Đề bài: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ để tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt” (Hoài Thanh)

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt”. Câu thơ ấy đã thay lời bao người con đất Việt nói lên tình cảm tha thiết, sâu đậm của mình với quê hương Việt Nam thân yêu. Yêu đất nước là yêu “từng gốc lúa bờ tre hồn hậu”, yêu “những cánh cò bay lả rập rờn”, yêu truyền thống văn hóa nghìn đời.

Đề bài: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ để tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt” (Hoài Thanh). Bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ bằng việc phân tích một số tác phẩm trong phong trào Thơ mới

BÀI LÀM 1

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt”. Câu thơ ấy đã thay lời bao người con đất Việt nói lên tình cảm tha thiết, sâu đậm của mình với quê hương Việt Nam thân yêu. Yêu đất nước là yêu “từng gốc lúa bờ tre hồn hậu”, yêu “những cánh cò bay lả rập rờn”, yêu truyền thống văn hóa nghìn đời. Yêu đất nước, những con người luôn căm thù quân xâm lược và quyết chiến đấu hi sinh với chúng để giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Và một điều không thể thiếu, biểu hiện rất rõ tình yêu đất nước, là tình yêu tiếng Việt Mỗi đứa trẻ lớn lên đều được cha mẹ truyền lại cho mình chất giọng nhỏ nhẹ mà thiêng liêng, cao quý. Có ai sinh ra và lớn lên trên đất nước này lại không mang trong mình giọng nói của ông cha? Các nhà thơ mới lãng mạn dù được tiếp cận, chịu ảnh hưởng rất lớn, sâu sắc văn hóa phương Tây nhưng ở họ tình yêu tiếng Việt vẫn nồng nàn, thiết tha. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã ghi nhận tình cảm ấy: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ để tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”.

Thơ mới lãng mạn ngay từ khi ra đời đã buồn - cái buồn từ trong bản chất. Bao nhiêu nhà thơ lãng mạn, những con người đã từng kì vọng vào một chế độ xã hội tốt đẹp giờ rơi vào thất vọng, bế tắc không lối thoát. Mỗi người đều tìm cho mình một chốn riêng để ẩn nấp, để trốn tránh hiện thực xã hội đen tối. Người thì thoát lên tiên, ngao du trong chốn bồng lai tiên cảnh. Người quay trở ví với quá khứ vàng son của một thời đã qua để kiếm tìm vẻ đẹp của một thời vang bóng. Người, lại khóc thương cho những tháp chàm đổ nát, lớn lên ao ước được ẩn mình trong vì sao cô đơn “trơ trọi cuối trời xa”... Hồn thơ của họ là “kì dị”, là là tình yêu tiếng Việt.

Yêu tiếng Việt là tình cảm tha thiết, thiêng liêng của lớp lớp những con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử. Các nhà thơ lãng mạn là những người tiếp xúc, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp. Nhưng tận trong sâu thẳm tâm hồn “họ yêu vô cùng thứ tiếng mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông”. Thứ tiếng ấy đã được gìn giữ qua bao nhiêu thế kỉ, qua bốn nghìn năm lịch sử mà Hoài Thanh nói là “mấy mươi thế kỉ”. Cách nói ấy cũng nhấn mạnh chiều dài thời gian. Thứ tiếng ấy đã được ghi lại trong những câu hát dân gian, những câu Ca dao, tục ngữ, hò, vè... Đứa trẻ thơ từ thuở nằm nôi đã được tiếp xúc, đã ngấm vào hồn mình cái giọng nói thân thương nồng nàn của mẹ, của bà ... Tiếng nói ấy “đã chia sẻ buồn vui với cha ông”. Cứ thế, từ đời này qua đời khác, tiếng Việt được gìn giữ và phát huy. Mỗi thế hệ sau sinh ra đều có ý thức phát triển thêm ngôn ngữ dân tộc, nhất là các nhà thờ, nhà văn, những người nghệ sĩ của ngôn từ. Tiếng thơ của họ là tiếng thơ của người con đất Việt, cất lên tiếng nói tha thiết tình cảm với cuộc sống vì con người đất Việt. Thơ họ lưu giữ những hình ảnh đất Việt, thuộc về văn hóa Việt.

Người ta vẫn gọi các nhà thơ lãng mạn là lớp trí thức Tây học. Họ có những sự cách tân đáng kể trong văn học. Thơ lãng mạn đương thời bị phê phán là tiêu cực, là thoát li xa rời cuộc sống. Nhưng xét ở một góc độ nào đó thơ lãng mạn rất đáng quý, đáng ghi nhận. Chính nó đã đem lại sự phong phú đa dạng cho tiếng Việt. Thơ của họ thể hiện rất rõ tình yêu quê hương. Họ có thể “thoát lên tiên” hay quay vào cõi mộng... nhưng suy cho cùng đó cũng chỉ là do họ chán nản với thực tại của cuộc sống đen tối. Họ mong có một xã hội tươi đẹp nhưng không được. Nếu con người ta sống thờ ơ vô cảm thì làm sao biết buồn? Nếu người ta chỉ sống kiểu như chỉ để tồn tại thì làm sao “chán nản, hoài nghi, cô đơn”. Họ phải tha thiết yêu cuộc sống, yêu quê hương thì mới nảy sinh những tâm tư chồng chất, những sầu, những thảm. Họ làm thơ để giãi bày tâm sự cô đơn. Đó cũng là thể hiện một cách gián tiếp tình cảm tha thiết với quê hương. Tất cả được họ “dọn” “trong tình yêu tiếng Việt”. Tình yêu ấy được biểu hiện ở việc tiếp thu lời nói, ngôn ngữ, hình ảnh, sắc điệu dân gian. Ngôn ngữ thơ của họ nhiều khi rất “quê mùa” như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Hơn nữa, những nhà thơ lãng mạn còn là những người cách tân, sáng tạo ra ngôn ngữ với nhịp điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.

Đánh giá của tác giả Thi nhân Việt Nam đã nói “trúng” mối dây liên hệ, là điểm chung của tất cả các nhà thơ lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945. Đó là tình yêu tiếng Việt tha thiết.

Tình yêu ấy được biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Nhưng có lẽ trước hết, dễ nhận thấy nhất là sự tiếp nối, học tập ngôn ngữ dân gian. Thơ mới có mối liên hệ ràng buộc với thơ ca dân gian. Những thi liệu dân dã, ngôn ngữ giản dị, cách diễn đạt dễ hiểu, dễ nghe... được các nhà thơ mới vận dụng rất nhuần nhuyễn. Đến với thơ Nguyễn Bính, ta nhận thấy rất rõ điều ấy. Chính Hoài Thanh đã nhận xét, Nguyễn Bính có một hồn thơ rất “quê mùa”. Cái mà tác giả Thi nhân Việt Nam gọi là “quê mùa” ở đây chính là bởi Nguyễn Bính đã gắn bó với đồng quê. Từ những thi liệu, cách diễn đạt, thể thơ ... đều rất quen thuộc, bình dị:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.

Ta thấy ở đây đong đầy một nỗi nhớ. Đó là nỗi niềm của một người đang tương tư. Cách nói “thôn Đoài”, “thôn Đông” nghe xa xôi mà gần gũi như những chàng trai, cô gái trong ca dao và nỗi nhớ “chín nhớ mười mong” cũng vậy. Khi yêu nhau, họ phải xa nhau người ta thấy như “ba thu dồn lại một ngày dài ghê”... Xa nhau, họ mong ngóng được gặp nhau. Thế mà nhân vật trữ tình ở đây lại ôm trong mình một mối tình đơn phương. Bởi thế mà mới có chuyện:

Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi.

Ta lại gặp ở đây con đò, bến nước, đầu đình như trong câu ca dao thuở nào:

- Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.

Ngôn ngữ thơ của một nhà thơ mới mà gần gũi thân thương như lời của cha ông xưa, giản dị mà thân yêu! diễn tả nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng. Nhân vật trữ tình cũng trách móc, cũng hờn giận, dỗi hờn... và mãnh liệt nhất vẫn là mong ước được kết đôi. Hình ảnh trầu, cau gợi cho ta điều ấy:

Nhà em có một giàn trầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng

Từ hình ảnh sóng đôi “thôn Đoài” - “thôn Đông” nghe xa xôi, đến “anh” -“em” nghe thật gần gũi. Từ “hoa” - “bướm” gợi sự gần gũi nhưng đến “cau” - “trầu” thì biểu hiện rõ mong ước được kết đôi. Cau - trầu là vật không thể thiếu trong lễ cưới, hỏi. Nó đã đi từ ca dao “quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau” vào thơ Nguyễn Bính thật giản dị và thân thương.

Cả bài thơ Tương tư dâng đầy nỗi nhớ - tâm trạng muôn thuở của con người. Nguyễn Bính đã ghi lại tâm trạng ấy của một chàng trai thôn quê. Lời thơ như lời ca dao vẫn lối thơ lục bát “cây đa, bến nước, con đò, cau - trầu”, từ ngàn xưa, không yêu ca dao, dân ca, không yêu những câu hát dân gian, không tha thiết với ngôn ngữ bình dị đó của cha ông thì làm sao một nhà Thơ mới, một nhà thơ hiện đại lại có thể có được những vần thơ thân thương đến thế?

Nhà thơ “quen nhất” ấy đã tiếp nối được ngôn ngữ giản dị của người bình dân. Một người Tây nhất, một nhà thơ được đánh giá là “mới nhất trong các nhà Thơ mới”. Cũng là người học tập được lời nói bình dị ấy - Xuân Diệu. Người thi sĩ họ Ngô này đã đi qua các loại hình sáng tác dân gian có truyền rồi mới đến với lối thơ rất Tây. Có thể nói, chính điều đó đã góp phần làm nên điệu hồn của nhà thơ “mới nhất”. Ngay trong bài thơ rất Xuân Diệu, mang đậm hơi thở của thời đại, ta cũng bắt gặp những nét thân quen, dân dã:

Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
(Thơ duyên)

Đám "mây biếc" kia có phải đã đi từ những câu ca dao “Trên trời có đám mây xanh, ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng”? Con cò kia có lẽ là con đẻ của những con cò “bay lả bay la” từ “cửa phủ bay ra cánh đồng”. Đám mây ấy, con cò ấy trong thơ Xuân Diệu vẫn lửng lơ bay như thể từ “mấy mươi thế kỉ”. Chúng gần gũi thân thuộc với con người Việt Nam, thấm sâu vào điệu hồn của con người Việt Nam. Không có sự tiếp nối truyền thống với ngôn ngữ bình dị đó, liệu Xuân Diệu có được những câu thơ như thế? Song tình yêu tiếng Việt không chỉ là ở chỗ các nhà thơ mới tôn trọng, học tập, tiếp thu lời nói của cha ông mà còn là ở chỗ họ đã làm giàu thêm cho ngôn ngữ tiếng Việt, làm giàu bởi nhịp điệu, hình ảnh, . . . Ca dao, dân ca cũng như văn chương trung đại hẳn là không có một cánh cổ phần vẫn như trong thơ Xuân Diệu. Các nhà thơ mới tiếp thu lời nói truyền thống nhưng trên Cơ sở sáng tạo. Câu thơ mới rất giàu nhịp điệu, giọng thơ sôi nổi:

Và non nước, và cây và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng - Xuân Diệu)

Thơ xưa chắc chắn không thể có lối thơ nhiều liên từ “và” đến thế. Và chắc “các cụ ta” không biểu đạt thái độ ham muốn hưởng thanh sắc thời tươi trong những từ “cho chếnh choáng”, “cho đã đầy”, “cho no nê” và nhất là muốn cắn vào “xuân hồng” như thế. Những chữ đó thường được sử dụng trong ngôn ngữ nói. Còn Xuân Diệu lại đưa vào câu thơ, tạo ra nét mới, tạo được sự hấp dẫn của câu thơ.

Để biểu đạt tâm hồn mình, các nhà thơ mới có cách diễn đạt rất lạ:

Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo.
(Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)

Hay:

Tôi sung sướng: Nhưng vội vàng một nửa.
(Vội vàng - Xuân Diệu)

Dấu chấm giữa dòng ngắt câu thơ ra làm đôi, thể hiện được đúng tâm trạng của một con người tha thiết yêu đời nhưng sửng sốt vì thời gian qua mau, sợ thời gian cướp đi tuổi trẻ, sợ băng giá... Đó là cách diễn đạt “lạ”, lạ ở cách ngắt dòng, lạ cả ở cách vắt dòng nữa:

Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.
(Mùa xuân xanh - Nguyễn Bính)

Sự vắt dòng ấy tạo cho câu thơ nhịp điệu dàn trải mênh mang, gợi ra trước mắt người đọc bát ngát một màu xanh tươi mới. Hay ở thơ Thế Lữ, cách vắt dòng cũng rất hay:

Trời cao xanh ngắt. Ô kìa!
Hai con hạc trắng bay về bồng lai.

Câu thơ thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ nhận ra một nét đẹp, một đôi hạc trắng bay trong khung trời xanh ngắt . . . Tất cả những sự ngắt nhịp, vắt dòng ấy làm cho ngôn ngữ thơ được phong phú hơn, tạo cách diễn đạt mới, biểu đạt đúng tâm trạng của thi sĩ. Điều ấy khó có thể tìm trong ca dao xưa.

Các nhà thơ mới còn bổ sung cho ngôn ngữ thơ những từ ngữ, cách diễn đạt rất mới:

Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)

“Hơn một” là một cách nói rất “tây”. Thơ cổ của ta hắn chưa bao giờ có lối diễn đạt kiểu như thế. Nó diễn tả được động thái đang rời cành của hoa, không phải là một, là hai... bông hoa. Số hoa rụng không đếm được. Hay nói đúng hơn là sự rơi rụng đang vây quanh chúng. Chất nhựa đang khô dần đi trong cuống hoa. Thêm nữa là chữ "rũa". Nó cho thấy sự xâm lấn của mùa thu biểu hiện trong chiếc lá. Xưa, “các cụ” thường đặc tả mùa thu trong sắc vàng của lá ngô đồng. Còn ở câu thơ Xuân Diệu, sự thay đổi rất rõ nhưng lại nằm trong từng chiếc lá - sự đổi thay tế vi từ trong lòng sự vật. Có thể nói, nhà thơ đã góp phần làm giàu hơn cho vốn ngôn ngữ của một dân tộc.

Thành công đáng kể của các nhà thơ lãng mạn là đã có những trang thơ rất giàu hình , ảnh, sắc màu, âm thanh, tính biểu cảm, gợi cảm là rất lớn. Mỗi nhà thơ một tâm trạng nhưng ở tâm trạng nào, ở mức độ nào của tâm trạng, họ cũng vận dụng được vốn ngôn ngữ tiếng Việt để thể hiện... Điều ấy nhờ đâu nếu không phải nhờ tình yêu tha thiết với tiếng mẹ đẻ, thứ ngôn ngữ ngàn đời của con người Việt Nam?

Giọng điệu ngôn ngữ của Các nhà thơ mới thật muôn hình vạn trạng. Nhưng đúng như Hoài Thanh đã viết: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Đánh giá của Hoài Thanh không chỉ đúng với các nhà thơ lãng mạn mà còn đúng với tất cả thi nhân xưa, nay và mãi mãi về sau, đúng cả với mọi người con đất Việt. Tiếng Việt là ngôn ngữ của chúng ta, thuộc về những người Việt Nam ta. Chúng ta đã từng phải đổ bao xương máu để giữ gìn nước. Bởi thế tình yêu tiếng Việt cũng chính là tình yêu quê hương đất nước. Và không có lí do gì để mỗi nhà thơ, mỗi người con đất Việt lại không lưu giữ, phát huy thứ ngôn ngữ quý giá, thiêng liêng ấy.

Trên cuộc đời này nhiều thứ có thể mất đi, những đền đài có thể sụp đổ, những tranh tượng có thể tiêu tan... nhưng ngôn ngữ của dân tộc ấy thì không thể mất được. Mỗi thế hệ mai hậu lại được cha mẹ truyền giọng mình cho tập nói, được học, được sử dụng tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ mãi mãi không thể mất đi. Các nhà thơ lãng mạn, những con người Việt Nam đều biết và phải biết yêu, giữ gìn, phát huy thứ ngôn ngữ ấy, thứ ngôn ngữ đã gắn với một dân tộc mấy mươi thế kỉ qua và mãi mãi về sau.

BÀI LÀM 2

Không hiểu sao, cứ mỗi lần lắng nghe tiếng bà mẹ ru con ở nhà bên tôi bỗng thấy dịu lòng. Có lẽ bởi đó là tiếng Việt, thứ tiếng chứa chở những tâm tình của dân tộc, chuyển điệu tâm hồn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thứ tiếng ấy khi đi vào thơ ca thì muôn hình muôn sắc. Các nhà thơ mới lãng mạn cũng không nằm ngoài quy luật ấy: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt” (Thi nhân Việt Nam).

Xưa kia, con người còn mò mẫm trong bóng đêm nguyên thủy, thì tiếng nói chỉ là những tiếng gào rú vô hồn. Chỉ đến khi ngôn ngữ xuất hiện, loài người mới dần hình thành một thế giới văn minh. Mỗi dân tộc lại có tiếng nói riêng. Nó bắt vào nhịp ru con bên nôi, cất lên thành tiếng hát chèo đò đêm trăng, cứ thế chở tải bao buồn vui trăn trở. Tiếng nói đã trở thành máu thịt của đời sống. Xét về một phương diện nào đó, tiếng nói định hình, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Bởi thế có thể nói, tiếng Việt đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người Việt Nam, là phần tình yêu thiêng liêng, mãi mãi vững bền.

Nền văn học của một dân tộc bao giờ cũng lấy xương sống là tiếng nói dân tộc. Trong “mấy mươi thế kỉ” tiếng Việt “đã chia sẻ buồn vui với cha ông”. Hóa ra ngôn ngữ vốn giản dị lại chất chứa bao điều bí ẩn, điều kì diệu của trái tim. Khi ta vui sẽ vang lên lời ca. Khi ta buồn, một tiếng thở dài não ruột. Vậy nên có thể nói tiếng Việt không chỉ có chiều dài thời gian mà còn chứa chở cả tầng sâu văn hóa. Lịch sử tiếng Việt chẳng phải là lịch sử kí gửi những tâm tình hay sao? Thương thuở nào người con gái nhớ mẹ khóc thầm gửi nỗi thổn thức vào câu ca:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Xót xa biết mấy khúc ngâm tha thiết của người chinh phụ. Khoảnh khắc mà một người nhớ thương một người, gửi tình vào gió mây mong đến nơi ải xa, dõi con mắt đau đáu “trông bốn bề” để lại ngậm đắng cho sự trống vắng hắt hiu của lòng mình. Mãi còn nhớ những câu thơ dào dạt men say khát vọng khi dùng đến hình tượng người anh hùng Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Họ Xuân Hương, cả/nguồn sống mơn mởn rạo rực của đời sống đã đi vào thơ bà để thêm sinh sắc. Câu thơ gai góc, gập ghềnh như cái đứt gãy từ trong trái tim phẫn uất. Có lẽ các nhà thơ mới đã lắng nghe những vui buồn ấy của cha ông mà yêu hơn tiếng Việt. Không ít người trong số họ đã từng say mê Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều... và có lẽ cũng không ít lần họ trở trăn với tâm tình cha ông thuở trước. Có thể nói, tình yêu tiếng nói dân tộc trở thành huyết mạch chung của truyền thống yêu nước bao đời. Song với các nhà thơ lãng mạn, yêu tiếng Việt kết tinh sâu sắc nhất cảm hứng yêu nước trong trái tim họ, bởi họ “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. “Yêu tiếng Việt” vốn là một biểu hiện cụ thể, sống động của tình yêu đất nước. Yêu tiếng Việt là yêu cái hồn cốt ngàn đời của dân tộc vậy. Từ bao giờ, thứ tiếng ấy chính là tình yêu tiếng Việt. Mối cảm tình thiêng liêng ấy là linh hồn Thơ mới, là phần máu thịt trong động lực sáng tác của người nghệ sĩ.

Bằng năng lực cảm thụ tinh tế, Hoài Thanh đã khám phá chính xác một nét đẹp không thể phủ nhận của Thơ mới. Yêu tha thiết tiếng Việt tức là làm giàu, làm trong sáng hơn tiếng Việt. Đây cũng là thành công nổi bật trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc của Thơ mới.

Trước hết, cần thấy rằng nghệ sĩ lãng mạn vốn là những trí thức Tây học. Họ được đào tạo trong môi trường văn hóa phương Tây. Nguyên nhân nào khiến họ vẫn nguyên vẹn thủy chung một tình yêu tiếng nói dân tộc như vậy?

Nhìn vào lịch sử văn hóa dân tộc, dễ dàng nhận thấy, tiếng ta đã bao lần bị bao gió ngôn ngữ nước ngoài ùa tới, đe dọa quét sạch hết. Khi thì tiếng Hán, khi thì tiếng Pháp. Song cũng như người Đức muốn tiêu diệt tiếng Hungari mà không được. Sức mạnh của lòng yêu nước đã bao bọc, giữ gìn ngôn ngữ Việt Nam. Giở lại trang thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, người Việt Nam ngày nay vẫn tự hào vì điều tâm tình cha ông đã được ghi lại bằng thơ Nôm. Các nhà thơ mới là những kẻ hậu sinh tiếp nối mạch Việt hòa thơ ca, bảo lưu ngôn ngữ dân tộc.

Tình yêu tiếng Việt ở các nhà thơ mới lãng mạn không thuần túy chỉ là một góc nhỏ của tình yêu nước, mà đó là tất cả chất tinh túy nhất, là trái tim với Tổ quốc. “Họ dồn tình yêu quê hương cho tình yêu tiếng Việt” bởi xã hội Việt Nam 1932 - 1945 đầy đảo điên, biến động. Đất nước bị xâm lược, cả cơ thể đau, lẽ nào những tế bào như họ lại không quằn quại. Buồn chán, bế tắc đã thôi thúc họ cầm bút. Viết để giãi bày tâm tình, để nói cho hết cái bâng khuâng, thao thức của lòng mình. Không dám cổ vũ tranh đấu, đành gửi chút tâm sự vào cảnh trí quê hương hoặc tạm tránh vào chốn tiên bồng, chốn mộng mơ hay mảnh vườn tình ái vậy... Mỗi người một cách song mạch nói chung giữa họ là tình yêu tiếng Việt. Đó chẳng phải cũng là một rung cảm muôn đời rất đáng quý hay sao.

Đến với tiếng Việt, các nhà thơ mới đã kết tụ tất cả tình yêu với đất nước. Yêu tiếng Việt, nghệ sĩ lãng mạn cô công làm giàu mượt ngôn ngữ, phá vỡ hoàn toàn những ước lệ, tượng trưng. Họ khao khát đập vỡ khối pha lê cứng nhắc, Lạnh lẽo của quy phạm bao bọc thơ ca dân tộc bấy lâu nay để tiếng nói thơ ca vẹn nguyên vẻ đẹp, hương sắc của đời thực. Có người vì yêu tiếng Việt mà tìm về với nguồn ca dao, khơi mạch truyền thống: để đem đến cho ngôn ngữ thơ vẻ giản dị tỏa thứ hương thoang thoảng. Có nghệ sĩ tạo ra hệ thống ngôn ngữ tân kì mới lạ, tạo nên gương mặt riêng cho thơ ca. Lại có người tìm về nguồn cổ điển song không chìm ngập vào ước lệ mà hồn thơ vẫn thoát bay, để lại thứ ngôn ngữ trang trọng mà sinh động, phập phồng sức sống mới. Trong tay các nghệ sĩ ngôn từ, tiếng Việt được giải phóng năng lượng tiềm tàng đã tích chứa từ bao đời, bùng nổ ra lấp lánh, rực rỡ như pháo hoa. Mỗi nhà thơ là một phong cách ngôn ngữ riêng. Say trong thế giới mộng của Lưu Trọng Lư thấy kỉ niệm lung linh trong con chữ cũng rất mộng, lắng nghe tiếng thu mơ hồ, thắng có, thắng không, nhòe mờ, hư ảo. Theo tiếng gọi Hàn Mặc Tử, người đọc làm khi sống tận độ với những trận trở rất sâu trong dòng tâm trạng. Những từ chỉ sắc độ tuyệt đối "trắng quá", những câu thơ đứt nối, những chữ lành lạnh mà run rẩy cảm giác. Lạc với thi giới Thế Lữ, tưởng được chơi vơi trong tiên cảnh bồng lai, được cảm nhận hình khối từ ngôn ngữ như khắc, như tạc đầy chất tạo hình... Trút bỏ lớp áo kiểu cách đài các của thơ cô, thơ mới đã thể hiện nguyên vẹn sắc về đời sống đầy tình sắc. Trả cho thơ ca sức sống tự nhiên, để ngôn ngữ phỏng chiếu hết năng lượng dồi dào, giá trị biểu đạt đặc sắc kể như là thành công nổi bật của Thơ mới vậy. Đến với thơ Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận, người đọc sẽ cảm nhận thấm thía tình yêu ngôn ngữ, mà ẩn sâu trong nó là lòng thiết tha với quê hương xứ sở.

Thơ Nguyễn Bính chạnh thương tâm tình ca dao thuở trước, thương dáng mẹ tảo tần hôm sớm, thương lứa đôi cách trở trăm đường xót xa... Những câu thơ rung ngân như tiếng đàn bầu, thân thuộc như mái đình, bên nước, như câu hò dưới trăng. Thế đấy, tiếng dân tộc lồng trong những con chữ. Ngỡ tưởng thơ mới ra đời sẽ phai màu áo nâu sồng, sẽ vắng đi bóng dáng thôn Đoài, thôn Đông. Vậy mà những hình ảnh thân thương ấy vẫn hiện hữu. Cùng đi về đồng ruộng ngàn đời nguyên thủy có Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ... song Nguyễn Bính thành công hơn cả, có lẽ bởi hồn thơ bắt sâu hơn vào tình yêu ngọt ngào, rễ thu hút tinh chất từ nguồn ca dao dân ca. Đọc thơ Nguyễn Bính, thấy thân thương làm sao khi con người ấy tâm tình:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.

“Một người” với “một người” đứng ở điểm nứt đầu - cuối như đứng ở hai đầu thương nhớ. Khoảng cách mấy con chữ mà sao thấm thía đến thế cái đằng đẵng của thời gian, vời vợi của không gian, vẫn nhớ vào hai vùng không gian thế nên khắc khoải, mênh mồng, trống vắng. Nhớ thương lấp đầy không gian. Có một chàng trai ngồi đây để tương tư, để nhắn gửi. Thương về những lời tỏ tình của trai gái ngày xưa. Ngỡ như gặp lại tâm tình của chàng trai trong bài ca “xin áo” nơi khao khát duyên kết đôi của chàng trai. Nguyễn Bính hôm nay. Hình ảnh: thôn Đoài - thôn Đông, thuyền - bến, hoa khuê các - bướm giang hồ, trầu - cau vốn đã xuất hiện với tần số cao trong ca dao, dân ca song bước vào thơ Nguyễn Bính, nó lại được sinh thành với một vẻ đẹp mới. Vì tương tư mà hờn giận, vì nhớ thương mà trách cứ. Vẫn những giấc mộng lứa đôi ngày trước nhưng ngôn ngữ truyền thống trong ngòi bút Nguyễn Bính biến hóa. Cái tài của nhà thơ là sắp xếp các cặp hình tượng rất phù hợp. Nói gần, nói xa cũng để đi về chuyện cưới hỏi: trầu - cau. Tình tứ thế, ý nhị thế. Thi sĩ Thơ mới hay chàng trai ca dao đang cất lời. Có nhớ chăng những ước mong yêu thương ngày trước? Song tìm về mà không bê nguyên xi. Thơ hay bao giờ cũng gợi lên một chút gì mới mẻ. Ở trên thơ thuần quê như Nguyễn Bính người ta vẫn tìm ra những vẻ đẹp thật tinh tế. Ấy là nhịp tâm trạng mới đã phổ vào đối câu thơ ngắt nhịp là:

Ngày qua, ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

Nhịp đưa đẩy của thời gian hay những chờ đợi mỏi mòn của lòng người. Câu thơ dày đặc sự hiện hữu của ngày tháng “ngày”. Nỗi nhớ đầy ắp thời không gian này dằng dặc thời gian. Có cảm xúc nào, có nhớ thương nào thiết tha như thế. Từng có một chữ “nhuộm” trong thơ Nguyễn Du để diễn tả lỗi ly biệt, sầu muội đang tâm trạng hóa cảnh vật thì chữ “nhuộm” của Nguyễn Bính lại là điểm hội tụ, cô kết nhớ nhung đậm đặc. Đúng là phải yêu tiếng Việt đến mức nào, thi sĩ mới tạo cho ngôn ngữ vẻ lung linh biến ảo như thế. Thứ tiếng một lần đi vào ca dao giờ thoát thai trong thơ Nguyễn Bính, vẫn sáng lên vẻ đẹp mới thật gợi cảm. Khám phá linh hồn quê hương, say trong tình quê bằng ngôn ngữ giản dị mà tinh tế, chẳng phải là kết tinh của lòng yêu nước hay sao?

Nếu Nguyễn Bính tìm về ca dao để làm giàu ngôn ngữ thì Huy Cận lại khơi tìm cái mới trong thơ ca cổ điển. Dường như chất Đường thi đã trở thành thứ vị say say trong hương thơ Huy Cận. Thơ ông đầy áp từ Hán Việt: sầu vạn kỉ, thiên cổ sầu... những lối dùng từ láy hoàn toàn rất quen: điệp điệp, song song... nhưng điều quan trọng là những thi liệu, ngôn từ ấy vận động bằng sức đẩy của cảm xúc mới. Mãi chảy trong lòng người dòng Tràng giang còn lưu cho biết bao tâm tình.

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Hương tâm chứ không phải một thứ tình quê mùa, chất phác. “Lòng quê” chứ không phải “tình quê” bởi trong tim nhà thơ, cảm xúc quê hương không phải là chút tình mà choáng ngợp, mà đầy ắp. Mới hay ngôn ngữ thơ thật kì diệu. Nếu không yêu tha thiết tiếng nói mẹ đẻ, làm sao Huy Cận có thể Việt hóa tài tình một thi tứ Đường thi. Bâng khuâng mãi nỗi lòng Thơ mới. Quả là bài thơ đã dọn đường cho tình yêu giang sơn tổ quốc”.

Có thể nói, tìm về cái cũ là một hướng làm giàu tiếng Việt. Song khác với Nguyễn Bính và Huy Cận, Xuân Diệu lại đi theo hướng mới: sáng tạo ngôn ngữ tân kì. Dường như bước vào thơ Xuân Diệu, thấy ngôn ngữ muôn hình vẻ, trào lên sức sống mới rạo rực: mê say. Mỗi chữ run rẩy, phập phồng, nóng rẫy sự sống. Tưởng như cảm xúc nhà thơ dào rạt quá mà làm nóng tên từng con chữ. Có lẽ ít ai cảm nhận và diễn tả tinh tế như người thi sĩ này:

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Con đường, cảnh hoang như cũng muốn làm duyên trong buổi chiều đầy mộng. Mối duyên như dải lụa đào vắt qua lòng người, vướng vào cảnh vật. Khó mà nói hết cái trở mình của thời gian trên cành lá, cái hoang sơ như phố mộng của câu thơ. Bút pháp tương giao kết hợp với những từ láy hoàn toàn đem đến cho câu thơ vẻ duyên dáng bất ngờ. Thơ Xuân Diệu là thơ niềm khát sống, khát yêu thế nên mỗi chữ như cũng xôn xao. Có lẽ phải yêu thiết tha những trang Kiều, những kiệt tác văn chương thuở trước thi sĩ họ Ngô mới vun đắp cho mình một tình yêu tiếng Việt thiết tha đến thế để mỗi lần gõ vào con chữ, thấy sự sống trần thế ngân nga, vang động. Đó chẳng phải là tình yêu cuộc sống, là tài năng nghệ sĩ ngôn từ mà căn nguyên sâu xa là lòng yêu nước hay sao.

Ý kiến của Hoài Thanh rút ra từ tâm huyết của cây bút phê bình hiểu sâu sắc Thơ mới. Nó giúp người đọc hôm nay trân trọng giá trị vĩnh hằng của Thơ mới. Tiếng nói là linh khí dân tộc. Nâng niu, gìn giữ tiếng Việt, Thơ mới chẳng phải cùng thấm đẫm tinh thần dân tộc hay sao. Như thế, Thơ mới xứng đáng “nằm trong văn mạch dân tộc”

Làm giàu ngôn ngữ dân tộc, dòng thơ này cũng góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa văn học. Nếu nói ngôn ngữ Việt Nam sinh sắc, thì ấy là một phần trong Thơ mới.

Nền văn học nào, xét đến cùng cũng chờ tải tâm tư bằng tiếng nói dân tộc. Đánh giá đúng một thành công nổi bật trong Thơ mới cho phép người đọc hôm nay có cái nhìn cảm thông với các nhà Thơ mới. Không phải họ vô tình mà tất cả tình yêu quê hương đã dồn vào tình yêu tiếng Việt tha thiết.

Vẫn ngọt ngào tiếng ru nhà bên. Thấy yêu hơn ngôn ngữ dân tộc. Càng thấm thía, nghệ sĩ phải sống với đời, phải sáng tạo làm giàu ngôn ngữ dân tộc mới làm nên tác phẩm có giá trị. Vì đâu tôi yêu những lời ru, hay những câu thơ vẫn ngày ngày lắng sâu. Tiếng Việt, ngàn đời vẫn hát trong thơ.

Các bài học liên quan
Đề bài: Trong chuỗi ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Hồ Chí Minh đã cảm thấy đau khổ vô hạn khi bị mất tự do. Vậy mà có lúc Người tự nhận mình là “khách tự do”, “khách tiên”. Có thể giải thích điều đó như thế nào?
Đề bài: Một trong những nét phong cách nổi bật của thơ Hồ Chí Minh là “hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai”. Hãy chứng tỏ qua hai bài thơ “Chiều tối” “Giải đi sớm” trong “Nhật kí trong tù” của Bác.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật