Đề bài: Phân tích bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm

Thâm Tâm là một tác giả chỉ có một bài thơ được tuyển chọn trong Thi nhân Việt Nam. Tuy vậy, ông vẫn có một vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới. Thâm Tâm với Tống biệt hành là sự minh chứng cho chân sáng tạo nghệ thuật: “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” (Quý cái tinh túy chứ không cốt nhiều).

BÀI LÀM

Thâm Tâm là một tác giả chỉ có một bài thơ được tuyển chọn trong Thi nhân Việt Nam. Tuy vậy, ông vẫn có một vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới. Thâm Tâm với Tống biệt hành là sự minh chứng cho chân sáng tạo nghệ thuật: “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” (Quý cái tinh túy chứ không cốt nhiều).

Viết bài Tống biệt hành, tác giả đã đi vào vấn đề quen thuộc, đã sử dụng một thể loại quen thuộc trong thơ cổ. Đề tài tống biệt (đưa tiễn) là đề tài thường xuất hiện trong văn chương. Thể hành là thể loại quen thuộc trong thơ cổ: Chúng ta đã từng gặp những tác phẩm viết theo thể loại này: Tỳ bà hành (Bạch Cư Dị); Binh xa hành (Đỗ Phủ); Dương phụ hành (Cao Bá Quát)...

Tuy viết về đề tài quen thuộc nhưng Thâm Tâm vẫn có những sáng tạo riêng, có một giọng điệu riêng, đặc sắc, vừa trang trọng, vừa cổ kính, vừa mới mẻ, hiện đại, vừa rắn rỏi, gân guốc, vừa bâng khuâng tha thiết.

Theo một số người quen biết của Thâm Tâm thì tác giả viết bài thơ này để tặng người bạn lên đường theo tiếng gọi của non sông, Chính vì vậy, nỗi đau bao trùm lên bài thơ là vẻ đẹp của hình tượng “li khách”, một vẻ đẹp bi hùng được thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu thơ.

Bốn câu đầu là tâm trạng của người trong cuộc tiễn đưa. Bốn câu thơ tả cảnh nhưng dường như không có cảnh, chỉ có tâm trạng. Ngoại cảnh đã bị phủ định để làm nổi bật tâm cảnh.

Bốn câu thơ đầu nếu đặt trong cuộc tiễn đưa thì lại là thời điểm cuối của cuộc tiễn đưa. Chính vì vậy, bốn câu thơ chất chứa bao tâm trạng bao nỗi buồn chiều hôm trước. Nỗi buồn ngày hôm nay bao nỗi buồn của mẹ, của chị, của em, nỗi buồn của người ra đi, kẻ ở lại dồn nén trong 4 câu thơ này

Hai câu đầu, dường như là lời của người đưa tiễn, gợi lên không gian, tâm trạng của cuộc đưa tiễn:

Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sống ở trong lòng

Cuộc đưa tiễn không diễn ra nơi dòng sông mà vẫn có tiếng sóng ở trong lòng. Đưa tiếng sống lòng vào cuộc đưa tiễn, Thâm Tâm vừa học theo bút pháp nghệ thuật trong thơ cổ vừa có những sáng tạo riêng của nhà Thơ mới.

Thơ xưa khi nói về cuộc tiễn đưa vẫn mượn hình ảnh dòng sông bến đò để gợi lên hai khoảng trời xa cách, Đây đã trở thành bút pháp quen thuộc. Đỗ Phủ đưa tiễn bạn lên đường làm việc nghĩa, lòng người đi kẻ ở lại đầy nhớ thương cũng đã mượn hình ảnh dòng sông, con đò để nói lên tâm trạng:

Gạt hàng lệ lúc trên sông tiễn bước
Trời cao man mác nghĩ buồn thay

Thâm Tâm đã mượn ý thơ, bút pháp cổ chia tay phải có dòng sông, chứ không hoàn toàn dập khuôn của thơ xưa. Sáng tạo của nhà thơ là ở chỗ không có dòng sông thật và sông cũng là sông lòng. Hình ảnh ẩn dụ sông lòng đã nói lên được cuộc chia li không chỉ diễn ra ở ngoại cảnh mà còn có trong tâm cảnh. Chính lòng người mang một dòng sông ly biệt, chính lòng người phải làm một cuộc tiễn đưa. Người đọc đã từng gặp hình ảnh sóng tình, sóng lòng trong thơ của Nguyễn Du, của Nam Trân những hình ảnh sóng lòng trong thơ của Thâm Tâm có phần hàm xúc, dư âm hơn.

Nhạc điệu câu thơ cũng có phần tâm trạng. Câu thơ trên toàn thanh bằng “Đưa người ta không đưa qua sông”. Nó gợi lên sự mênh mang, bâng khuâng. Đến câu thơ thứ hai đột ngột nổi lên một số thanh trắc “có”, tiếng , “sóng”; “ở” tạo cảm giác như eo tiếng sóng thật, như lòng người đang nổi sóng và nghe trong tiếng sóng như thấy cả hơi lạnh của sóng.

Hai câu tiếp dường như lại là lời của người ra đi, diễn tả tâm trạng của cuộc tiễn đưa

Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

Vì là thời gian tâm trạng nên thời gian vừa như xác định, lại vừa như mơ hồ. Thời gian xác định bởi cuộc chia tay diễn ra buổi chiều. Thời gian xác định bởi cuộc chia tay diễn ra buổi chiều. Thời gian lại mơ hồ vì bóng chiều không thắm, không vàng vọt. Nếu bóng chiều thắm là lúc hoàng hôn, bóng chiều vàng vọt thì đó là lúc chiều xế tà, xế bóng. Bóng chiều không thắm cũng không vàng vọt vì thời gian thiếu một đường viền xác định để tăng thêm cái phần bâng khuâng thương nhớ. Ngoại cảnh đã bị phủ định để làm nổi bật lên tâm cảnh. Đặt cuộc chia tay trong buổi chiều. Thâm Tâm đã đem đến cho Tống Biệt Hành một phong vị cổ điển gợi không khí riêng đồng thời là nhà thơ mới lại có những cách tân so với thơ xưa.

Thơ cổ khi nói về cuộc tiễn đưa cũng thường mượn không gian của buổi chiều tà. Lí Bạch đưa tiễn bạn để nói lên nỗi niềm thương nhớ.

Chia tay khát cả nỗi lòng
Người như mây núi kẻ trông bóng tà

Cuộc chia tay trong Tống Biệt Hành cũng diễn ra vào buổi chiều nhưng sáng tạo của Thâm Tâm chính là hình ảnh đầy hoàng hôn trong mắt trong

Hoàng hôn thường gợi lên nỗi buồn, nỗi thương nhớ trong hoàn cảnh biệt ly. Đôi mắt thường là biểu tượng cho đời sống tâm hồn tình cảm:” Mắt thương nhớ ai mắt ngủ không yên” - ca dao; “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” Xuân Diệm Cách nói ẩn dụ hoàng hôn trong mắt trong vừa lãng mạn hóa, vừa cụ thể hóa, nỗi buồn, nỗi thương nhớ hoàng hôn chứa đầy trong đôi mắt cũng có nghĩa là nỗi buồn, nỗi nhớ thương chứa đầy trong tâm trạng.

Chữ “đầy” (hoàng hôn) vốn là tính từ có thể cảm nhận được như của động từ hóa mang tính chất của động từ. Với cách cảm nhận này thì câu thơ diễn tả nỗi buồn, nỗi thương nhớ sâu sắc hơn. Hoàng hôn đã chứa đầy trong đôi mắt còn tiếp tục dâng đầy như nỗi niềm thương nhớ đã đang trào từ trái tim đến ánh mắt để rồi từ ánh mắt lại nhuộm tìm cả buổi chiều ly biệt Câu thơ trên đã diễn tả được sự tương phản thống nhất giữa bề ngoài và bên trong. Bên trong thì tâm trạng đầy uẩn khúc, bề ngoài thì đôi mắt cứ thân thiện trong veo nhưng người tri kỉ lại thấy rõ bóng hoàng hôn trong đôi mắt ấy, Người trong cuộc tiễn đưa cố dấu tình cảm nhưng tình cảm vốn tự nhiên, nó vẫn đang dâng lên, dù kín đáo, dù che dấu thế nào nó vẫn hiện ra.

Câu thơ điệp lại hai chữ “trong”. Hai chữ này mang hai chức năng ngữ pháp khác nhau. Một chữ là trạng từ “trong mắt”, mỗi chữ là tính từ “mắt trong”. Tuy nhiên điệp âm của 2 chữ trong lại có tác dụng tạo nên âm hưởng bâng khuâng ra riết.

Nhìn chung bốn câu thơ đầu nói cảnh mà dường như không có cảnh chỉ có tâm trạng. Bốn câu với hai câu hỏi tu từ “sao có”, "sao đầy" và hàng loạt điệp âm (không đưa, không thắm, không vàng vọt) đã tạo nên giọng điệu rắn rỏi, gân guốc vừa tha thiết vừa bâng khuâng, xuất hiện của âm “ong”, “s”, “song”, “trong”, “lòng” Những âm ong không những tạo nên âm hưởng mà còn gợi lên hình ảnh con sóng lan tỏa, những con sóng lòng sao động. Tác giả sử dụng nghệ thuật phủ định để khẳng định, phủ định ngoại cảnh để khẳng định tâm cảnh. Bốn câu thơ nói nhiều “không” để khẳng định “có” mà có rất nhiều: có nỗi lòng bâng khuâng sao xuyến đầy thương nhớ.

Sáu câu thơ tiếp: ý chí quyết tâm của người lên đường qua cảm nhận của ngươi ở lại, Sáu câu thơ khắc họa được vẻ đẹp bi hùng của người li khách.

Hình ảnh người ra đi mang dáng dấp vẻ đẹp của tráng sĩ lên đường vì chí lớn, nếu sự nghiệp không thành thì kiên quyết không trở về. Để thực hiện chí lớn trang nam nhi phải dứt khoát với tình cảm riêng tư “một giã gia đình một dửng dưng”. Đặt văn cảnh trong câu thơ thì hai chữ “dửng dưng” chỉ có thể hiểu được hiểu là người ra đi dửng dưng với tình cảm gia đình. Dường như anh bị níu lòng từ nhiều giã, từ giã mẹ mẹ già đã từng chịu nhiều đau khổ, từ giã hai chị đã luống tuổi, héo hắt như sen cuối hạ, từ giã em nhỏ hồn nhiên vô tư chỉ biết đưa tiễn anh bằng đôi mắt biếc và trao chiếc khăn kỉ niệm để có thể thanh thản lên đường thực hiện chí lớn, người ra đi trước hết phải thắng được lực cản từ gia đình. Động lực ảo đã thôi thúc trang nam nhi đã có được một thái độ dứt khoát, một quyết tâm sắt đá. Động lực ấy chính là tiếng gọi của lí tưởng của danh dự

Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại

Câu thơ như lời tựa hi vinh danh dự. Tác giả đã sử dụng những từ mang tính chất phủ định “chưa về”,’’không bao giờ”, “cũng đừng mong” được đặt trong những câu thơ mang tính chất khẳng định, giọng thơ mang lại cảm giác nổi bật lên thái độ quyết tâm của người ra đi.

Hình tượng li khách trong Tống biệt hành mang một vẻ đẹp trang trọng cổ kính. Hai từ hán việt “li khách” như phủ lên hình ảnh con đường nhỏ vừa nói lên được sự xa xăm cứ nhỏ, cứ khuất dần trong biệt li.

Trang nam nhi làm ta liên tưởng đến hình ảnh kinh kha sang Tân vì đại nghĩa. Chia tay người thân bên dòng sông dịch thủy” Gió hắt hiu song dịch lạnh ghê - Tráng sĩ một đi không hẹn về”. Hình ảnh ly khách còn gợi ta liên tưởng đến hình ảnh một chinh phụ

Giã nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu vị ào ào gió thu

Trang nam nhi trong Tống biệt hành còn mang vẻ đẹp cảm hứng lãng mạn trong một thời, thời của những con người lên đường theo tiếng gọi của lí tưởng với thái độ quyết tâm “Nhất khư bất phục phản”

Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Tuy nhiên ẩn trong cách nói có vẻ yên hùng, ngang tàn, dửng dưng là một tâm trạng đầy uẩn khúc. Đó là dù dằng xé giữa ý chí và tình cảm. Khát vọng chí lớn, khát vọng danh dự thôi thúc anh lên đường còn bổn phận với gia đình lại níu anh trở lại. Để thực sự thanh thản lên đường, trang nam nhi phải tự rặn lòng mình, phải dùng cả ý chí, cả nghị lực để cưỡng chế tình cảm. Vì vậy, ẩn sau khí phách ngang tàn lại là một trái tim rất người điều này có thể thấy rõ hơn ở 12 câu tiếp theo.

Mười hai câu còn lại là tình cảm của người ra đi qua cảm nhận của người ở lại. Dường như có một sự tương phản đối lập giữa ý chí quyết tâm của người ra đi ở sáu câu thơ trên với tình cảm của con người. Tuy nhiên sự tương phản này chỉ là hình thức chứ thật ra lại thống, nhất trong một tính cách. Người ở lại cũng như người ra đi đều mang một nỗi buồn thương nhớ. Nỗi buồn thấm vào cả không gian và thời gian:” buổi chiều hôm trước - buổi sáng hôm sau”. Buồn trong hình ảnh những bông sen cuối hạ hắt hiu, buồn trong sắc trời chứa mùa thu mà đã biếc xanh như đôi mắt xanh biếc của em nhỏ ngây thơ trong cuộc đưa tiễn.

Nỗi nhớ thương gửi đến từng người. Cách dùng số từ rành rọt “một chị, hai chị” diễn tả được nỗi nhớ gửi đến từng người, như lưu lại hình ảnh những người thân yêu nước trước lúc lên đường. Câu thơ “Gói tròn thương chiếc khăn tay” là một trong những câu thơ hay nói về nỗi nhớ. Hai chữ “gói tròn” diễn tả sự trân trọng, nâng niu, sự giữ trọn vẹn những kỉ niệm thiêng liêng. Cách tác giả dùng vần liền” thương tiếc chiếc” đã tạo nên âm hưởng tha thiết. Trọng lượng thật của chiếc khăn tay thì nhẹ nhưng trọng lượng tình cảm gửi gắm trong chiếc khăn kỉ niệm thì nặng vô cùng. Giữa nghĩa lớn và tình riêng để hưởng theo tiếng gọi của lí tưởng, của non sông.

Để diễn tả thái độ tâm trạng này, giọng điệu câu thơ vừa rắn rỏi, gân guốc,vừa đượm chút bâng khuâng

Người đi! ừ nhỉ người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say

Câu thơ “ừ nhỉ người đi thực” như nỗi lòng của người đưa tiễn. Chứng kiến cảnh người lên đường “buồn chiều hôm trước”, “buồn sáng hôm nay”, người đưa tiễn chợt nghĩ đến, biết đâu trách nhiệm với gia đình chẳng níu kéo bước chân anh ở lại. Đến khi li khách đã cất bước lên đường thì người đưa tiễn mới giật mình bừng tỉnh trước sự thật.

Bốn câu thơ cuối của Tống biệt hành đã có hai cách hiểu khác nhau xoay quanh chủ thể hai đối tượng của “thà coi”. Có ý kiến xuất phát từ lời của người ra đi để hiểu mẹ thà coi như chiếc lá bay, chị thà coi như em là hạt bụi, em thà coi anh như hơi rượu say. Nhưng lại có ý kiến cho rằng đó là lời người đưa tiễn nói hộ tâm trạng li khách. Vì vậy có thể chấp nhận cách hiểu: con thà coi mẹ như chiếc lá bay, em thà coi chị như là hạt bụi, anh thà coi em như hơi rượu say. Dù hiểu theo cách nào thì bốn câu thơ ấy cũng nói lên được sự nhất quán giữa thái độ kiên quyết ra đi vì chí lớn và tâm trạng nhớ thương của li khách. Chữ “thà” với nghĩa là thôi được điệp lại tới 3 lần cho thấy li khách đã phải tự làm rắn lòng mình, đã phải lựa chọn để đành chấp nhận cuộc chia ly. Tuy nhiên giữa nghĩa lớn và tình riêng thì trang nam nhi vẫn biết hướng theo tiếng gọi của lí tưởng. Điều này đã làm nên vẻ bi hùng, vẻ đẹp hào hùng của hình tượng li khách trong bài Tống biệt hành.

Nhận xét về bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm, Hoài Thanh viết: “Bài thơ đã sống lại những không khí riêng của những bài thơ cổ, nhưng vẫn giữ chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại”. Sự khó hiểu chính là tính đa nghĩa của bài thơ. Bài thơ nói về cuộc đưa tiễn của người đi kẻ ở, hay chỉ có một chủ thể trữ tình tự phân thân trong hình thức đối thoại để bày tỏ nỗi niềm?

Bài thơ khó hiểu bởi nó chất chứa tâm trạng, có tâm trạng của người ra đi và tâm trạng của người ở lại, có nỗi buồn thương nhớ lại có tình cảm hướng theo tiếng gọi của chí lớn, khao khát lên đường. Cũng có cả thái độ ngưỡng vọng của chính tác giả trước vẻ đẹp của trang nam nhi lên đường theo tiếng gọi của non sông. Những tâm trạng ấy đan xen vào nhau thật khó nói ra cho hết. Chính vì vậy mà Tống biệt hành đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại. Bài thơ hàm súc mà dư ba.

Các bài học liên quan
Đề bài: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ để tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt” (Hoài Thanh).
Đề bài: Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
Đề bài: Trong chuỗi ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Hồ Chí Minh đã cảm thấy đau khổ vô hạn khi bị mất tự do. Vậy mà có lúc Người tự nhận mình là “khách tự do”, “khách tiên”. Có thể giải thích điều đó như thế nào?

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật