6 bước học thần tốc cho người bị mất gốc môn Hóa
Bạn bất chợt nhận ra kỳ thi đang đến gần hay một năm học sắp kết thúc, mà bản thân vẫn còn đang mơ hồ, hay bị "mất gốc" môn Hóa và bạn thật sự hoảng loạn vì điều đó, muốn bắt đầu học nhưng không biết nên bắt đầu tư đâu, và học như thế nào để nhanh có hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi thử 6 bước học trị mất gốc môn Hóa dưới đây, để cùng cải thiện tình trạng học tập của bạn nhé.
Mục lục [Ẩn]
Bạn bị mất gốc môn Hóa hãy tham khảo các phương pháp hữu ích dưới đây để cùng cải thiện nhé
Bước 1: Chuẩn bị sẵn sàng những công cụ cho môn học
Để học tốt môn Hóa học, các bạn cần trang bị cho mình một lượng kiến thức Toán học cần thiết, nghe thì có vẻ không liên quan cho lắm, tuy nhiên thực tế thì có một số công thức, phương trình của môn Hóa muốn giải quyết được thì bạn cần phải nắm được chắc kiến thức của môn Toán. Vì thế, trước khi bắt đầu học, các bạn cần kiểm tra lại phần kiến thức Toán học về cách giải các phương trình bậc 2, và môn đại số trước nhé.
Bước 2: Bảng tuần hoàn hóa học cần được học thuộc
Muốn học được thật tốt môn Hóa, thì bảng tuần hoàn là một trong những yếu tố thiết yếu để giúp bạn thành công. Học thuộc lòng bảng tuần hoàn để nắm được các yếu tố của các nguyên tố, và biết được sự khác biệt giữa nguyên tố này với nguyên tố kia, hay những nguyên tố nào cùng nhóm với nhau...
Bước 3: Ôn tập lại tất cả những kiến thức đã được học trước đó
Có nghĩa là bạn sẽ phải bắt đầu học từ những khái niệm cơ bản nhất của hệ thống đo lường, phương pháp khoa học, danh pháp hóa học và cấu trúc nguyên tử. Một trong những lý do khiến nhiều bạn cảm thấy môn Hóa học thật sự khó khăn đó là do các bạn đókhông hiểu được hoặc bỏ qua những khái niệm cơ bản từ trước, vì thế rất khó khăn để có thể tiếp nhận những kiến thức mới hoặc những kiến thức nâng cao hơn.
Không chỉ học trong sách giáo khoa, hay tài liệu trên lớp các bạn nên tham khảo thêm về những khái niệm cơ bản, hay kiến thức liên quan về Hóa học được chia sẻ trên các trang web học tập có nhiều phương pháp chia sẻ hay, hay những bí quyết học tập hiệu quả, sẽ không khiến bạn cảm thấy nhàm chán như học trên sách giáo khoa.
Một kinh nghiệm để nhớ lâu, và nhanh hơn đó là không ngồi đọc đi đọc lại, học thuộc miệng, mã hãy viết tất cả chúng ra một cuốn sổ.
Bước 4: Viết giấy ghi nhớ
Khi gặp một khái niệm mới, một nguyên tố mới, một công thức mới, để nhớ lâu và giúp chúng không bị chìm vào quên lãng bằng cách viết ra giấy ghi nhớ. Nơi lưu trữ các giấy ghi nhớ này, sẽ giúp bạn tập trung vào những kiến thức quan trọng, xem lại kiến thức nhanh chóng dễ dàng hơn. Bước này khá đơn giản, nhưng lại đem lại hiệu quả thật sự cho những bạn đang cần học thật tốt môn Hóa.
Bước 5: Nghiên cứu các kỹ thuật, biện pháp giúp ghi nhớ tốt hơn
Việc lưu trữ quá nhiều thông tin cùng một lúc có thể khiến bạn bị rối loạn, rơi vào tình trạng "Râu ông nọ, cắm cằm bà kia", vì thế hãy thử tham khảo và học hỏi thêm về cách đánh dấu, và ghi nhớ chính xác với mỗi phần kiến thức khá nhau. Chẳng hạn như: bạn có thẻ sử dụng các biểu tượng khác nhau cho từng phân tử. Hoặc khi học về một nguyên tố hay một phản ứng nào đó bạn hãy liên hệ nó với 1 điều thực tế trong cuộc sống, hay một việc liên quan. Khi các bạn tạo một liên kết mạnh mẽ giữa những sự vật với kiến thức sẽ giúp cho bạn nhớ dễ dàng và tự nhiên hơn.
Bước 6: Ứng dụng mô hình 3D
Nghe thì có vẻ khó, bởi từ trước đến nay các bạn đều được hướng dẫn để đọc các sách giáo khoa với các bản vẽ 2D của các phân tử, tuy nhiên Hóa học sẽ được nhìn rõ và chi tiết hơn trong thế giới 3D. Bạn có thể sử dụng một mô hình nào đó hoăc tư duy theo cách tưởng tượng ra hình ảnh cấu trúc phân tử trong không gian 3D, đây là một phương pháp tuyệt với để giúp bạn phát huy sự sáng tạo, tư duy và hơn hết là để hiểu và ghi nhớ.
Chúc các bạn thành công!