Giải bài 7 trang 105 sgk Hình học 11
Cho tứ diện SABC có cạnh SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) và có tam giác ABC vuông tại B...
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài 8 trang 105 sgk Hình học 11
- Lý thuyết đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài 7. Cho tứ diện \(SABC\) có cạnh \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \((ABC)\) và có tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\). Trong mặt phẳng \((SAB)\) kẻ từ \(AM\) vuông góc với \(SB\) tại \(M\). Trên cạnh \(SC\) lấy điểm \(N\) sao cho \(\frac{SM}{SB}=\frac{SN}{SC}.\) Chứng minh rằng:
a) \(BC ⊥ (SAB)\) và \(AM ⊥ (SBC)\);
b) \(SB ⊥ AN\).
Giải
(H.3,35)
a) \(SA ⊥ (ABC) \Rightarrow SA ⊥ BC\) (1),
Tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\) nên \(BC ⊥ AB\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(BC ⊥ (SAB)\).
\(BC ⊥ (SAB)\) nên \(BC ⊥ AM\) (3)
\( AM ⊥ SB\) (giả thiết) (4)
Từ (3) và (4) suy ra \(AM ⊥ (SBC)\).
b) \(AM ⊥ (SBC)\) nên \(AM\bot SB\) (5)
Giả thiết \(\frac{SM}{SB}=\frac{SN}{SC}\) nên theo định lí ta lét ta có: \(MN// BC\)
Mà \(BC\bot SB\) (do \(BC\bot (SAB)\)) do đó \(MN\bot SB\) (6)
Từ (5) và (6) suy ra \(SB\bot (AMN)\) suy ra \(SB\bot AN\)
Nhận xét: Hình chóp trong các bài 4; 6; 7 thuộc loại hình chóp có một cạnh bên vuông góc với đáy (do đó nó có hai mặt bên vuông góc với đáy).