Đề bài: Phân tích khổ cuối bài “Tràng giang”

Mỗi khi trở về với phong trào Thơ mới, cùng với hàng loạt các tên tuổi lớn như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, chúng ta không thể không kể đến Huy Cận - một hồn thơ tiêu biểu cho Hồn thơ ảo não nhất trong giàn đồng ca đa sầu đa cảm này.

BÀI LÀM

Mỗi khi trở về với phong trào Thơ mới, cùng với hàng loạt các tên tuổi lớn như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, chúng ta không thể không kể đến Huy Cận - một hồn thơ tiêu biểu cho Hồn thơ ảo não nhất trong giàn đồng ca đa sầu đa cảm này. Hoài Thanh đã từng đánh giá: “Huy Cận cùng Xuân Diệu đã làm nên xóm thơ Huy Xuân” và nếu như Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất của cám thức về thời gian thì Huy Cận lại là nhà thơ cổ điển nhất của cảm thức vô cùng tinh tế về không gian. Chính vì vậy, thi sĩ hướng ngòi bút của mình về với vũ trụ bao la, với sông dài, trời rộng. Tất cả mạch cảm xúc và phong cách nghệ thuật trên đều được thể hiện sinh động qua bài Tràng giang rút ra từ tập thơ nổi tiếng Lửa thiêng. Khổ thơ cuối được coi là khổ thơ sâu lắng, tha thiết nhất trong trường buồn Tràng giang.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bỏng chiêu sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Nếu như trong ba khổ thơ đầu, tâm trạng buồn - “nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm ra lối như kéo dài triền miên” của thi nhân dàn trải theo cái mênh mông, vô định của sông nước, thì đến khổ thơ cuối, tâm trạng ấy được mở lên cao lan tỏa trong không gian hoàng hôn của buổi chiều tàn:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Thiên nhiên, tạo vật buồn nhưng đôi lúc bộc lộ vẻ đẹp kì vĩ, lạ lùng”. Đó là lời tự tình của tác giả về hai câu thơ này! Thật vậy, không có gì vui và rạo rực bằng lúc bình minh, nhưng không gì buồn tan tác bằng buổi ngày tàn, khi bóng chiều đang sa sầm lại. Nhưng chính lúc ấy, trong thơ Huy Cận, nơi Tràng giang lại vang lên vẻ đẹp tráng lệ với lớp lớp những tầng mây hợp thành núi mây khổng lồ được những vạt nắng chiếu rọi thành núi bạc. Đó là cảnh thực, song cũng là một hình ảnh nghệ thuật đẹp tuyệt diệu. Viết được hình tượng núi bạc, Huy Cận phải có một sự cảm nhận vẻ đẹp tinh tế và đó phải là một hồn thơ yêu quê hương đất nước đằm thắm. Hình ảnh núi bạc ấy sinh động hơn, có hồn hơn, hùng vĩ hơn qua động từ “đùn”. “Mây trắng hết lớp này đến lớp khác như những búp bông trắng nở ra trên trời cao, ánh chiều khi vụt tắt rạng lên vẻ đẹp”. Nhà thơ đã từng tâm sự ông học được chữ “đùn” trong bài thơ dịch của Đỗ Phủ:

Lưng gợn sóng gợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Trong suốt bài Tràng giang, hình ảnh thi nhân cô đơn trong từng cảnh vật đổi thay nhưng cùng chung dáng vẻ; trôi nổi, lạc loài, vô định, như cành củi, đám bèo dạt... Và tới khổ thơ cuối, hình ảnh thi nhân, nỗi buồn thi nhân lại thấp thoáng ẩn hiện trong một hình ảnh cô đơn, lạc loài hơn nữa, một hình ảnh rất tội nghiệp. Đó là một cánh chim nhỏ nhoi, cánh chim đang chờ nặng bóng chiều, nghiêng cánh có bay về chân trời xa vắng. Trong thơ cổ điển cũng như hiện đại, chỉ riêng việc khắc họa hình ảnh một cánh chim lẻ loi đã gợi nên một cái gì cô đơn, tội nghiệp, gợi nên cái buồn vắng, trống trải trong tâm hồn. Trong thơ Huy Cận, đó lại là một cánh chim “nghiêng cánh nhỏ” và đang chờ nặng bóng chiều sa cứ xa mờ dần đối lập với hình ảnh núi bạc hùng vĩ trong trời nước bao la. Sự tương phản ấy khiến cảnh tràng giang đã mênh mông xa vắng lại càng mênh mông hơn, xa vắng hơn và tràng giang đã buồn lại càng buồn hơn. Hình ảnh cánh chim bay nghiêng trong buổi hoàng hôn là hình ảnh ước tư tưởng, tượng trưng trong thơ cổ điển. Không gian ấỵ, cánh chim ấy đã từng là nơi bao thi nhân xưa thả những tâm tình tha thiết, thấm thía vào đó. Và có lẽ nó còn là nơi để thi nhân muôn đời gửi gắm những nỗi niềm sâu kín. Cánh chim lẻ loi, cô đơn, lạc đàn nghiêng cánh nhỏ trong Tràng giang lại gợi cho ta nhớ tới tâm tưởng, nỗi buồn bơ vơ, trống trải của một người lữ thứ xa quê hương đang cô đơn thả những mảnh hồn theo cánh chim mỏi cố bay về nơi chân trời xa vắng để tìm một điểm dừng chân:

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
(Bà Huyện Thanh quan)

Hai câu thơ đầu của khổ thơ cuối rất hay. Nếu như câu thơ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” gợi nên cái cao, cái bồng bềnh của cảnh mây trời thì câu tiếp theo “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” lại trĩu xuống. Có lẽ bóng chiều ấy đang chờ nặng những tâm tình buồn nhớ của thi nhân. Tâm trạng cô đơn cùng nỗi “sầu nhân thế” như ngưng đọng và không thể giải tỏa trong không gian của “bóng chiều sa” ấy, và nó còn thể hiện sâu đậm hình ảnh thi nhân một mình đứng lẻ loi giữa vũ trụ bao la, lặng lẽ.

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

“Dợn dợn” như một nốt nhạc kết thúc một bản nhạc buồn, nó gợi nên muôn nhịp sóng: sóng nước, sóng lòng. “Dợn dợn” diễn tả sự rợn ngợp của nhà thơ trước cảnh trời nước mênh mông trong từng khoảnh khắc hoàng hôn gắn liền với tình quê, cố hương:

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Hay:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

Gợi nên từ tứ thơ ấy của Thôi Hiệu, hai câu thơ Đường:

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

cũng là tấm “tình quê” của Huy Cận. Nhưng đây là một tình quê tha thiết hơn, sâu nặng và mãnh liệt hơn, bởi tấm “tình quê” ấy được toát lên trong một câu thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại: Cổ điển ở cảnh xưa: khói sóng, ở kết cấu thơ Đường: hiện đại ở cách nói trái ngược với ý Thôi Hiệu, một cách nói mới mẻ, độc đáo của một hồn thơ đầy lãng mạn. Xưa kia, đứng trên lầu Hoàng Hạc, Thôi Hiệu nhìn thấy khói sóng phủ mờ trên sông mà lòng nhớ, tình quê thổn thức. Nhưng nay Huy Cận không cần cái mờ ảo của khói sóng tác động vào thị giác, thính giác, cũng không cần cái se lạnh thấm vào da thịt, không cần thứ vốn gợi buồn tác động nhưng tình quê vẫn trào dâng. Rõ ràng tâm trạng của Huy Cận sâu lắng hơn, mãnh liệt hơn, nó luôn thường trực trong tâm hồn và luôn sẵn sàng tỏa ra, thấm vào vạn vật.

Khổ thơ đã khép lại về tứ thơ, nhưng cái tình quê buồn tha thiết sâu lắng thì như kéo dội vang vọng mãi theo cái âm điệu “dập dềnh” như sóng nước Tràng giang của hai câu thơ cuối.

Đây là khổ thơ rất hay, hay ở sự kết hợp nhuần nhuyễn thơ cổ truyền với những nét hiện đại. “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Cảm hứng lời đề từ ấy dàn trải trong ba khổ thơ đầu đồ rồi hội tụ, kết tinh trong khổ thơ cuối - khổ thơ có thể xem như một bài tứ tuyệt hay bộc lộ chân thực nhất, đậm đà tình yêu quê hương của tác giả.

Các bài học liên quan
Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu:  Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang... Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Đề bài: Phân tích bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.
Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu:  Ta muốn ôm!... Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi!
Đề bài: Hãy làm sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này.
Đề bài: Phân tích cái “ngông” trong “Hầu Trời” của Tản Đà.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật