Lý thuyết về các phép toán tập hợp
Phép giao, phép hợp, phép hiệu và phần bù
Lý thuyết về các phép toán tập hợp.
Tóm tắt kiến thức
1. Phép giao
Giao của hai tập hợp \(A\) và \(B\), kí hiệu \(A ∩ B\) là tập hợp gồm các phần tử thuộc \(B\)
\(A ∩ B = \left\{x| x ∈ A \text{ và } x ∈ B\right\}\).
2. Phép hợp
Hợp của hai tập hợp \(A\) và \(B\), kí hiệu \(A ∪ B\) là tập hợp gồm các phần tử thuộc \(A\) hoặc thuộc \(B\)
\(A ∪ B = \left\{x| x ∈ A \text{ hoặc } x ∈ B\right\}\).
3. Phép hiệu
Hiệu của tập hợp \(A\) với tập hợp \(B\), kí hiệu \(A\backslash B\) là tập hợp gồm các phần tử thuộc \(A\) và không thuộc \(B\)
\(A\backslash B= \left\{x| x ∈ A \text { và }x \notin B\right\}\).
4. Phần bù
Nếu \(B ⊂ A\) thì \( A\backslash B\) được gọi là phần bù của \(B\) trong \(A\), kí hiệu là \({C_A}B\)
.