Giải câu 2 trang 24 SGK Đại số 10

Thế nào là mệnh đề đảo của mệnh đề A ⇒ B? Nếu A ⇒ B là mệnh đề đúng, thì mệnh đề đảo của nó có đúng không? Cho ví dụ minh họa.

Bài 2. Thế nào là mệnh đề đảo của mệnh đề \(A ⇒ B\)? Nếu \(A ⇒ B\) là mệnh đề đúng, thì mệnh đề đảo của nó có đúng không? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

Mệnh đề đảo của mệnh đề \(A ⇒ B\) là mệnh đề \(B ⇒A\).

Nếu mệnh đề \(A ⇒ B\) là mệnh đề đúng thì mệnh đề đảo của nó chưa chắc đúng.

Ví dụ 1: \(A ⇒ B =\) “Nếu một số nguyên chia hết cho \(3\) thì nó có tổng các chữ số chia hết cho \(3\)”. Mệnh đề này đúng.

Mệnh đề đảo: \(B ⇒A =\) “Nếu một số nguyên có tổng các chữ số chia hết cho \(3\) thì số đó chia hết cho \(3\)”. Mệnh đề này cũng đúng.

Ví dụ 2: \(A ⇒ B =\) “Nếu một tứ giác là hình thoi thì nó có hai đường chéo vuông góc với nhau”. Mệnh đề này đúng.

Mệnh đề đảo: \(B ⇒A =\) “Nếu một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau thì tứ giác ấy là một hình thoi”. Mệnh đề này sai.

Các bài học liên quan
Câu 6 trang 24 SGK Đại số 10
Các chương học và chủ đề lớn

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 10 mới cập nhật