Đề bài: Bằng các tác phẩm đã học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ nhận định: “Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu nhằm một mục đích chiến đấu bảo vệ đạo đức của nhân dân, quyền lợi của Tổ quốc
Càng tìm hiểu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, ta càng cảm phục tài năng nghệ thuật và trân trọng tấm lòng cao cả của ông với dân, với nước. Hơn ai hết, tiếng nói của ông vẫn là tiếng lòng của một nhà yêu nước vĩ đại, luôn gắn bó với cuộc sống con người. Và thơ văn Đồ Chiểu sẽ mãi “là súng, là gươm” để bảo vệ lợi ích của nhân dân và quyền lợi của Tổ quốc.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài tác giả Nguyễn Đình Chiểu trang 56 SGK Văn 11
- Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trang 60 SGK Ngữ văn 11
- Phân tích về văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM 1
Tám năm xa quê hương
Trăm năm gần Đồ Chiểu
Nay lòng ta càng hiểu
Thơ là súng, là gươm.
Bốn câu thơ ấy của tác giả Lê Anh Xuân đã khái quát cả nội dung và mục đích sáng tác của cuộc đời thơ Nguyễn Đình Chiểu. Thơ văn của ông “là súng, là gươm”, là để đấu tranh. Đồ Chiểu luôn quan niệm, văn chương phải có tính chiến đấu. Vì vậy, có ý kiến cho rằng “Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu nhằm một mục đích chiến đấu bảo vệ đạo đức của nhân dân, quyền lợi của Tổ quốc”.
Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX giống như một mảnh đất khô cằn với bao rối ren: thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã hèn nhát, bạc nhược đầu hàng giặc. Là một người yêu nước, thương dân tha thiết, ông rất đau đớn, xót xa. Nhưng vì bị mù, không thể trực tiếp cầm gươm giết giặc, trừng trị kẻ xấu. Đồ Chiểu đành mượn ngòi bút văn chương! để đấu tranh “bảo vệ đạo đức của nhân dân, quyền lợi của Tổ quốc’’. Ý kiến trên đã khẳng định rõ quan niệm sáng tác văn chương của Đồ Chiểu. Đối với ông, văn chương không có loại thuần túy giải sầu mà phải có tính chiến đấu, phải “chờ đạo, đâm gian”. Các tác phẩm văn học phải có một sứ mệnh cao cả là chiến đấu để bảo vệ những giá trị đạo đức của con người bảo vệ Tổ quốc, chống lại những kẻ bất nhân phi nghĩa, những kẻ hại dân, hại nước. Và trong suốt cả cuộc đời văn chương của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành một chiến sĩ dũng cảm, tiên phong trên hành trình “chở đạo, đâm gian”.
Đặt trong hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ, quan niệm của Đồ Chiểu thật mới mẻ, tiến bộ, đúng đắn. Qua những vần thơ, câu văn giản dị, ngắn gọn nhưng có giá trị của ông, người đọc luôn cảm nhận được một “ngọn lửa yêu nước, ngọn lửa chính nghĩa” đang hừng hực cháy. Đây cũng chính là giá trị đặc sắc của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Trước năm 1858, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nhằm mục đích “chiến đấu bảo vệ đạo đức nhân dân”. Nội dung này đã được thể hiện rõ qua truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên. Trước hết, tác phẩm là một khúc ca chiến đấu và chiến thắng của chính nghĩa. Trong truyện thơ này, độc giả bắt gặp những hình tượng nhân vật đẹp, tượng trưng cho những giá trị đạo đức của con người. Lục Vân Tiên - nhân vật chính trong tác phẩm - là một người có hoài bão cao đẹp:
Làm trai trong cõi thế gian
Phò vua giúp nước phải gan anh hào.
Chàng còn là hiện thân của lòng dũng cảm, hào hiệp. Hình ảnh Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khẳng định tâm hồn cao cả của chàng:
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Và:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách tráng sĩ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, luôn sống và hành động vì con người. Vân Tiên cũng giống như người anh hùng Từ Hải trong Truyện Kiều:
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.
Hơn thế nữa, Lục Vân Tiên còn là một người con hiếu thảo. Khi nghe tin mẹ mất, chàng đau xót, khóc than đến mù cả hai mắt:
Hai hàng luỵ ngọc nhỏ sa
Trời Nam đất Bắc xót xa đoạn tràng.
