Đề bài: Phân tích bài thơ “Hầu Trời” của thi sĩ Tản Đà
Hầu trời là một bài thơ thể hiện đậm nét cá tính sáng tác của Tản Đà. Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn, được viết dưới dạng tự sự, kể một tình huống tưởng tượng cảnh nhà thơ lên gặp trời để ngâm thơ cho trời nghe.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Hầu Trời, trang 12 SGK Văn 11
- Soạn bài Hầu trời - Ngắn gọn nhất
- Đọc hiểu bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Tản Đà (1889 - 1939) là người tiên phong của văn học Việt Nam buổi giao thời, người đặt dấu gạch nối giữa hai thời đại văn học trung đại và hiện đại, người “dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa” (Hoài Thanh). Hầu trời là một bài thơ thể hiện đậm nét cá tính sáng tác của Tản Đà. Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn, được viết dưới dạng tự sự, kể một tình huống tưởng tượng cảnh nhà thơ lên gặp trời để ngâm thơ cho trời nghe. Mạch thơ được triển khai theo logic một câu chuyện với các chi tiết cụ thể, rành mạch, khiến cho bài thơ hấp dẫn và có sức thuyết phục: nằm một mình, buồn nên dậy đun nước uống rồi ngâm văn, động đến Trời, tiên xuống hỏi rồi đưa lên gặp Trời, Trời cùng chư tiên đón tiếp long trọng, mời đọc thơ, giới thiệu về mình rồi đọc thơ và giãi bày cảnh ngộ cùng Trời. Trời giải thích, khen ngợi rồi cho đưa về trần giới. Nhà thơ đã chọn một cách rất độc đáo để thể hiện tâm sự của mình.
Chuyện hầu Trời chỉ là tưởng tượng, chuyện bịa, là cái cớ để tác giả khẳng định ý thức về cá nhân sâu sắc. Nhà thơ đã mở đầu câu chuyện của mình bằng một giọng điệu rất hấp dẫn, bịa mà rất tự nhiên, hóm hỉnh:
Đêm qua chẳng biết có hay không,
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thế!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
Bốn câu đầu đã bộc lộ một hồn thơ thoát li cảm hứng lãng mạn và phong cách vốn rất “ngông” của Tản Đà. Chuyến hầu Trời bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ nói được nhiều điều về bản thân, về nghề văn trong những năm đầu thế kỉ XX. Nhà thơ đã chọn tình huống độc đáo gặp Trời, ngâm thơ cho Trời cùng chư tiên nghe để khẳng định tài năng của mình một cách rất tự nhiên:
Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè Trời nhấp giọng càng tốt hơi.
Văn dài hơi tốt ra cung mây
Nhà thơ cao hứng đọc “ran cung mây”, và tự hào khoe với Trời và chư tiên các tác phẩm của mình:
Hai quyển Khối tình văn thuyết lí
Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiên, Giấc mộng văn tiểu thuyết
Đài gương, Lên sáu văn vị đời
Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười...
Nhà thơ có vẻ rất đắc ý bởi ông ý thức được cái tài của mình. Trước Tản Đà, các nhà nho tài tử đều “thi tài”. Những chữ tài mà họ nói tới nhiều khi mang một nội hàm khá rộng. Họ chưa dám nói trực diện vào cái hay, cái “tuyệt” của thơ mình, hơn nữa, lại nói trước mặt Trời. Rõ ràng ở đây ý thức cá nhân của nhà thơ Tản Đà đã phát triển cao độ. Cách kể của tác giả đã bộc lộ một tâm hồn, cá tính và sự tự ý thức về tài năng của mình, đồng thời cũng thể hiện sự táo bạo, cái tôi ban ngày của thi sĩ. Đó là thái độ ngông của người có tài và biết trân trọng, khẳng định tài năng của mình. Tự giới thiệu như vậy và gắn liền tên tuổi của mình với quê hương đất nước còn là biểu hiện của sự tự hào, tự tôn dân tộc. Cái ngông ở đây được nói đến là ngông dựa trên khả năng mình có nghĩa là chỉ những người tài năng, tự tin bởi cái tài của mình, tự tin để khẳng định nó với đời mới là cái ngông được người đời chấp nhận. Chất ngông thường được thể hiện bởi các nhà văn, nhà thơ có ý thức cao độ về cái tài và cái tình. Họ có thể ngông bởi họ có tài, họ có cái để hãnh diện, để thách thức với cuộc đời, với người đời và cũng bởi trong cuộc sống, mỗi con người họ đã là một tính cách riêng, một sự phá cách không thể trộn lẫn với một người nào khác. Và cái ngông ấy trong Hầu Trời đã tạo ra cho nhà thơ một cái tôi độc đáo.
Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông.
Qua cuộc đối thoại tưởng tượng với Trời, nhà thơ còn khẳng định nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mình nói riêng và của người nghệ sĩ nói chung là lo việc “thiên lương” của nhân loại:
Trời rằng: “Không phải là Trời đày,
Trời định sai con một việc này
Là việc “thiên lương” của nhân loại,
Cho con xuống thuật cùng đời hay.
Cũng nhân đây, nhà thơ giãi bày tâm sự của mình về nghề văn. Tản Đà được coi là người đặt nền móng cho Thơ mới, không chỉ bởi thơ ông mang hơi thở hiện đại của thời đại với cái Tôi cá nhân sừng sững giữa trang văn mà còn vì ông là nhà thơ đầu tiên “mang văn chương ra bán phố phường”, coi nghề văn là nghề kiếm sống.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó
Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.
Khi giãi bày cảnh ngộ với Trời, nhà thơ đã dùng lời Trời để tự an ủi mình: “Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết”. Điều đó cũng bộc lộ cái tài, cái tình và ý thức về cái tôi bản ngã của chính nhà thơ.
Sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật của Tản Đà là đã đưa ngôn ngữ đời thường nôm na, dễ hiểu, dung dị mà vẫn rất gợi cảm vào thơ ca. Ở Hầu Trời đã có sự xâm nhập của giọng điệu văn xuôi và ngôn Thể thơ thất ngôn trường thiên được viết một cách phóng túng, tính riêng của nhà thơ. Điểm độc đáo và thành công của bài thơ còn thể hiện ở chỗ tạo ra cái cớ là tình huống “hầu Trời” để tự khẳng định tài niệm của mình. Đó cũng là sự kết tinh tính cách của một nhà Nho tài tử, đa tình, ngông và xê dịch.
Với Hầu Trời Tản Đà đã mang đến cho văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX một không khí mới: Với những chi tiết, tình huống hấp dẫn pha chút khôi hài, bài thơ đã thể hiện được trí tưởng tượng phóng túng của nhà thơ. Qua đó, nhà thơ vừa tự tin khẳng định tài năng của mình vừa nói lên quan điểm làm văn chương, đó là viết vấn để phục vụ thiên lương. Tản Đà xứng đáng là gạch nối giữa hai thời đại. Ông đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định mình và khẳng định nhiệm vụ “thiên lương” của văn sĩ.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo