Giải bài 35 trang 207 SGK giải tích 12 nâng cao
Viết dạng lượng giác của số phức z và của các căn bậc hai của z cho mỗi mỗi trường hợp sau:
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài 36 trang 207 SGK giải tích 12 nâng cao
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài 35. Viết dạng lượng giác của số phức z và của các căn bậc hai của z cho mỗi mỗi trường hợp sau:
a) \(\left| z \right| = 3\) và một acgumen của iz là \({{5\pi } \over 4};\)
b) \(\left| z \right| = {1 \over 3}\) và một acgumen của \({{\overline z } \over {1 + i}}\) là \( - {{3\pi } \over 4}.\)
Giải
a) Ta có \(i = \cos {\pi \over 2} + i\sin {\pi \over 2}\) nên acgumen của i là \({\pi \over 2}\). Một acgumen của \(z = {{iz} \over i}\) là \({{5\pi } \over 4} - {\pi \over 2} = {{3\pi } \over 4}\)
Vậy \(z = 3\left( {\cos {{3\pi } \over 4} + i\sin {{3\pi } \over 4}} \right)\), từ đó dạng lượng giác của các căn bậc hai của z là \(\sqrt 3 \left( {\cos {{3\pi } \over 8} + i\sin {{3\pi } \over 8}} \right)\) và \(-\sqrt 3 \left( {\cos {{3\pi } \over 8} + i\sin {{3\pi } \over 8}} \right)=\sqrt 3 \left( {\cos {{11\pi } \over 8} + i\sin {{11\pi } \over 8}} \right)\).
b) Gọi \(\varphi \) là acgumen của z là -\(\varphi \) là một acgumen của \(\overline z \)
\(1 + i = \sqrt 2 \left( {{1 \over {\sqrt 2 }} + {1 \over {\sqrt 2 }}i} \right) = \sqrt 2 \left( {\cos {\pi \over 4} + i\sin {\pi \over 4}} \right)\) có một acgumen là \({\pi \over 4}\) nên một acgumen của \({{\overline z } \over {1 + i}}\) là \( - \varphi - {\pi \over 4}\). Theo đề bài ta có:
\( - \varphi - {\pi \over 4} =- {{3\pi } \over 4} + k2\pi \,\,\left( {k \in \mathbb Z} \right) \Rightarrow \varphi = {\pi \over 2} + k2\pi \,\,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\)
Vậy \(z = {1 \over 3}\left( {\cos {\pi \over 2} + i\sin {\pi \over 2}} \right)\)
Dạng lượng giác của căn bậc hai của z là:
\({1 \over {\sqrt 3 }}\left( {\cos {\pi \over 4} + i\sin {\pi \over 4}} \right)\) và \( - {1 \over {\sqrt 3 }}\left( {\cos {\pi \over 4} + i\sin {\pi \over 4}} \right) = {1 \over {\sqrt 3 }}\left( {\cos {{5\pi } \over 4} + i\sin {{5\pi } \over 4}} \right)\)
- Chương i. ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
- Chương ii. hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit
- Chương iii. nguyên hàm, tích phân và ứng dụng
- Chương iv. số phức
- Ôn tập cuối năm đại số và giải tích
- Chương i. khối đa diện và thể tích của chúng
- Chương ii. mặt cầu, mặt trụ, mặt nón
- Chương iii. phương pháp tọa độ trong không gian
- Ôn tập cuối năm hình học