Lòng hiếu thảo của Lục Vân Tiên khiến người đọc rất xúc động. Chàng khóc mẹ thật thảm thương. Nỗi lòng của Lục Vân Tiên thật đáng trân trọng.
Nếu “trai thời trung hiếu làm đầu” thì người con gái trong truyện Lục Vân Tiên phải “tiết hạnh” Nhân vật Kiều Nguyệt Nga là hiện thân của lòng chung thủy, nghĩa tình, Dù trải bao gian nan thử thách, kể cả khi đối mặt với tử thần thì tấm lòng son sắt, thủy chung của nàng vẫn chẳng đổi dời:
Nàng rằng trước đã trọn nguyền
Dẫu thay mái tóc, phải nhìn mối tơ
Tình yêu, tấm lòng cao đẹp của Kiều Nguyệt Nga đã làm người đọc cảm động. Được Vân Tiên cứu nạn, “yêu vì nết, trọng vì tài”, Nguyệt Nga đã tạc hình Lục Vân Tiên và thờ chàng như một ân nhân, đồng thời luôn son sắt với chàng. Khi bị tấn công, nàng đã âm thầm ra đi rồi trẫm mình để thủ tiết với một chàng trai chưa hẹn ước.
Trong Truyện Lục Vân Tiên, ta còn bắt gặp hình ảnh của Hớn Minh, một người bạn của Lục Vân Tiên. Gặp sự bất bằng, chàng đã sẵn sàng ra tay. Bản tính ngay thẳng, cương trực của chàng khiến người đọc mến yêu. Hành động "be đi một giò" của Hớn Minh vừa dứt khoát vừa mạnh mẽ như một lời tuyên ngôn chống lại cái ác của chàng. Ngoài ra, trong truyện còn xuất hiện những hình ảnh của người lao động: ông Ngư, ông Tiêu. Tuy sống nghèo khổ, khó khăn vất vả nhưng họ rất giàu lòng nhân đức, sẵn sàng cứu người mà không mong được trả ơn:
Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.
Tất cả những con người ấy là hiện thân cho cái đẹp của đạo đức. Họ đã tập hợp thành một “đạo quân bừng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng” (Hoài Thanh). Kẻ thù của họ là cái ác, cái phi nghĩa cuối cùng cũng bị trừng trị thích đáng.
Cái ác trong Truyện Lục Vân Tiên là bọn cường quyền áp bức, bọn làm trái đạo đức, sống bất nhân. Đặng Sinh, một kẻ ỷ thế con quan chuyên làm trò dâm ô, cưỡng hiếp phụ nữ ngay ban ngày đã bị Hớn Minh trừng trị. Tên Thái Sư trong triều bắt Kiều Nguyệt Nga sang cống cho Ô Qua cuối cùng cũng bị cách chức xuống làm thường dân. Trịnh Hâm - một kẻ phần bạn tuy được Lục Vân Tiên tha tội nhưng về đến Hàn Giang thì bị sóng thần dìm chết. Tội ác của hắn khiến trời đất cũng không thể dung tha. Cái chết của Trịnh Hâm là một bài học cho những kẻ bất nhân vô nghĩa. Bùi Kiệm tuy không bị hỏi tội nhưng cũng “ngồi chề bề mặt như sề thịt trâu”. Gia đình Võ Thể Loan đã từng hắt hủi, chê bai chàng rể đui mù nên bội hôn lại còn mưu hại Lục Vân Tiên:
Ra đi đương lúc tam canh
Dắt vào hang tôi bỏ đành Vân Tiên.
Hành động trên của gia đình họ Võ thật đáng lên án. Dân gian xưa có câu: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Vậy mà khi chứng kiến cảnh Lục Vân Tiên gặp nạn, họ không những không xót thương, cứu giúp mà lại ra tay hãm hại. Nhưng đến khi Lục Vân Tiên được vinh quy bái tổ thì mẹ con Võ Thế Loan lại trơ tráo ra đón và đổ tội cho Võ Công và dùng sắc đẹp con người làm xiêu lòng họ Lục để nối lại duyên xưa. Nhưng “gieo gió” ắt phải gặp bão, kết cục hai mẹ con đã bị hai con cọp bắt vào hang Thương Tòng. Hình ảnh bọn người bất nghĩa ấy đối lập với những con người sáng ngời đạo đức như Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Kiều Nguyệt Nga... Xây dựng hai tuyến nhân vật ác, thiện rõ ràng, phân minh, trừng trị cái ác, ngợi ca cái đẹp và những giá trị đạo đức chính là Nguyễn Đình Chiểu đang dùng ngòi bút văn chương đô chiến đấu bảo vệ đạo đức của nhân dân. Có thể nói, Đồ Chiểu chính là lá cờ đầu của văn chương bảo vệ đạo đức ở thế kỉ XIX.
Trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu lại mang tính chiến đấu rất cao để bảo vệ “quyền lợi của Tổ quốc”. Lòng yêu nước của Đồ Chiểu đã làm sáng lên những trang viết tố cáo tội ác của giặc. Nhìn cảnh đất nước bị giày xéo, ông rất đau xót. Bằng ngòi bút tài hoa của mình, ông đã khắc họa thảm cảnh của đất nước:
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
“Bến Nghé”, “Đồng Nai” là những địa danh xuất hiện nhiều lần trong ca dao xưa. Đó là những nơi nức tiếng về sự trù phú với gạo trắng nước trong, với những cảnh đẹp làm đắm say lòng người:
Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì không muốn về.
Vậy mà, khi giặc tới, tất cả đều rơi vào cảnh tan hoang xơ xác. Tiền của của nhân dân trong phút chốc đã bị cướp, nhanh như tan bọt nước. Mái tranh nhà lá, nơi sinh sống của bao cuộc đời, bao thế hệ trong phút chốc cũng bị đốt phá tan tành. Hai câu thơ không chỉ đơn thuần kể, tả mà còn thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và nỗi xót xa, thương cảm của nhà thơ. Mỗi tiếng lòng ấy dồn tụ và bật lên thành lời:
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm
Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ
Hay:
Bữa thấy bòng bong che trắng lớp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ
Người nông dân đã nhận thức được kẻ thù dơ bẩn, tanh hôi. Họ đã thể hiện dứt khoát, mãnh liệt thái độ của mình. Những câu văn không có chủ ngữ được viết liên tiếp kết hợp với những động từ mạnh “muốn ăn”, “muốn cắn” đã diễn tả sâu sắc thái độ căm thù giặc của người nông dân.
Đồ Chiểu bị mù, không thể nhìn thấy cảnh chạy giặc của người dân, nhưng bằng cả tấm lòng thương dân và xót xa trước hiện thực đau thương, ông vẫn cảm nhận được những giờ phút nguy hiểm ấy:
Bỏ nhà tù trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dác bay.
Trong hai câu thơ này, tác giả đã chọn hai hình ảnh tiêu biểu có sức khái quát và biểu cảm lớn: “lũ trẻ” và “bầy chim”. Đây là những sinh linh nhỏ bé, tội nghiệp đáng lẽ phải được che chở, chăm chút, yêu thương, phải được sống trong sự đùm bọc của cha mẹ, người thân nhưng ở đây lại “tan đàn xẻ nghé”, phải chịu cảnh bom đạn. Những từ tượng hình “lơ xơ”, “dáo dác” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ đã nhấn mạnh trạng thái hoảng loạn đến cực độ. Ở đây, tác giả đã phản ánh hiện thực rất trung thực bằng cả tấm lòng mình.
Bên cạnh những vần thơ tố cáo tội ác của giặc, Nguyễn Đình Chiểu còn ca ngợi những tấm gương yêu nước, sẵn sàng xả thân cứu nước. Đó là những người nông dân bình thường, lam lũ chứ không phải là “quân cơ, quân vệ”, vì “mến nghĩa” mà tự nguyện chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Những nghĩa sĩ nông dân ấy như những bậc anh hùng mang tầm vóc lịch sử:
Chỉ nhọc quan quân giống [...] chằng có
Kẻ đâm ngang [...] súng nổ
Những động từ mạnh đạp, lướt tới, xô cửa, xông vào, liều mình đã gợi lên một bức tranh cộng dồn ào ạt, mạnh mẽ. Những nhịp thơ ngắn, nhanh, mạnh dồn dập đã diễn tả được khí thế hào hùng của nghĩa quân. Đọc câu văn, ta như hình dung được những bước chân mau lẹ, mạnh mẽ của người nghĩa sĩ nông dân. Sự tương phản giữa khí thế hiên ngang của ta và cảnh “hôn kinh” của giặc càng làm nổi bật tấm lòng yêu nước, lòng dũng cảm của nghĩa quân. Hình như lòng quyết tâm đánh giặc đã chiến thắng mọi sức mạnh vật chất, vũ khí. Lòng yêu nước - yếu tố tinh thần - chính là nhân tố làm nên sức mạnh của những người nghĩa quân nông dân. Đoạn văn giàu chất anh hùng ca đã dựng lên một tượng đài bi tráng về những người nông dân cứu nước. Tấm lòng của họ mãi trường tồn cùng thời gian và trong lòng người:
Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.
