Cấu trúc ôn thi học kì 2 khối 10 các môn Toán, Lý, Hóa năm học 2016 – 2017
Gửi các em học sinh Cấu trúc ôn thi học kì 2 khối 10 các môn Toán, Lý, Hóa năm học 2016 – 2017. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề học kì 2 lớp 10 môn Toán – Sở GD & ĐT Nam Định 2016
- Tổng hợp 3 đề thi học kì 2 lớp 10 môn Toán rất hay năm học 2015 – 2016
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 10 môn Toán – Lý – Hóa – Sinh năm học 2016 – 2017 mới nhất trên dayhoctot.com
Hướng dẫn cấu trúc ôn tập
Kiểm tra học kỳ 2 năm học 2016-2017
1.1. Môn Toán
a. Khối 10
*CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
(A). ĐẠI SỐ
– Giải bất phương trình qui về bậc hai: dạng tích, chứa ẩn ở mẫu, chứa ẩn trong dấu GTTĐ.
– Giải hệ bất phương trình gồm các bất phương trình bậc nhất, bậc hai.
– Giải BPT chứa căn thức.
– Tìm điều kiện của tham số để phương trình dạng bậc hai có nghiệm (có nghiệm, vô nghiệm, có 2 nghiệm cùng dấu, trái dấu)
– Tìm điều kiện của tham số để tam thức bậc hai không đổi dấu trên
– Tìm các số đặc trưng của bảng số liệu.
– Tính giá trị lượng giác của một cung (góc), chứng minh hệ thức lượng giác; tính giá trị biểu thức lượng giác
(B). HÌNH HỌC
– Viết phương trình đường thẳng, đường tròn, elip, hypebol; parabol. Tìm các yếu tố của elip, hypebol; parabol.
*CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
(A). ĐẠI SỐ
– Giải bất phương trình qui về bậc hai: dạng tích, chứa ẩn ở mẫu
– Giải hệ bất phương trình gồm các bất phương trình bậc nhất, bậc hai.
– Tìm điều kiện của tham số để phương trình bậc hai có nghiệm (có nghiệm; vô nghiệm; có 2 nghiệm cùng dấu, trái dấu).
– Tìm các số đặc trưng của bảng số liệu.
– Tính giá trị lượng giác của một cung (góc), chứng minh hệ thức lượng giác; tính giá trị biểu thức lượng giác.
(B). HÌNH HỌC
– Giải tam giác
– Viết phương trình đường thẳng, đường tròn, elip. Tìm các yếu tố của elip.
* Lưu ý: Tăng cường bài toán ứng dụng toán học vào thực tiển một cách hợp lý.
Vật Lý Khối 10
(A). PHẦN CHUNG CHO CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO:
(I). Lý thuyết:
*Các định luật bảo toàn
(1). Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng:
– Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng
– Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với
hệ hai vật.
(2). Công và công suất : Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.
(3). Động năng. Định lý động năng : Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.
(4). Thế năng (thế năng hấp dẫn – Thế năng đàn hồi)
– Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng.
– Viết được công thức tính thế năng đàn hồi.
(5). Định luật bảo toàn cơ năng – Bảo toàn năng lượng.
– Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được biểu thức của cơ năng.
– Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này.
*Nhiệt học và chất khí
(1). Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử của chất khí :
– Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
– Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.
(2). Định luật Bôi lơ – Mariôt. Định luật Sac –lơ :
– Phát biểu được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt
– Phát biểu được định luật Sác-lơ
(3). Phương trình trạng thái khí lí tưởng : Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng
(4). Nội năng và sự biến thiên nội năng :
– Nêu được có lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
– Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.
– Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng.
(5). Nguyên lý I nhiệt động lực học.
– Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học
– Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này.
*Chất rắn, chất lỏng. Sự chuyển thể
(1). Sự nở vì nhiệt của chất rắn : Viết được các công thức nở dài và nở khối.
(2). Chất lỏng: các hiện tượng bề mặt của chất lỏng (căng mặt ngoài, dính ướt, không dính ướt, mao dẫn):
– Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt
– Mô tả được hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt
(II). Các dạng bài tập:
(1). Các bài tập về công, công suất, hiệu suất : Biết cách tính công, công suất và các đại lượng trong các công thức tính công và công suất.
(2). Các bài tập về các định luật bảo toàn:
– Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm.
– Biết cách tính động năng, thế năng, cơ năng và áp dụng định luật bảo toàn cơ năng để tính các đại lượng trong công thức của định luật bảo toàn cơ năng.
(3). Định lý động năng.
(4). Toán về chất khí (tìm các đại lượng p, V, t và đồ thị biến đổi trạng thái) : Biết cách phân tích, chỉ ra các thông số của các trạng thái chất khí và áp dụng phương trình trạng thái để tính được các đại lượng chưa biết.
(5). Toán về sự biến dạng cơ và biến dạng vì nhiệt : Vận dụng được công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giải các bài tập đơn giản.
(B). PHẦN RIÊNG CHO NÂNG CAO
I. Lý thuyết:
(1). Các định luật Kê-ple: Phát biểu và viết được hệ thức của ba định luật Kê-ple.
(2). Áp suất tĩnh. Nguyên lý Pa-xcan :
– Nêu được áp suất thủy tĩnh là gì và các đặc điểm của áp suất này.
– Phát biểu và viết được hệ thức của nguyên lí Pa-xcan.
(3). Sư chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí. Định luật Becnuli :
– Nêu được chất lỏng lí tưởng là gì, ống dòng là gì. Nêu được mối quan hệ giữa tốc độ dòng chất lỏng và tiết diện của ống dòng.
– Phát biểu được định luật Béc-nu-li và viết được hệ thức của định luật này.
(4). Phương trình Clapâyron- Menđêlêep : Viết được phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép. Chú thích các đại lượng trong phương trình.
II. Bài tập:
(1). Va chạm đàn hồi và không đàn hồi : Vận dụng định luật bảo toàn động lượng, bảo toàn năng lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm đàn hồi.
(2). Toán về cơ chất lưu : Vận dụng được định luật Béc-nu-li để giải một số bài tập đơn giản.
(3). Toán về chất khí : Vận dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng và phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép để giải được các bài tập đơn giản.
Hóa Học 10
(I). Nội dung (cơ bản và nâng cao)
TT | Sách GK |
Nội dung |
1 | Chương 5 | Halogen |
2 | Chương 6 | Oxi |
3 | Chương 7 | Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học |
(II). Cấu trúc đề thi hoc kỳ
(1)-Lý tính, hóa tính, điều chế
(2)-Hoàn thành các phương trình phản ứng
(3)-Chuỗi phản ứng
(4)-Phân biệt các dung dịch mất nhãn
(5)-Phương trình chứng minh: tính axit, tính khử, tính oxi hóa của chất
(6)-Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
(7)-Vận dụng kiến thức hóa học giải thích các hiện tượng trong đời sống thực tiễn
(8)-Bài tập toán: Chủ yếu các dạng sau:
*Dạng 1: Hỗn hợp kim loại hoặc hỗn hợp gồm kim loại và oxit kim loại tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc)
*Dạng 2: Hỗn hợp gồm kim loại và sunfua kim loại tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng)
*Dạng 3: Tính tốc độ trung bình của phản ứng
Sinh Học 10
*PHẦN CHUNG
(I). Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
– Nêu được khái niệm vi sinh vật và các đặc điểm chung của vi sinh vật.
– Kể tên được các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
– Nhận biết được nguồn năng lượng, nguồn cacbon chủ yếu của từng kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
– Nêu được một số ứng dụng của quá trình phân giải ở vi sinh vật.
(II). Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
– Nêu được các khái niệm: sinh trưởng của vi sinh vật, nuôi cấy không liên tục, nuôi cấy liên tục.
– Nêu được khái niệm nhân tố sinh trưởng.
– Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố vật lí (nhiệt độ, độ ẩm) lên vi sinh vật.
– Vẽ đồ thị đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục và trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
– Hiểu được ứng dụng của nuôi cấy liên tục.
– So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục
– Hiểu công thức tính số lượng tế bào vi sinh vật sau thời gian nuôi cấy để giải bài tập cụ thể.
(III). Virut và bệnh truyền nhiễm
– Trình bày cấu tạo của virut
– Nêu được các căn cứ để phân loại virut.
– Nêu khái niệm miễn dịch và các loại miễn dịch.
– Nêu được khái niệm, các đặc điểm và vai trò của inteferon.
– Trình bày được các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut trong tế bào
– Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
– Phân biệt được miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
– Giải thích vì sao virut chưa được coi là một cơ thể sống.
*PHẦN RIÊNG – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
(II). Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
-Biết được thời điểm thích hợp để thu nhận sinh khối VSV trong nuôi cấy không liên tục.
– Phân biệt các nhóm vi sinh vật dựa trên nhiệt độ.
(III). Virut và bệnh truyền nhiễm
– Biết được phương thức xâm nhập của virut thực vật, triệu chứng của cây bị bệnh và nêu được cách phòng ngừa.
– Phân biệt được virut ôn hòa và virut độc (chu trình tiềm tan và sinh tan).
– Ứng dụng của virut trong thực tiễn bảo vệ đời sống con người và môi trường.
– Giải thích vì sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước
*PHẦN RIÊNG – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
(IV). Phân bào
– Nêu được những diễn biến cơ bản trong các kì của nguyên phân, giảm phân
– Hiểu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân
– So sánh sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân