Kinh nghiệm học và làm bài thi Hóa đạt điểm tối đa

Trong chương trình học thì môn Hóa là bộ môn có khối lượng kiến thức về lý thuyết và bài tập tương đối lớn. Vì thế, nếu các bạn muốn học giỏi môn Hóa Học thì trước hết cần phải nắm thật vững những kiến thức cơ bản đã được dạy trên lớp, sau đó thì cần biết cách vận dụng tối ưu những kiến thức đã học được để có thể giải quyết và giải thích những hiện tượng mới.

Nếu như bạn đang cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi nghĩ đến môn Hóa, thì có thể tham khảo thêm một số phương pháp và kinh nghiệm dưới đây của chúng tôi để cải thiện tình hình nhé:

Một số kinh nghiệm ôn luyện và làm bài thi cho môn Hóa

I. Đầu tiên là phần Lý thuyết

- Đối với các môn học nói chung và bộ môn Hóa nói riêng, muốn học tốt, đạt được kết quả cao, các bạn cần nắm thật chắc phần lí thuyết các khái niệm, định nghĩa, định luật hay những quy luật đã được quy định trong chương trình trong sách giáo khoa. Do phần thuyết của hóa học tương đối gần với thực tế, nên muốn tích lũy được kiến thức chắc chắn và sâu hơn thì cần quan sát chi tiết các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống…

- Tự xử lý và cung cấp thông tin: việc quan sát thí nghiệm là vô cùng cần thiết, và càng tốt hơn nếu các bạn tự làm thì nghiệm từ đó rút ra các kết luận và nhận xét.

- Ứng dụng những kiến thức đã học được để làm bài tập, vận dụng vào thực tế cuộc sống và để trả lời các câu hỏi, hiện, cách này sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về bài học.

- Không phải kiến thức nào cũng cần phải ghi nhớ hết, mà bạn cần biết cách chọn lọc, tư duy logic...

II. Phần Bài tập

1. Bài tập về các chất

Với dạng bài tập này các bạn cần nắm được các yếu tố sau:

- Cần phải nắm được cách gọi tên các chất.

- Các bạn cần chú ý nhớ trạng thái của chất (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …

- Nắm rõ được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp chấy.

- Hóa tính:

Biết được cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản, căn cứ vào hóa tính của chất tiêu biểu, để có thể khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó.

Đối với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính các bạn cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, chất đó có thể tác dụng được với chất nào như thế mới có thể nhớ và học tốt môn hóa hơn.

- Điều chế:

Đối với phần điều chế, các bạn cần biết nhưng phương pháp chung điều chế đối với các loại hợp chất. Với từng hợp chất cụ thể, phải nắm được phương pháp chung và phương pháp riêng để điều chế.

Nhớ được thành phần nguyên liệu dùng để điều chế các chất.

- Ứng dụng : Muốn nhỡ kỹ hơn về các ứng dụng của mỗi hợp chất, hãy liên hệ trực tiếp với đời sống.

2. Bài tập và cách làm

a. Các bài dạng bài :

- Viết phương trình: Để làm tốt dạng bài này, các bạn phải nắm chắc kiến thức phần hóa tính các chất, xem những hợp chất đó có khả năng tác dụng được với những chất

- Chuỗi phản ứng : Phần này là sự kết hợp giữa hóa tính và điều chế, hiểu về mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất, lưu ý cần phải cân bằng và nhớ ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có).

- Nhận diện hóa chất : Với đề bài này cần biết được loại thuốc mà các bạn cần dùng, dấu hiệu nhận biết, sau đó viết phương trình phản ứng cùng với dấu hiệu xảy ra.

- Giải thích hiện tượng, chứng minh : Những dạng bài này các bạn cần phải viết được phản ứng hóa học xảy ra ở từng giai đoạn cần lưu ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …

b. Bí quyết làm bài thi:

Để hoàn thành tốt bài thi, các bạn cần ôn tập thật kỹ phần lý thuyết, làm nhiều dạng bài tập, tham khảo thêm kiến thức ở nhiều nguồn khác nhau.

- Với các dữ kiện mà đề bài đưa ra cần tóm tắt và liệt kê lại, viết rõ yêu cầu của đề bài.

- Đặt ẩn số

- Viết ra những phương trình phản ứng xảy ra theo đề bài, nên viết theo thứ tự.

- Tìm ra mỗi liên hệ giữa dữ liệu mà bài cho với yêu cầu của đề bài, sau đó lập hệ phương trình toán, …

- Áp dụng các thủ thuật tính toán như: phương pháp trung bình hay là ghép ẩn,cùng với những định luật cơ bản của hóa học để giải quyết yêu cầu của bài.

3. Những phương pháp giúp các bạn có thể học tốt môn Hóa

- Thông thường thì trên lớp khoảng thời gian không cho phép vì thế mà ít khi các bạn được giải bài tập trên lớp, về nhà các bạn cần tực giác giải hết phần bài tập trong sách để củng cố lại kiến thức đã học.

- Tập luyện trí nhớ bằng cách viết phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa

- Nên học và ôn bài cùng các bạn có lực học ngang tầm hoặc học giỏi hơn.

- Tập luyện khả năng quan sát, nhận xét và tạo hứng thú đối với những thí nghiệm hóa học.

- Kết hợp các môn học lại với nhau, liên quan mật thiết nhất là hai môn Toán-Lý.

5. Mẹo hay giúp bạn học tốt môn Hóa

- Xây dựng sơ đồ tư duy của riêng mình: Đây là phương pháp khá hay giúp bạn học tốt hơn về môn hóa, sau khi học bài trên lớp, về nhà hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những kiến thức đó bằng một sơ đồ. Việc xây dựng một sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn ghi nhỡ kỹ hơn.

- Sử dụng bút dạ quang: Để gạch dưới và đánh dấu những kiến thức cũng như phương trình quan trọng.

- Tìm tài liệu học trên mạng: Trên mạng có chứa nhiều thông tin bổ ích, có cả video hình ảnh để các bạn tham khảo, tuy nhiên, cũng có rất nhiều trang thông tin không được chính xác vì vậy cần tìm một website uy tín dạy trực tiếp để học thêm sẽ cực tốt đấy các bạn ạ!

Xem các bí quyết khác

Cùng học tốt môn hóa theo phương pháp học của các thủ khoa
6 bước học thần tốc cho người bị mất gốc môn Hóa
Kinh nghiệm học và làm bài thi Hóa đạt điểm tối đa
3 bí quyết giúp bạn đạt điểm cao môn Hóa trong kỳ thi TPHT 2018

Giải bài tập môn Hóa Học

Đề thi mới cập nhật

Top 10 trường học nổi bật