Tấm lòng kiên trung, bất hợp tác với giặc của người nghĩa binh nông dân và các lãnh tụ nghĩa quân thật đáng trân trọng. Trong khi triều đình đầu hàng giặc thì trong những trang viết của Nguyễn Đình Chiểu vẫn rạng ngời sự bất khuất và khí tiết cao đẹp của người nghĩa sĩ:
Anh hùng thà thác chẳng đầu Tây
Một giấc sa trường phận chẳng may.
(Thơ điếu Phan Công Tòng)
Hay:
Thà thác mà đặng câu [...] rất khổ.
Những câu văn ấy như một lời tuyên ngôn, lời thề của người nghĩa sĩ: thà chết vinh còn hơn sống nhục. Người nghĩa sĩ ra đi nhưng lí tưởng của họ vẫn còn mãi. Cái chết của họ là sự gieo mầm cho sự sống. Quan niệm sống của người nghĩa sĩ còn thức tỉnh và động viên muốn người cùng quyết tâm đánh giặc cứu nước:
Sống đánh giặc [...] trả thù kia.
Câu văn nghe sao thật thiêng liêng vang vọng như hồn núi sông! Hình bóng người nghĩa sĩ nông dân nổi lên như che kín cả không gian, xóa nhòa mọi mất mát đau thương, nó sừng sững như một tượng đài kì vĩ. Hành động cao cả và tư tưởng yêu nước cao đẹp của họ sẽ mãi là một bài ca muốn gửi. Xây dựng hình tượng nghĩa sĩ nông dân đánh giặc Nguyễn Đình Chiểu đã dùng ngòi bút văn chương của mình để bảo vệ quyền lợi của Tổ quốc.
Hơn một thế kỉ đã trôi qua nhưng âm hưởng hào hùng, bi tráng và cả xót xa trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu vẫn nguyên vẹn. Dường như người đọc vẫn còn thấy được ngòi bút nhà thơ đang nức nở trên trang giấy. Nhà thơ mù ấy khóc vì thương nước, thương dân. Văn chương của ông cũng thấm đẫm tư tưởng tiến bộ, cao quý. Mục đích sáng tác để bảo vệ đạo đức của nông dân, quyền lợi của Tổ quốc đã được thể hiện rõ qua mỗi chặng đường sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Cả cuộc đời nghệ thuật của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã cống hiến cho đời những tác phẩm giàu tính chiến đấu. Và tư tưởng ấy sau này cũng đã được các nhà thơ, nhà văn thế hệ sau tiếp bước. Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Văn học nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ là những chiến sĩ” trên mặt trận ấy. “Mặt trận” ấy chính là mặt trận bảo vệ nhân dân. Đó là Tổ quốc mà Đồ Chiểu luôn hướng tới trong mỗi trang thơ, Tấm lòng của ông như sao Bắc Đẩu luôn vằng vặc sáng. Có lẽ cũng vì vậy mà thơ ông luôn là nguồn cổ vũ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
A. Cheric đã từng nói: “Nghệ thuật chỉ làm nên những câu thơ, còn trái tim mới là thi sĩ”. Đúng vậy, trái tim, yêu thương và tấm lòng tâm huyết của nhà văn đã tạo nên linh hồn cho mỗi. tác phẩm. Đọc thơ Nguyễn Đình Chiểu, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn ý kiến ấy. Với mục đích sáng tác để bảo vệ đạo đức của nhân dân và ca ngợi Tổ quốc, thơ ông sẽ trường tồn, bất tử cùng thời gian:
Thơ người mãi sống cùng đất nước
Dù có mai sau dù có bao giờ.
BÀI LÀM 2
Có những vần thơ hấp dẫn người đọc bởi vẻ đẹp lung linh, óng mượt, đài các, nhưng cũng có những vần thơ làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp dung dị, chân chất. Đó chính là vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Những sáng tác của ông được ngân lên từ trái tim luôn ấm nóng hơi thở cuộc đời. Văn chương Đồ Chiểu không những bắt rễ sâu xa từ cuộc sống mà nó còn mang tính chiến đấu sâu sắc. Đúng như nhà thơ Lê Anh Xuân đã từng viết:
Tám năm xa quê hương
Trăm năm gần Đồ Chiểu
Nay lòng ta càng hiểu
Thơ là súng, là gươm.
Bốn câu thơ giản dị nhưng đã khái quát cả cuộc đời và nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu. Nhà thơ Lê Anh Xuân đã phải trải qua những năm tháng xa quê. Tám năm ròng rã, ông không được ngắm nhìn cảnh vật quê hương, không được gắn bó với cuộc sống nông thôn quê mình. Vì vậy, khi đọc thơ Đồ Chiểu, tác giả đã thấu hiểu sâu sắc nỗi lòng của nhà thơ mù ấy. Những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đã nói được tiếng lòng của nhà thơ Lê Anh Xuân khi xa quê. Nó đã khiến cho những thế hệ đi sau như Lê Anh Xuân “gần” hơn với những người nghệ sĩ đi trước. Và càng đọc thơ Đồ Chiểu, tác giả càng cảm nhận sâu sắc thơ Đồ Chiều “là súng, là gươm”. “Súng, gươm” là những hình ảnh ẩn dụ chỉ sự đấu tranh. Nói như vậy chính là tác giả Lê Anh Xuân muốn khái quát một nét phong cách trong văn chương Đình Chiểu: thơ ông mang tính chiến đấu cao. Đây là một vẻ đẹp hiếm có của thơ ca thời kì này và tư tưởng ấy đã được Đồ Chiểu thể hiện rõ trong suốt cuộc đời sáng tác của mình. Mục đích của thơ ông là để “chờ đạo, đâm gian”.
Trước năm 1858, thơ văn Đồ Chiểu “là gươm, là súng” chiến đấu bảo vệ đạo đức của nhân dân. Nội dung này đã được thể hiện rõ qua Truyện Lục Vân Tiên. Trong tác phẩm, người đọc bắt gặp những con người lí tưởng mang vẻ đẹp của Chân - Thiện - Mĩ. Đó là một khúc ca chiến đấu và chiến thắng của những con người chính nghĩa. Trong đó, Lục Vân Tiên là nhân vật trung tâm. Chàng là hiện thân cho những giá trị đạo đức truyền thông của một đấng nam nhi. Ngay từ suy nghĩ, chàng đã luôn sống đầy hoài bão với lí tưởng cao đẹp là “phò vua giúp nước”;
Làm trai trong cõi thế gian.
Phò vua giúp nước phối gan anh hào.
Ước vọng, hoài bão ấy của Lục Vân Tiên thật đáng trọng. Nhưng không chỉ nhận thức được trách nhiệm của một trang nam tử, chàng còn thể hiện bằng hành động cụ thể: cứu người. Bất chấp mọi hiểm nguy, chàng đã một mình xông vào cứu Kiều Nguyệt Nga. Trong tay không có một thứ vũ khí nào, chàng đã “bẻ cây làm gậy” và xông vào đánh bọn cướp. Giữa vòng vây “bốn phía phủ kín kịt bùng”, “Vân Tiên tả xung hữu đột” khiến cho:
Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đường chạy ngay.
Diễn tả trận đánh, lời thơ của Đồ Chiểu hả hê, sảng khoái. Tác giả đã so sánh võ nghệ của Vân Tiên với nhân vật Triệu Tử Long, một vị tướng nổi tiếng thời Tam quốc để khẳng định, ngợi ca tài năng và tấm lòng anh dũng của Lục Vân Tiên. Hành động hào hiệp của chàng xuất phát từ lòng thương người mà không hề mong được trả ơn:
Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Quan niệm của Vân Tiên khi làm việc nghĩa thật cao thượng. Chàng cho đó là trách nhiệm của đấng nam nhi quân tử:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Chàng hiện lên mang cốt cách của bậc anh hùng, luôn chiến đấu bảo vệ nhân phẩm. Vẻ đẹp con người chàng phải chăng là sự kế thừa những truyền thống tốt đẹp của đấng nam nhi trong xã hội phong kiến:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
(Chinh phụ ngâm)
Xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên với tính cách cương trực, hào hiệp, tác giả đã lên tiếng phê phán cái xấu, cái ác. Trong truyện còn hiện lên hình tượng nhân vật Hớn Minh. Cũng giống như chàng Lục, Hóm Minh luôn sống ngay thẳng và cứu người. Khi thầy Đặng Sinh ỷ thế con quan huyện giàu có hãm hiêp phụ nữ một cách trắng trợn, bỉ ổi, chàng đã ra tay trừng trị kẻ bất nghĩa:
Tôi bèn nổi giận một khi
Vật chàng xuống đó, bẻ đi một giò.
Hành động của Hớn Minh thật mạnh mẽ, dứt khoát. Đó chính là một tuyên ngôn của chàng với cái ác. Không chấp nhận sự bất công, ngang trái trong xã hội, chàng đã ra tay trừng trị cái ác bất chấp danh vọng của bản thân. Mặc dù sau khi “bẻ đi một giò” của Đặng Sinh, Hớn Minh phải chạy trốn, lẩn khuất trong rừng nhưng chưa bao giờ chàng hối hận về hành động của mình. Khi gặp lại Lục Vân Tiên, kể lại sự việc, nỗi căm phẫn của chàng vẫn còn nguyên vẹn trong từng câu chữ, lời kể. Đó chính là biểu hiện của một tấm lòng cao cả. Đôxtôiepxki đã từng nói: “Cái đẹp sẽ cứu vãn thế giới”. Đúng vậy, hành động cao đẹp của Hớn Minh, Lục Vân Tiên đã góp phần làm đẹp thêm cho xã hội và “cứu vớt” những con người vô tội khỏi nanh vuốt của cái ác.
Còn nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên là một người phụ nữ tiêu biểu cho những vẻ đẹp truyền thống: thủy chung, son sắt, tình nghĩa. Cả cuộc đời nàng còn là một chuỗi ngày đấu tranh với cái xấu, cái ác. Hết gặp bọn cướp, lại bị tiến công sang ô Qua, khi lại bị Bùi Kiệm gạ gẫm, Kiều Nguyệt Nga đã trải qua bao sóng gió, có lúc tưởng như nàng không thể sống được, phải trẫm mình xuống sông để giữ gìn tấm lòng thủy chung:
Nàng rằng trước đã trọn nguyền
Dẫu thay mái tóc, phải nhìn môi tơ.
Tình yêu, tấm lòng cao đẹp của Kiều Nguyệt Nga khiến người đọc cảm động. Đó là hình ảnh một người con gái toàn mĩ, dù bị vùi dập vẫn ngời sáng lung linh.
Không chỉ ngợi ca, tôn vinh những giá trị cao đẹp của con người, Nguyễn Đình Chiểu còn trực tiếp lên tiếng phê phán, tố cáo và trừng trị bọn người sống bất nhân, phi nghĩa. Thơ văn của ông đã trở thành một thứ vũ khí đấu tranh sắc bén chống lại cái ác, cái xấu. Nhân vật Thái Sư - một viên quan đầu triều nhưng lại đang tâm hãm hại một người con gái liễu yếu đào tơ khiến Kiều Nguyệt Nga bị đem cống sang ô Qua. Cuối cùng hắn cũng bị trừng trị, bị cách chức làm thường dân. Hay như nhân vật Trịnh Hâm - một tên lừa thầy phản bạn thật đáng lên án/Hắn đã chủ định hãm hại Lục Vân Tiên khi chàng bị mù, không có khả năng chống cự. Dường như sự độc ác, phi nghĩa đã trở thành bản chất trong con người hắn. Đến khi bị dẫn đến hỏi tội, hắn còn xoen xoét, ton hót:
Truyền quân dẫn Trịnh Hâm vào
Mắt nhìn khắp hết, miệng chào các anh.
Lúc được Lục Vân Tiên tha mạng, Trịnh Hâm chỉ:
Hâm rằng: “Khỏi chết rất vui
Vội vàng cúi lạy, chân lui ra về.
Câu nói "Khỏi chết rất vui" một lần nữa khẳng định bản chất xấu xa của hắn. Đó không còn là tư thế của một con người nữa mà phần con trong hắn đã trỗi dậy biến Trịnh Hâm thành một con quỷ ác độc đội lốt người. Trước tội ác của hắn, dù lòng người nhân từ có tha mạng nhưng ông trời thì không thể dung tha. Cái chết của Trịnh Hâm là một kết cục xứng đáng cho một con người vô đạo đức.
Nếu như Kiều Nguyệt Nga trong truyện là người con gái toàn mĩ tuyệt vời thì Võ Thái Loan cùng gia đình thì lại là những người tàn ác, đổi trắng thay đen. Khi Lục Vân Tiên bị mù, gia đình họ Võ đã từng bội ước và bỏ chàng vào hang sâu. Nhưng khi Vân Tiên đỗ trạng vinh quy trở về, mẹ con Võ Thái Loan lại định đem sắc đẹp làm cho chàng xiêu lòng. m mưu này đã bị Hớn Minh, Vương Tử Trực vạch mặt, không chút nể nang:
Khen cho lòng chẳng thẹn lòng
Còn mang mặt đến đèo bòng làm chi?
Ca ca sao chẳng chịu đi
Về cho tẩu tẩu, để khi xách giầy.
Cách nói “mang mặt”, “xách giày” đã thể hiện phản ứng mạnh mẽ của tác giả trước sự giả dối của gia đình họ Võ. Tiếng thơ của Đồ Chiểu đã nói lên suy nghĩ của quần chúng nhân dân. Thơ ông vì vậy mà có sức sống lâu bên trong lòng người.
Xây dựng hai tuyến nhân vật thiện, ác đối lập nhau, tác giả Đồ Chiểu đã thể hiện rõ thái độ của mình trước những bất công, ngang trái trong xã hội. Ca ngợi những con người có đạo đức cao đẹp chính là nhà thơ đang hướng con người đến “xứ sở” của cái đẹp. Phê phán, tố cáo cái ác không có nghĩa tác giả mất lòng tin vào con người mà ông đang lên tiếng cảnh tỉnh xã hội. Với ngòi bút của mình, ông đã chiến đấu vì con người, chính vì vậy văn chương Đồ Chiểu trước năm 1858 vì thế được coi là lá cờ đầu trong dòng văn thơ đạo đức.
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu càng mang tính chiến đấu mạnh mẽ hơn sau năm 1858, khi đất nước ta bị giặc Pháp xâm lược. Bị mù, không thể trực tiếp cầm súng đánh giặc, ông đã dùng ngòi bút văn chương của mình làm vũ khí đấu tranh. Thơ ông lúc này “là súng, là gươm” dùng để bảo vệ Tổ quốc.
Chứng kiến cảnh giặc Pháp giày xéo lên quê hương, ông rất xót xa. Nỗi niềm ấy càng trào dâng khi đất nước rơi vào thảm cảnh máu lửa:
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây.
(Chạy Tây)
Hai câu thơ gợi nhắc trong lòng người hai vùng đất bao la, trù phú “Bến Nghé”, “Đồng Nai” phút chốc biến thành đống tro tàn. Đây là hai địa danh cụ thể, trước kia là nơi buôn bán sầm uất, là vựa lúa của nước ta. Vậy mà dấu giày của giặc Pháp đi đến đâu đã xóa đi tất cả. Hai hình ảnh so sánh “tan bọt nước”, “nhuộm màu mây” vừa gợi cảnh điêu tàn vừa có giá trị tố cáo mạnh mẽ.
Sau này, nhà thơ Tố Hữu cũng đã viết:
Giặc về giặc chiếm, đau xương máu
Đau cả lòng sông, đau cỏ cây.
(Quê mẹ)
Càng xót xa trước thảm cảnh của đất nước bao nhiêu, tác giả càng căm ghét bọn giặc bấy nhiêu:
Mùi tinh chiên vấy vá đã bao năm, ghét thói mọn như nhà nông ghét cỏ.
Hay: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
(Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)
Người dân đã nhận thức được kẻ thù của mình. Cách so sánh “như nhà nông ghét cỏ” vừa gần gũi, bình dị vừa có sức biểu cảm lớn. Những câu văn không có chủ ngữ kết hợp với những động từ mạnh “muốn”, “ăn”, “cán” đã diễn tả chính xác tâm trạng uất ức, căm phẫn của tác giả và các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nỗi căm thù dồn tụ, kết thành một ngọn lửa hừng hực trong lòng người. Ngọn lửa ấy đã biến thành sức mạnh đấu tranh:
Chi nhọc quan quản gióng [...] súng nổ,
Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân hiện lên như những bậc anh hùng mang tầm vóc lịch sử. Hai câu văn đã tái hiện rõ nét bức tranh công đồng ào ạt, mạnh mẽ. Những động từ mạnh “xô”, “đạp”, “bước”, “liều mình”, “đâm”, “chém” kết hợp với nhịp thơ ngắn, mạnh, dồn dập đã diễn tả được khí thế hào hùng của dân tộc. Đọc đoạn văn, ta như hình dung được bước chân mau lẹ, nhanh mạnh của người nông dân. Họ đã trở thành lực lượng chính trong cuộc đấu tranh với giặc xâm lược. Sức mạnh của lòng yêu nước đã giúp họ chiến thắng mọi vũ khí hiện đại của giặc. Giọng văn đầy tự hào, âm hưởng thơ chắc nịch, rắn rỏi đã tô đậm vẻ đẹp ý chí, anh hùng của người nghĩa sĩ. Đoạn văn giàu chất anh hùng ca đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật vững chắc, sáng ngời về người nông dân cứu nước. Tấm lòng của họ sẽ mãi được người đời ngợi ca và trường tồn cùng thời gian:
Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen, thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.
Trong khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, dâng đất cho kẻ thù thì trong những trang viết của Đồ Chiểu vẫn rạng ngời sự bất khuất và khí tiết cao đẹp của người nghĩa sĩ:
Anh hùng thà thác chẳng đầu tây
Một giấc sa trường phận cũng may.
(Thơ điếu Phan Tòng)
Hay:
Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
(Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)
Những câu văn ấy như lời tuyên ngôn, lời thề của người nghĩa sĩ: thà chết vinh còn hơn sống nhục. Đây là một quan niệm sống và chết cao đẹp, tiến bộ của người nghĩa quân. Những cụm từ "thà thác", "hơn còn" càng làm cho câu văn trở nên mạnh mẽ, dõng dạc. Cái chết của họ là sự gieo mầm cho sự sống. Nó đã thức tỉnh, động viên, cổ vũ muôn người, muôn nhà cùng quyết tâm đánh giặc cứu nước:
Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.
Câu văn nghe sao thật linh thiêng! Đó là tiếng gọi thầm từ chính trái tim mỗi người dân hay là tiếng Tổ quốc, quê hương đang sục sôi đánh giặc lời văn mạnh mẽ, rành rõ, chắc nịch. Nó đã khẳng định sự bất tử của người nghĩa sĩ Cần Giuộc và lẽ sống cao đẹp của họ. Ca ngợi những con người xả thân vì nước và ra lời kêu gọi “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”, nhà thơ mù Đồ Chiều đã dùng ngòi bút văn chương của mình làm vũ khí đấu tranh. Và cũng chính bằng ngòi bút ấy, Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho đạo đức, chính nghĩa, cho độc lập, tự do của dân tộc:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đám mây thằng gian bút chẳng tà.
Văn chương Đồ Chiểu trước và sau năm 1858 đều thể hiện tính chiến đấu sâu sắc. Trước năm 1858, thơ ông là tiếng nói bảo vệ đạo đức của nhân dân. Còn sau năm 1858, các sáng tác của nhà thơ mù ấy lại là tiếng gọi của non sông, đất nước, khích lệ nhân dân chống giặc ngoại xâm. Trong từng giai đoạn, văn chương của ông đã có sự chuyển hóa trong tư tưởng. Trong suốt cả sự nghiệp của mình, chưa bao giờ nhà thơ đi ngoài lề của cuộc sống. Đây là yếu tố làm nên tính chiến đấu trong văn chương Đồ Chiểu.
Càng tìm hiểu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, ta càng cảm phục tài năng nghệ thuật và trân trọng tấm lòng cao cả của ông với dân, với nước. Hơn ai hết, tiếng nói của ông vẫn là tiếng lòng của một nhà yêu nước vĩ đại, luôn gắn bó với cuộc sống con người. Và thơ văn Đồ Chiểu sẽ mãi “là súng, là gươm” để bảo vệ lợi ích của nhân dân và quyền lợi của Tổ quốc.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo