Bài số 79: Thuyết minh về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu
Văn học hiện đại lại góp một Hữu Thỉnh với những vần thơ thu về miền quê trung du Bắc bộ làm xao động lòng người. Ông đã làm ta yêu hơn mùa thu, yêu hơn quê hương khi đọc những vần thơ thu đẹp như trong bài Sang thu.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 73: Thuyết minh về tác giả viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.
- Bài số 68: Thuyết minh về nhà thơ Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Bài số 57: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Văn học trung đại đã cho ta một thi nhân với ba bức tranh thu đặc sắc về làng quê Việt Nam. Đó là Nguyễn Khuyến với Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh. Văn học hiện đại lại góp một Hữu Thỉnh với những vần thơ thu về miền quê trung du Bắc bộ làm xao động lòng người. Ông đã làm ta yêu hơn mùa thu, yêu hơn quê hương khi đọc những vần thơ thu đẹp như trong bài Sang thu.
Hữu Thỉnh tên là Nguyên Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963 ông gia nhập quân đội, là chiến sĩ của binh chủng Tăng - Thiết giáp. Hữu Thỉnh là một người lính làm thơ. Thơ ông ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Ông viết nhiều và viết hay về nông thôn và mùa thu, nhất là vùng quê Trung du của ông. Nhiều vần thơ thu của Hữu Thỉnh mang cảm xúc bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng và đậm màu triết luận, có sức nặng của suy ngẫm và chiêm nghiệm. Hữu Thỉnh có các tác phẩm tiêu biểu: Âm vang chiến hào (in chung); Đường tới thành phố (trường ca); Từ chiến hào tới thành phố (trường ca - thơ ngắn); Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi in chung); Thư mùa Đông, Trường ca Biển. Ngoài ra còn viết nhiều bút ký văn học viết báo. Ông cũng được nhận nhiều giải thưởng như: Giải 3 cuộc thi thơ báo Văn Nghệ 1973, Giải A cuộc thi thơ báo Văn Nghệ (1975- 1976), Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980, Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1995, Giải xuất sắc Bộ Quốc phòng 1994, Giải nhất Bộ Giáo dục và Trung ương Đoàn 1991, Giải thưởng Asean 1998.
Bài thơ Sang thu được viết vào cuối năm 1977, được in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau được in trong tập thơ Từ chiến hào đến thành phố. Bài thơ là những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa. Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế về những chuyển biến nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở Miền Bắc. Qua đó bộc lộ lòng yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương đất nước của tác giả và triết lí về cuộc đời con người. Bài thơ còn gợi liên tưởng đến con. người khi đã lớn tuổi và từng trải thì những giông gió, thăng trầm của cuộc đời ít làm con người ta bất ngờ, bị động. Những suy tư đó của tác giả có lẽ đã góp phần làm cho Sang thu trở nên giàu ý nghĩa.
Đọc Sang thu ta còn nhận ra nét đặc trưng về nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh qua việc lựa chọn những từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế sâu sắc, hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ, giọng thơ êm đềm tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Đọc Sang thu ta sẽ thấy tâm hồn mình phong phú hướng thiện hơn, yêu quê hương hơn.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9