Bài số 72: Về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, Sgk Ngữ văn 9 viết “Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp mà gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. Hãy làm rõ nhận định trên qua hai khổ thơ đầu của bài thơ?
Hồ Chí Minh - một con người đã dành trọn trái tim yêu thương bao la của mình cho cả dân tộc. Đã có rất nhiều bài thơ hay viết về Người sống phải kể đến đầu tiên là tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 71: Trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... Mà sao nghe nhói ở trong tim - (Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
- Bài số 70: Sự thiêng liêng và thành kính là cảm nhận chung của người đọc khi đến với Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Em hãy làm rõ điều đó qua bài thơ.
- Bài số 69: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Hồ Chí Minh - một con người đã dành trọn trái tim yêu thương bao la của mình cho cả dân tộc. Đã có rất nhiều bài thơ hay viết về Người sống phải kể đến đầu tiên là tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Bài thơ là một nén tâm nhang thành kính mà tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam dâng lên Bác. Bàn về nghệ thuật của bài thơ, sách Ngữ văn 9 viết: “Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp mà gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc”. Nhận xét này đã được thể hiện rõ qua hai khổ đầu bài thơ:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Viếng lăng Bác được ông sáng tác năm 1976 đã có nhiều sáng tạo, độc đáo trong cả nội dung lẫn nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện sâu sắc lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ, của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Ở khổ thơ đầu, nhà thơ đã đưa người đọc đến với khung cảnh quanh lăng Bác với hàng tre xanh rì rào trong gió:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Chúng ta dễ dàng cảm nhận trong hồn thơ Viễn Phương giọng điệu thơ trang trọng và tha thiết. Sự nhẹ nhàng, sâu lắng đã toát lên ngay từ những vần thơ đầu tiên. Nhà thơ Viễn Phương đã rất tinh tế trong việc thể hiện niềm thành kính yêu thương trước vị lãnh tụ của đất nước. Tác giả xưng với Bác là “con” đó là cách xưng hô thân mật trong gia đình, thể hiện sự gần gũi thân thương và kính trọng. Niềm xúc động của Viễn Phương bỗng dâng trào mạnh mẽ khi ông thốt lên tiếng: “ôi!” Chỉ là một từ thôi nhưng cũng đủ để thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ đối với Bác Hồ kính yêu. Viễn Phương là nhà thơ Nam Bộ, bởi vậy từng vần thơ của ông không chỉ là tiếng lòng của riêng tác giả mà nó là tiếng lòng của nhân dân miền Nam. Ngay ở câu thơ đầu, Viễn Phương đã khéo léo sử dụng cụm từ định danh “ở miền Nam” tạo cho bài thơ một sắc thái tình cảm mới. Điều đặc sắc nữa ở phương diện ngôn ngữ của bài thơ là việc dùng động từ “thăm” thay cho từ “viếng” ở nhan đề đã có tác dụng rất lớn trong việc giảm bớt nỗi buồn đau. Bác dù đã ra đi song vẫn rất thân mật gần gũi sống mãi trong lòng mỗi người dân miền Nam. Có thể nói Viễn Phương đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn từ, tuy rất bình dị mộc mạc nhưng lại hàm súc, cô đúc, thể hiện được cảm xúc sâu sắc của người viết. Bên cạnh giọng điệu thơ, ngôn ngữ, khổ thơ đầu còn có nét đặc sắc về hình ảnh thơ ẩn dụ: “tre”. Cây tre là hiện thân cho những gì mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất nhất. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay tre vẫn luôn là biểu tượng đẹp của con người Việt Nam, sống kiên cường “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".
Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật không chỉ được thể hiện rõ nét ở khổ thơ một mà bước sang khổ thơ thứ hai, ta càng thấy rõ điều này:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Ta lại bắt gặp ở khổ thơ thứ hai cái giọng điệu thơ trang trọng và tha thiết ấy. Điệp từ “ngày ngày” như diễn tả vẻ nhịp nhàng, đều đặn của thời gian, càng làm cho giọng thơ trở nên tha thiết trìu mến. Đặc biệt, ở đây, Viễn Phương đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm: “Mặt trời trong lăng”. Hình tượng Bác Hồ đã được vĩnh viễn hóa, bất tử hóa trong lòng mọi người. Có thể nói công lao trời bể của Bác đối với nhân dân Việt Nam thật sâu nặng. Bác như mặt trời của tự nhiên soi sáng, đem lại sự sống cho dân tộc. Việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” không chỉ ca ngợi sự vĩ đại, công lao của Bác mà còn thể hiện niềm thành kính, trân trọng, yêu quý của nhân dân cả nước đối với vị lãnh tụ kính yêu. Những người đến thăm Bác là những con người ưu tú, là những bông hoa tươi thắm, kết thành một “tràng hoa” dâng lên Người. “Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh ẩn dụ khẳng định sự trường tồn, bất tử như mùa xuân vĩnh viễn, tràn đầy sức sống. Sự kết hợp độc đáo giữa giọng điệu thơ trang trọng, tha thiết với hình ảnh thơ ẩn dụ đẹp, gợi cảm cùng ngôn ngữ bình dị, cô đúc là một cách sáng tạo mới mẻ, đặc sắc của Viễn Phương.
Viếng lăng Bác là bài thơ hay và xúc động viết về Bác. Tác phẩm không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn sáng tạo về nghệ thuật. Những ai đã từng đọc bài thơ đều không thể phủ nhận một điều: Dù là ở phương diện giọng điệu, hình ảnh hay ngôn ngữ thì bài thơ đều mang nét độc đáo rất riêng, thể hiện tài năng nghệ thuật cũng như cảm xúc thơ dồi dào của Viễn Phương. Bởi thế bài thơ tìm được sự cảm động sâu sắc ở người đọc và là một nén hương thơm dâng lên Người của cả dân tộc Việt Nam.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9