Bài số 77: Hữu Thỉnh là một nhà thơ viết nhiều và hay về nông thôn và mùa thu. Hãy trình bày cảm nhận của em về nông thôn và mùa thu trong hai đoạn thơ sau của ông?
Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, vừa là nhà thơ, vừa là nhà chiến sĩ. Ông viết nhiều và hay về những con người và cuộc sống nông thôn, đặc biệt là về mùa thu.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 75: Cảm nhận về mùa thu trong khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
- Bài số 74: Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
- Bài số 72: Về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, Sgk Ngữ văn 9 viết “Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp mà gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. Hãy làm rõ nhận định trên qua hai khổ thơ đầu của bài thơ?
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Hữu Thỉnh là một nhà thơ viết nhiều và hay về nông thôn và mùa thu. Hãy trình bày cảm nhận của em về nông thôn và mùa thu trong hai đoạn thơ sau của ông?
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Sang thu)
Và
“Nắng thu đã trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông”
(Chiều sông Thương)
BÀI LÀM
Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, vừa là nhà thơ, vừa là nhà chiến sĩ. Ông viết nhiều và hay về những con người và cuộc sống nông thôn, đặc biệt là về mùa thu. Thơ ông ấm áp tình người và giàu sức biểu cảm. Sang thu và Chiều sông Thương là hai tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hữu Thỉnh. Dù được viết ở hai thời điểm khác nhau, song hai tác phẩm thơ vẫn có sự gần gũi, tương đồng về hình ảnh, cảm xúc, thể hiện rõ nhất ở hai khổ thơ:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám máy mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
(Sang thu - Hữu Thỉnh)
Nắng thu đã trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông
(Chiều sông Thương - Hữu Thỉnh)
Trước hết cả hai đoạn thơ đều xuất phát từ cảm xúc dạt dào, tha thiết của tác giả trước mùa thu. Nếu mùa xuân là mùa hội tụ những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu bước vào thơ ca cũng tự nhiên, gần gũi. Trước đây, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm, sau này Xuân Diệu có Đây mùa thu tới. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào mùa thu đất nước một góc quê hương Sang thu, Chiều sông Thương. Hai bài thơ là cảm xúc mãnh liệt, thiết tha, trìu mến của tác giả đối với mùa thu đất trời.
Các hình ảnh thu qua hai đoạn thơ trên đều gắn bó với tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, rung động nhẹ nhàng mà rất tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh. Cảnh vật có sự nới rộng về không gian: từ thấp lên cao, “sống” đến “chim” đến “mây”, từ “nắng” đến “trăng” và được tác giả cảm nhận là “dềnh dàng” chậm chạp, lững lờ trời: “chim vội và” xao động, nhộn nhịp; “mây vắt nửa mình” như lưu luyến, níu kéo; “nàng trái đầy” nhẹ nhàng bồng bềnh, “trăng múi bưởi” thanh khiết, trong sáng,... Tác giả như hòa mình vào cảnh vật để làm chủ thiên nhiên, đất trời, để cảm nhận được những rung động rất khẽ và nhịp thở, linh hồn của vạn vật.
Điều đáng nói nhất làm nên cái hay, cái đẹp của hai đoạn thơ chính là hình ảnh so sánh và thư pháp nhân hóa hết sức tài tình, sâu sắc tạo nên sự sinh động của cảnh vật: Sông - dềnh dàng, chim - vội vã, mây - vắt nửa mình, bên cầu nghe đợi chiều thu sang sông. Cảnh vật tưởng như vô tri, vô giác bỗng trở nên có linh hồn, có cảm xúc và hoạt động như một con người. Tác giả như hòa mình vào thiên nhiên để lắng nghe, đón nhận những rung động nhẹ nhàng của cảnh vật. Qua đó thấy được cách cảm độc đáo và tình yêu mùa thu và thiên nhiên, đất nước của tác giả.
Đặc biệt, bên cạnh thủ pháp so sánh và nhân hóa độc đáo, hai đoạn thơ còn cho thấy sự sáng tạo hình ảnh thơ hết sức tài tình, đặc sắc của Hữu Thỉnh. “Có đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu” (Sang thu) và “Cả chiều thu sang sông” (Chiều sông Thương) đều là hình ảnh liên tưởng đầy sáng tạo. Trong bài thơ Sang thu, “đám mây” “vắt nửa mình” vừa gợi hình vừa tạo dáng, đám mây như một dải lụa mềm làm chiếc cầu nối ranh giới của thời gian: hạ - thu. Một nửa đám mây mùa hạ nhưng một nửa đã thuộc về mùa thu. Cùng với hình ảnh đám mây trong Sang thu thì “Cả chiều thu sang sông” cũng là hình ảnh thơ thú vị, độc đáo. Ta cảm nhận được sự chuyển động của chiều thu rất nhẹ, rất dịu, rất êm. Chiều thu đang chậm chạp ban tặng không gian lung linh một màu vàng óng, để cả đất trời nhuốm màu sắc thu. Hai câu thơ trong hai bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận rõ sự vật vốn vô hình trở nên thơ mộng, hữu hình, vô tri trở nên có hồn.
Với hai khổ thơ qua hai bài thơ Sang thu và Chiều sông Thương, Hữu Thỉnh đã dựng lại bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Xét về hình ảnh và cảm xúc thơ, hai khổ thơ đều có nét tương đồng, gần gũi đến bất ngờ. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động đã tự nó tôn lên vẻ đẹp cho đất nước, cho quê nhà, cho đồng quê trong mùa thu chung của cả đất trời Việt Nam.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9