Đề bài: Cảm nhận của em về truyện ngắn “Người trong bao” của Sê-khốp

Sê-khốp (1860 - 1904) là một nhà văn Nga kiệt xuất. Tác phẩm của Sê khốp làm hiện lên toàn cảnh xã hội nước Nga cuối thế kỉ XIX - một xã hội ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề.

BÀI LÀM

Sê-khốp (1860 - 1904) là một nhà văn Nga kiệt xuất. Tác phẩm của Sê khốp làm hiện lên toàn cảnh xã hội nước Nga cuối thế kỉ XIX - một xã hội ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề. Môi trường này đã sản sinh ra những kiểu người kì quái mà “người trong bao” là một trong số đó. Truyện ngắn Người trong bao được Sê-khốp viết vào năm 1898. Qua nhân vật Bê-li-cốp, tác giả châm biếm và đả kích hạng người trí thức Nga sống tầm thường, hủ lậu, hèn nhát và giáo điều, qua đó, nhà văn muốn chỉ ra lối sống ấy đã để lại nhiều di hại đầu độc tâm hồn người, đầu độc cuộc sống, gây ảnh hưởng và hậu quả nặng nề, dai dẳng trong xã hội nước Nga.

Bê-li-cốp là một giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ. Anh ta luôn sống khép mình, bó mình trong một cái bao, “lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một cái bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài”. Tác giả khắc họa tỉ mỉ những thói quen, lối sống thu mình của Bê-li-cốp, từ trang phục, nét mặt, cách nói chuyện, sinh hoạt, buồng nâu,... Với hắn thì “nếu không có chỉ thị nào cho phép thì là không được làm”. Hắn sống vì quá khứ, như một kẻ mang bệnh tâm thần, lúc nào cũng sống trong tâm trạng “sợ hãi”, “lo âu”, “nhút nhát”; hắn “ghê tởm đối với hiện tại hắn “ngợi ca quá khứ” và “những gì không bao giờ có thật”. Quanh năm suốt tháng, nắng cũng như mưa, ngay cả mùa hạ hắn vẫn khoác áo bành tô ấm cốt bông! Lúc nào chân cũng đi giày cao su. Chiếc ô, đồng hồ quả quýt, con dao nhỏ để gọt bút chì... tất cả đều đút trong bao. Ngồi xe ngựa, hắn bắt phải hạ mui xe. Bộ mặt hắn cũng được giấu kín trong bao, đó là cái cô áo bành tô cổ bẻ. Lỗ tai hắn cũng nhét bông. Mọi ý nghĩ, hắn cũng giấu vào bao”.

Qua các chi tiết nói về cái bao, Sê-khốp châm biếm một loại “linh hồn chết” trong xã hội Nga cuối thế kỉ XIX, đó là loại trí thức sống lạc hậu, cổ hủ, nô lệ, mù quáng, sống cuộc đời chật hẹp, quẩn quanh, tù túng.

Kiểu sống của Bê-li-cốp cũng làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, khiến họ cũng có thói quen sợ sệt và sống thu mình như hắn. Cách sống của Bê-li-cốp cũng rất kì lạ. Hắn thường đến nhà các giáo viên, như hắn nói đến để “duy trì những mối quan hệ tốt với bạn bè”. Nhưng hắn đến mà “chẳng nói chẳng rằng”, cứ “ngồi im như phỗng”, mắt thì nhìn quanh “như tìm kiếm vật gì”, độ một giờ sau thì cáo từ. Giáo viên nào trong trường - thậm chí cả hiệu trưởng - cũng sợ hắn. Các bà, các cô không dám diễn kịch vào tối thứ bảy vì sợ rằng “nhỡ hắn biết thì lại phiền”. Giới tu hành không dám ăn thịt và đánh bài khi có mặt hắn. Tệ nhất là “dưới ảnh hưởng của những kẻ như Bê-li-cốp, trong vòng mươi mười lăm năm trở lại đây, dân chúng trong thành phố đâm ra sợ tất cả. Sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo, sợ dạy học chữ,... “. Sê-khốp đã chỉ ra và cho thấy loài người trong bao, lối sống trong bao thật vô cùng đáng sợ. Loại người ấy, lối sống ấy đã tỏa chiết tâm hồn người. Nó như một thứ dịch bệnh lây nhiễm, cứ âm thầm lan ra khắp thành phố.

Vì quanh năm suốt tháng tự nhốt mình trong bao nên Bê-li-cốp sống như một người bệnh tưởng, trầm cảm. Hắn sợ ánh sáng, sợ bóng tối, sợ trộm vào nhà, sợ bị lão nấu bếp cắt cổ. Nhà lúc nào cũng đóng chặt cửa, cài then, chăn trùm đầu kín mít lúc ngủ. Ở nhà, mùa hè cũng như mùa đông, lúc nào hắn cũng mặc áo khoác ngoài. Suốt đêm, hắn toàn mơ những điều khủng khiếp vì thế buổi sáng nào đến trường, mặt hắn cũng “tái nhợt, râu rì” một cách thảm hại! Lối sống đó là sống khổ, sống mà như chết. Bê-li-cốp đã tự cầm tù mình, thẻ, cũng là một cái bao che đậy một tâm lí hèn nhát, yếu đuối, ngu dot cua Bê-li-cốp. Bê-li-cốp là điển hình cho mẫu người an phận, cầu toàn, hèn nhát, sợ những sự thay đổi. Sự trì trệ của những Bê-li-cốp sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội. ‘

Sự kiện dẫn đến cái chết của Bê-li-cốp là việc anh ta định lấy vợ, nhưng vì quen sống trong bao nên hắn cứ lần nữa đắn đo, suy tính, lúc nào mặt mày cũng nhợt nhạt đáng thương. Bê-li-cốp tính lấy cô giáo Va-ren-ca - một giáo viên mới về trường. Thấy hắn có vẻ thích Va-ren-ca mọi người đã gán ghép hai người và vẽ tranh châm biếm “một người tình si’. Nhưng ngay cả khi đang thổn thức vì yêu, Bê-li-cốp vẫn không chịu chui mình ra khỏi cái vỏ bao ấy. Nhìn thấy hai chị em Va-ren-ca cưỡi xe đạp phóng qua, hắn “hoảng hốt”. Tối, hôm ấy, hắn quyết định đến nhà Va-ren-ca nhưng chỉ gặp cậu em, cô chị đi vắng. Lấy tư cách là “bạn đồng nghiệp đi trước”, một công chức tận tụy của chính quyền, hắn nhắc nhở kẻ “mới bắt đầu đi làm” về lối sống “buông thả”. Sự “buông thả” trong mắt hắn: là “việc đi xe đạp của hai chị em Va-ren-ca hoàn toàn không hợp với tư thế của một nhà giáo dục thiếu niên”, vì “chưa có chỉ thị nào cho phép thì không được làm”; mặc áo thêu ra đường, trong tay còn cầm sách này nọ... Hắn “phát kinh lên”, “mắt hoa lên” khi nhìn thấy cảnh đàn bà, con gái đi xe đạp. Hắn nhắc nhở nếu chuyện ấy đến tai ông hiệu trưởng, ông thanh tra thì “còn ra cái thể thống gì”...

Dĩ nhiên Cô-va-len-cô không bao giờ chấp nhận sự dạy đời theo kiểu ấy của Bê-li-cốp và thế là cuộc đôi co diễn ra. Cô-va-len-cô “thô bạo” chỉ vào mặt Bê-li-cốp và bảo hắn là tên mách lẻo, rồi túm lấy cổ áo hắn, xô mạnh. “Bê-li-cốp lộn nhào xuống cầu thang”. Khi Bê-li-cốp “sờ lên mũi xem cặp kính có còn nguyên vẹn không”, thì hai người đàn bà và Va-ren-ca đi đâu về và nhìn thấy cảnh đó. Bê-li-cốp đau khổ cảm thấy thà "tự vặt cổ, bẻ gãy chân mình đi còn hơn là biến thành trò cười cho thiên hạ”. Hắn vô cùng lo sợ “câu chuyện sẽ đến tai ngài hiệu trưởng, ngại thanh tra”, người ta “sẽ vẽ tranh châm biếm khác”, sẽ ép hắn về hưu... Ở đây, tác giả sử dụng rất ít độc thoại nội tâm, chủ yếu là dùng đối thoại. Qua lời đối thoại trực tiếp của Bê-li-cốp, tác giả để cho nhân vật tự nói, tự bộc lộ tính cách.

Bằng giọng điệu trần thuật sinh động, khi miêu tả khách quan, khi giễu cợt châm biếm, kết hợp với những chi tiết nghệ thuật điển hình, có sức khái quát cao, Sê-khốp đã làm bật lên tính hài hước, châm biếm sâu sắc của tác phẩm. Nhất là khi Va-ren-ca “cười phá lên vang khắp khu nhà”. Tiếng cười “ha-ha-ha!” lánh lót, âm vang ấy “đã chấm dứt tất cả: chấm dứt chuyện cưới xin, chấm dứt cả cuộc đời của Bê-li-cốp”. Kẻ hủ lậu lên mặt đạo đức giả, dạy đời bằng bài học luân lí cô lỗ đã bị Sê-khốp châm biếm qua một tình huống bi hài.

Sau bị xô ngã, Bê-li-cốp, trở về nằm im trong chăn một tháng rồi chết với một vẻ mặt “trông hiền lành”, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ như là tươi tỉnh nữa cứ hệt như hắn mằng rằng cuối cùng hắn đã chui vào trong cái bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra nữa”. Sau khi Bê-li-cốp chết, lúc đầu ai cũng “cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái”. Nhưng rồi chưa đầy một tuần sau, ai cũng cảm thấy nặng nề, mệt nhọc, vô vị, vì cuộc sống đã lại diễn ra như cũ, “chẳng tốt đẹp gì hơn trước”. “Bê-li-cốp đã về châu âm phủ nhưng hiện còn bao nhiêu là người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa!”. Sê-khốp đã chỉ rõ: lối sống tầm thường, hủ lậu, giáo điều, dung tục đã đầu độc con người đầu độc cuộc sống, sẽ gây bao hậu quả nặng nề, sẽ tồn tại dai dẳng trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Với nhân vật Bê-li-cốp, nhà văn đã xây dựng nên một hình tượng điển hình cho tâm lí bạc nhược, an phận, cầu toàn, sản phẩm của xã hội chuyên chế, bảo thủ. Người trong bao là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của Sê-khốp, thể hiện tầm nhìn vĩ đại của ông, khẳng định ông là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực Nga cuối thế kỉ XIX. Thông qua tác phẩm, Sê-khốp gióng lên một hồi chuông cảnh báo và thúc giục mọi người phải thay đổi lối sống, cách sống, không thể sống một cuộc sống vô vị và hèn nhát, “trong bao”.

Các bài học liên quan
Đề bài: Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
Đề bài: Trong chuỗi ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm, Hồ Chí Minh đã cảm thấy đau khổ vô hạn khi bị mất tự do. Vậy mà có lúc Người tự nhận mình là “khách tự do”, “khách tiên”. Có thể giải thích điều đó như thế nào?
Đề bài: Một trong những nét phong cách nổi bật của thơ Hồ Chí Minh là “hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai”. Hãy chứng tỏ qua hai bài thơ “Chiều tối” “Giải đi sớm” trong “Nhật kí trong tù” của Bác.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật