Bài số 73: Thuyết minh về tác giả viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác
Trong số những nhà thơ, bài thơ viết về Bác sau ngày Bác đi xa để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc ta phải kể đến Viễn Phương và bài Viếng lăng Bác.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 68: Thuyết minh về nhà thơ Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Bài số 57: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng.
- Bài số 62: Thuyết minh về tác giả Chế Lan Viên và bài thơ Con cò.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Trong số những nhà thơ, bài thơ viết về Bác sau ngày Bác đi xa để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc ta phải kể đến Viễn Phương và bài Viếng lăng Bác. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót xa và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với vị lãnh tụ bằng cảm xúc chân thành, thiết tha, sâu lắng và giọng điệu vừa tha thiết, vừa trang nghiêm.
Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn (1928-2005), quê ở An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ của Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ. Các tác phẩm đã xuất bản: Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1953); Mắt sáng học trò (tập thơ, 1970); Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972); Như mây mùa xuân (tập thơ, 1978); Phù sa quê mẹ (tập thơ, 1991); Anh hùng mìn gạt (tập truyện ký, 1968, tái bản nhiều lần); Sắc lụa Trữ La (tập truyện ngắn, đăng rải rác trên các báo ở Sài Gòn thời Mỹ tạm chiếm đóng, Nhà xuất bản Văn nghệ in 1988); Quê hương địa đạo (tập truyện và ký, tái bản nhiều lần). Ngoài ra, còn nhiều tập truyện thiếu nhi, tập thơ in chung với Lê Anh Xuân, tập truyện in chung với Lê Vĩnh Hòa. Giải thưởng văn học: Giải nhì giải thưởng Cửu Long Nam Bộ (1954); Giải nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; Giải thưởng Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, tặng thưởng ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Giải nhì cuộc thi viết về bà mẹ Việt Nam anh hùng...
Bài thơ Viếng lăng Bác được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác trong niềm xúc động vô bờ của đoàn người vào lăng. Bài thơ Viếng lăng Bác được in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978). Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách về không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Như vậy bước chân ra đi nhưng tấm lòng của người con miền Nam thì ở lại. Tiếng lòng đó, ước nguyện đó không chỉ là của riêng tác giả mà đã trở thành tiếng lòng chung của nhiều người. Bài thơ là niềm xúc động thành kính, thiêng liêng, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn đau xót của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
Những cảm xúc ấy được thể hiện qua giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một vị anh hùng dân tộc. Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác.
Viếng lăng Bác được phổ nhạc và trở thành một bài ca sâu lắng, giàu sức truyền cảm về Bác, rất đỗi thân thuộc với mỗi người con Việt Nam.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9