Và theo suốt chiều dài tác phẩm, nhà văn đã trang điểm cho ngôn ngữ văn xuôi của mình những lời dịu dàng, âu yếm, tạo cho truyện một ý tứ ý vị như trong một câu chuyện tình cảm lãng mạn nào đó. Bởi vậy nên, tuy là chính tả, truyện ngắn vẫn có một sức lôi cuốn, hấp dẫn riêng chứ không khô khan tẻ nhạt như một bài xã luận nằm chìa ình trên trang nhất của một tờ nhật báo. Cũng bởi vậy mà nó đến được sâu rộng hơn với mọi tầng lớp người dân Pháp.

Cách tác giả đặt tựa đề cho truyện, có lẽ cũng là một thủ pháp nghệ thuật đáng ghi nhận nữa. “Vi hành” (Incognito) - nghĩa là người giấu mặt. Nếu hiểu theo nghĩa tích cực. Nó chỉ những chuyến đi bí mật của các đấng trị vì nhằm hiểu thấu dân tình thế thái, và đem sự hiểu ấy ra để giúp dân giúp nước. Nhưng, nếu hiểu theo một nghĩa khác đi, thì “vi hành” lại ám chỉ những chuyến ngoại du của những bậc “công tử bé đã quá ngán nơi cung điện, nên thử đi tìm của lạ chốn nhân gian. Nhà văn không hề có ý định giải thích cho cách dùng từ ấy của mình, mà khéo léo đặt hai chữ ‘‘Vi hành” ấy lên đầu tác phẩm. Rồi đương nhiên người đọc sẽ được biết người giấu mặt ấy là ai, và giấu mặt vì mục đích gì. Liệu đó có phải là hoàng đế An Nam với những chuyến ngao du của Ngài nơi Pari hoa lệ? Xét cho cùng thì Pari cũng là một thủ đô quá sức mĩ miều với bao nhiêu của ngon vật lạ mà vị quân vương của chúng ta thì lại rất có hứng thú với những điều mới lạ... âu đó cũng là một lẽ dễ hiểu.

Nhưng nếu đặt câu chuyện trong hình thức một bức thư hay cách đặt tựa đề truyện chỉ như một thủ pháp nghệ thuật đặc biệt gây sự chú ý, thì những sáng tạo nghệ thuật được nhà văn trình bày trong tác phẩm lại càng mang tính hấp dẫn, lôi cuốn độc giả. Đầu tiên, điều đáng chú ý là tình huống truyện mà tác giả đặt ra. Chính xác hơn, đó là một hư cấu nghệ thuật đơn giản mà hiệu quả đến bất ngờ: chuyện diễn ra một cách đầy ngẫu nhiên trong một khoảnh khắc ngắn ngủi trên chuyến xe điện với chỉ ba nhân vật: đôi tình nhân người Pháp và nhân vật “tôi” là người An Nam. Vấn đề của truyện cứ thế được bóc tách dần, và chủ đề truyện cũng được dần lộ rõ qua cuộc chuyện trò của đôi trai gái ấy. Cũng trong cuộc chuyện trò này nữa, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện tài năng của người viết truyện hài hước, đem đến cho người đọc tiếng cười nhưng không phải giòn giã nở trên bề mặt mà là tiếng cười trí tuệ nằm sâu dưới bao lớp ngôn từ. Nghĩa là chỉ khi khám phá, khi thấu hiểu hết mọi ý nghĩa, tiếng cười mới cất lên thâm trầm, chua xót mai mỉa. Đáng cười lắm chứ cái bộ mặt của tên vua bù nhìn kia qua cách miêu tả của đôi bạn trẻ: đó là bộ mặt bệnh hoạn, phong thái lố bịch và phẩm cách đê hèn ô nhục của tên vua một nước thuộc địa. Nhưng cũng nên nhớ rằng, sự hạ bệ vị vua phong kiến An Nam này không phải lát của một người An Nam, mà chính là của người dân Pháp. Đây là cách mà tác giả đã khách quan hóa nhằm làm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết mang tính chất đả kích, châm biếm trong tác phẩm của mình. Tài tình hơn nữa là ở cách mà nhà văn để cho câu chuyện vẫn diễn ra, vẫn tạo ra tình huống truyện trong bối cảnh chỉ có ba nhân vật trong truyện. Với chỉ ba nhân vật ấy, truyện vẫn đầy ắp những chi tiết gây cười dựa trên những nhầm lẫn có lí: người biết tiếng Pháp thì bị coi là không hiểu gì, người không phải là vua thì bị nhầm là vị vua đang trong một chuyến “vi hành”... Rồi kì lạ thay, câu chuyện vẫn cứ có thể tiếp tục mà không hết sự lôi cuốn khi chỉ còn lại một nhân vật “tôi” một người mà đang tưởng mình là một vị vua thực sự khi bỗng dưng một hôm lại được chăm sóc hộ tống qua kĩ càng bởi chính phủ bảo hộ. Giọng điệu chính của truyện lúc này vẫn là một giọng bông lớn, bỡn cợt và làm ra vẻ hết sức ngây thơ: “Cái vui nhất là ngay đến chính phủ cũng chẳng nhận ra…”, “Cô thử nghĩ, làm sao mà không xúc động sâu xa…”. Nhưng, lẩn khuất trong giọng bỡn đùa ấy, cái cung cách thản nhiên ấy, là sự quặn đau xót xa của một con người đầy ý thức về thân phận của người dân mất nước. Vi hành là một truyện ngắn hài, mà có lẽ là cười ta nước mắt. Nhà văn đã công phẫn lên án gay gắt chính sách mật thám của chính phủ thực dân Pháp, đã không ngần ngại nói lên nỗi tủi nhục của người dân thuộc địa sống trên đất nước “bảo hộ”. Đó cũng là cách mà Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện Vi hành như một tác phẩm có nội dung sâu sắc, giàu tính chiến đấu và đầy giá trị nhân bản.

Như đã nói, Vi hành được viết dưới hình thức một bức thư, nghĩa là được viết bằng một giọng văn đầy ngẫu hứng. Cách viết này đã tạo cho truyện một lợi thế phong phú về nội dung đề cập, dễ dàng chuyển đổi đề tài bàn luận, chuyển đổi giọng điệu và cảm xúc của người viết. Bởi là một bức thư, một thông điệp trao đổi thông tin, trao gửi tình cảm, nên từ chỗ đang trần thuật khách quan cuộc chuyện trò của đôi bạn trẻ, tác giả Vi hành có thể chuyển hướng câu chuyện thành những dòng tâm sự trữ tình của người viết thư, như khi nhắc về những kỉ niệm ngày ấu thơ, hay rất ngẫu hứng bàn luận một cách hài hước, mỉa mai về mục đích của chuyến “vi hành” của đức vua An Nam... Tất cả đều nằm trong một thủ pháp điêu luyện của người viết: nằm trong tay toàn bộ sự vận động của câu chuyện, điều khiển rất tài tình thư “bánh xe vô lượng” không thể nào đoán biết đó. Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện rõ bản lĩnh của một người viết văn tài tình thật sự. Đó cũng là cách mà nhà văn - chiến sĩ của chúng ta thể hiện đầy đủ nhất nội dung của tác phẩm, không ngần ngại công phá chế độ phong kiến đang tới mức suy tàn hay bộ mặt tráo trở của thực dân Pháp, con đỉa hút máu hai vòi, kẻ thù chung của nhân dân thuộc địa và của nhân loại tiến bộ.

Vi hành là một tác phẩm đặc sắc được Nguyễn Ái Quốc viết vào những năm đầu của thế kỉ XX trên đất Pháp. Và theo như đánh giá, thì đây là một “kết tinh nghệ thuật thuộc loại đặc sắc nhất thể hiện sự kết hợp giữa chính trị và văn chương trong sự nghiệp sáng tác của Bác Hồ”. Với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, với sự kết hợp tuyệt vời giữa văn chương và chính trị như vậy. Vi hành xứng đáng là “một tác phẩm văn chương thực sự” của nền văn học Việt Nam.

Các bài học liên quan
Đề bài: “Vấn đề Đôi mắt đã được đặt ra từ trước Cách mạng qua các tác phẩm của ông”. (Nguyễn Hoành Khung) Dựa vào những tác phẩm đã học và đọc thêm của Nam Cao, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề bài: Phân tích bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao, từ đó nếu giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao.
Đề bài: “Văn chương không cần đến người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” - Nam Cao
Đề bài: Những cảm nhận của anh/chị sau khi đọc truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật