Đề bài: Phân tích cái “ngông” trong “Hầu Trời” của Tản Đà

Ai đã từng đọc cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân đều có thể bắt gặp hình ảnh của nhà thơ Tản Đà ngay từ những trang viết đầu tiên. Trong nền văn học nước ta, Tản Đà được xem như gạch nối giữa văn học trung đại và hiện đại. Thơ ông nổi bật lên với cái "ngông" lạ đời, khác thường và vô cùng độc đáo. Cái ngông đó đã được thể hiện qua tác phẩm Hầu Trời của ông.

BÀI LÀM

Ai đã từng đọc cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân đều có thể bắt gặp hình ảnh của nhà thơ Tản Đà ngay từ những trang viết đầu tiên. Trong nền văn học nước ta, Tản Đà được xem như gạch nối giữa văn học trung đại và hiện đại. Thơ ông nổi bật lên với cái “ngông” lạ đời, khác thường và vô cùng độc đáo. Cái ngông đó đã được thể hiện qua tác phẩm Hầu Trời của ông.

Cái “ngông” là cách nghĩ, cách cư xử khác lạ, không giống ai. Trong văn chương, cái “ngông” của các nhà văn không chỉ dừng lại ở suy nghĩ, cách cư xử mà còn thể hiện trong nghệ thuật viết văn như cách dùng từ, cách chơi chữ. Có rất nhiều các nhà văn, nhà thơ được cho là "ngông" trong giới văn chương như Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, Nguyễn Tuân. Nhà thơ Tản Đà khi thì muốn lên cung trăng với chị Hằng, khi lại muốn lên “Hầu Trời” để thể hiện tài năng văn chương và giãi bày tâm sự trong lòng. Xuyên suốt bài thơ Hầu Trời, cái ngông được thể hiện từ ý thức tài năng cá nhân, coi trời và các chữ tiên là tiên, coi bản thân là trích tiên ngang hàng với các chữ tiên, và tự mình gánh vác trách nhiệm “thiên lương” của thiên hạ, đến việc sử dụng ngôn từ, ngữ cảnh độc đáo cùng lối “kể chuyện” rất tự nhiên của Tản Đà.

Trong một bài thơ dài như vậy, người đọc có thể cảm nhận rất rõ Tản Đà luôn thể hiện mình là người có tài năng, tự tin cá nhân. Được gọi lên trời, ông đã ngay lập tức thể hiện sự đa dạng và phong phú trong các tác phẩm khi “đọc hết văn vần sang văn xuôi, hết văn thuyết lí lại văn chơi”. Tản Đà là người hiếm hoi thời đó sống bằng nghề văn, vì vậy, việc sáng tác và làm đa dạng các tác phẩm đối với ông là điều cần thiết: Ông cũng không ngần ngại liệt kê các tác phẩm của mình.

...Những áng văn còn in cả rồi
Hai quyển Khối tình văn thuyết lí
Hai Khối tình con là văn chơi 
Thần tiên, Giấc mộng văn tiểu thuyết 
Đài gương, Lên sáu văn vị đời
Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười...

Quả là “Văn đã giàu thay, lại lắm lối”! Trước một nhà thơ như thế, ông trời và chư tiên trong sự tưởng tượng của Tản Đà cũng phải trầm trồ khen ngợi. Bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện “nửa đùa nửa thật”, việc được trời và các chữ tiên khen ngợi nói cách khác cũng chính là bản thân tác giả đang ý thức và tự hào về tài năng và sự nghiệp văn chương của mình. Nhưng tất cả những điều đó lại khéo léo được thể hiện dưới ngòi bút hóm hỉnh của Tản Đà khi tả về những con người nhà trời; “trời” cũng phải “bật buồn cười”, “tâm” nở dạ, cơ “lè lưỡi”. Hằng Nga, Chức Nữ “chau đôi mày”, Song Thành, Tiểu Ngọc “lắng tai đứng”, và “đọc” xong một bài cũng vỗ tay. Tản Đà đã ngông khi biến những con người nhà trời vốn được cho là nghiêm nghị thành những người say mê thơ của ông, tâm đắc và ao ước có được những tứ thơ đó:

Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
- “Anh gánh lên đây bán chợ Trời!"

Ở hạ giới, ông không có ai là đấng tri âm, tri kỉ nên ông phải tìm đến những người trên trời mong gặp được những tri âm thực sự, và đó chính là trời, là chư tiên,... Tản Đà coi những tứ thơ của mình như là một thứ hàng hóa đặc biệt. Vào thời buổi đó, văn chương không được coi trọng, vì thế ông đã phải tìm đến một môi trường mới, nơi mà có những đối tượng coi văn ông là một nghệ thuật, nơi mà ông trời cũng “phê” cho:

Trời lại phê cho: “ Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!
Êm như gió thoảng, tinh như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!

Trời khen thay chính là Tản Đà đang đắc ý về tài văn chương của mình? Trước Tản Đà. Các nhà nho đều hết thấy thị tài nhưng chữ tài mà họ nói tới thương mang nội hàm khá rộng. Họ không dám nói đến cái hay, cái “tuyệt” của thơ mình, hơn nữa lại nói trước Trời. Điều đó cho thấy cái “ngông” của Tản Đà thật khác người.

Cái tài và sự tự tin vào bản thân của ông đã được thể hiện rõ, nhưng nó còn in đậm hơn nữa khi ông tự cho mình là trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội “ngông”. Điều này lại được khẳng định qua việc “thiên tào tra sổ xét”, quả là rất hợp lí với câu chuyện. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, ta chỉ có thể thấy được một Tản Đà tự tin cá nhân cao trào, nhưng với màn giới thiệu tên tuổi của mình, ta còn thấy ở Tản Đà cốt cách của con người mang ý thức tự hào dân tộc:

Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á châu về Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt.

Cách khai tên rất khác với Hồ Xuân Hương trong “Này của Xuân Hương đã quệt rồi” (Mời trầu), hay “ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” của Nguyễn Công Trứ, Tản Đà khai cả họ và tên thật, khai cả là con người của châu Á, và quan trọng là con của đất nước Việt Nam khi đó đang mất chủ quyền. Ông cùng khéo léo nhắc đến bút danh Tản Đà của mình với lòng yêu nước, yêu quê hương dân tộc. Như vậy, trong cái “ngông” của Tản Đà là sự tự hào về tài năng của một con người mang cốt cách và tình yêu quê hương dân tộc.

Điều thể hiện cốt cách cao đẹp không chỉ có thế, mà với cái ngông tự coi mình là nữ trời nhà trời, xuống hạ giới thực hành “thiên lương” cho thiên hạ:

Trời định sai con một việc này
Là việc “thiên lương” của nhân loại
Cho con xuống thuật cùng đời hay.

Tản Đà coi mình là người với trách nhiệm cao cả, kinh bang tế thế, cải tạo xã hội. Ông cũng ngầm khẳng định quan điểm về trách nhiệm văn chương của một người làm thơ. Cả bài thơ mang một giọng điệu hóm hỉnh, với những chi tiết pha trò rất khéo của tác giả nhưng vẫn thể hiện được cái ngông rất riêng, rất cá tính của ông trên cơ sở có đức, có tài và tinh thần trách nhiệm.

Đọc Hầu Trời ta như theo Tản Đà lên với một thế giới khác nhưng không quá xa lạ. Với cách dẫn dắt tình huống lên trời rất tự nhiên, được Trời "mời" lên, thể hiện tài năng và bày tỏ nỗi lòng, được Trời khuyên nhủ:

Thôi con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!

Tản Đà đã thể hiện nỗi lòng nhưng cũng khẳng định chắc nịch, những “sương tuyết”, những phũ phàng của cuộc đời cũng không bao giờ quật ngã ông, ông sẽ đứng vững sống và viết bằng tài năng của mình. Đó mới chính là cái “ngông” đáng ngưỡng mộ và nối theo. Khác với một Huấn Cao khí phách, hiên ngang trong tù của Nguyễn Tuân, không giống với Nguyễn Công Trứ thích khoe tài, khoe giỏi trong sự ngất ngưởng, Tản Đà với cái ngông của một nhà văn giữa cuộc đời trần thế, tâm huyết với nghiệp văn với đam mê cháy bóng, Màu Trời như một mơ ước, một giấc mơ có thật của nhà văn ấy, muốn một lần được giãi bày nỗi lòng và sự "ngông" của mình với cuộc đời. Ở Hầu Trời, ta nhìn thấy một Tản Đà có cá tính, với cái ngông khác biệt, nhưng cũng tìm được ở trong đó tâm sự chung của những người theo nghiệp văn chương thời đó. Nhưng trên hết, ta vẫn luôn đề cao cái “ngông” của một người nghệ sĩ như Tản Đà.

Khép lại "giấc mơ được lên trời" với sự quyến luyến của nhân vật trữ tình, bạn đọc yêu thơ lại nhìn thấy được một con người với cá tính mới, cái ngông đã khiến Tản Đà thể hiện cá tính đó trước ngưỡng cửa của thời đại mới, trước sự chuyển giao của văn học trung đại và hiện đại. Đúng như nhà phê bình Hoài Thanh đã từng khẳng định Tản Đà là người "tạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa".

Các bài học liên quan
Đề bài: Phân tích đoạn trích “Tình yêu và thù hận” (trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”) của sếch-xpia.
Đề bài: “Vấn đề Đôi mắt đã được đặt ra từ trước Cách mạng qua các tác phẩm của ông”. (Nguyễn Hoành Khung) Dựa vào những tác phẩm đã học và đọc thêm của Nam Cao, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề bài: Phân tích bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao, từ đó nếu giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật