Chia sẻ 10 bí quyết hay giúp học sinh học tốt môn Hóa
Đối với nhiều học sinh thì môn Hóa được coi là ác mộng, bởi lượng kiến thức cần nhớ là quá nhiều, không chỉ về lý thuyết, các định nghĩa mà còn có cấu tạo, hiện tượng, tên gọi của các chất...
Vậy làm sao để có thể học tốt môn Hóa, làm sao để môn Hóa không còn là ác mộng nữa, các bạn hãy cùng tham khảo một số bí quyết giúp học tốt môn Hóa dưới đây để thử áp dụng vào phương pháp học tập của mình nhé!
Để học kỹ và nhớ lâu, không có gì bằng thực hành
10 bí quyết giúp học tốt môn Hóa:
1. Khi đi học phải trang bị đầy đủ Sách giáo khoa và Sách bài tập, đồ dùng học tập và những tài liệu tham khảo cần thiết, nếu có điều kiện, các bạn có thể trang bị thêm cả máy tính có kết nối mạng cho quá trình ôn tập và hệ thống lại kiến thức.
2. Trong lúc học bài trên lớp phải chăm chú ý lắng nghe, ghi chép bào đầy đủ, nếu có điểm nào chưa hiểu cần mạnh dạn hỏi thầy cô để được giải đáp ngay trên lóp. Để học tốt được môn Hóa, các bạn cần phải tự đặt ra ba câu hổi sau và tìm lời giải cho những câu hỏi ấy đó là: luôn tự đặt ra ba câu hỏi cho mình:Đó là cái gì? Nó như thế nào? Tại sao lại như thế?
3. Ngoài giờ học trên lớp, thì việc học bải ở nhà vẫn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định tới việc bạn có thể học tốt môn Hóa hay không. Sau mỗi buổi học trên lớp, các bạn nên đầu tư thời gian ở nhà để học lại ngay bài ngày hôm đó.
Trong khi học nên đọc bài nhiều lần cho thuộc, vừa học vừa tự rút ra kết luận cần thiết để hiểu rõ vấn đề hơn. Trước khi kết thúc cần soạn thêm một số những đề cương tóm tắt nội dung vừa học đó, tổng hợp những kiến thức quan trọng cần nắm vững, rồi ứng dụng để giải quyết bài tập.
4. Một phương pháp học khá hay đó là bạn tham gia vào những nhóm học ngoài giờ. Một nhóm không cần quá nhiều từ 3 đến 7 thành viên tham gia là được. Để nhóm thực sự đem lại hiệu quả, các bạn cần bầu ra 1 nhóm trưởng thực sự học tập gương mẫu và có kết quả học tập tốt làm nhóm trưởng.
Với việc học nhóm, các thành viên trong nhóm sẽ có điều kiện giúp đỡ lẫn, trao đổi thông tin, kiến thức với nhau tốt hơn so với việc tự học ở nhà.
Bên cạnh những ưu điểm mà phương pháp này đem lại, thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: nếu trong nhòm có bất cứ thành viên không nào tự giác, tích cực thì hiệu quả hoạt động không cao, không hiệu quả.
Từng thành viên cần phải nỗ lực và có trách nhiệm, trong việc ôn tập, làm bài ghi chú những điều còn chưa rõ, để tập hợp cùng nhau trao đổi và tìm cách giải quyết.
5. Tự xây dựng bản đồ tư duy cho riêng mình, biết sơ đồ hóa để thu gọn lượng kiến thức đối với mỗi bài học.
6. Các đề thi trắc nghiệm môn Hóa trong thời gian gần đây có thời gian làm bài 90 phút với 50 câu hỏi. Cấu trúc đề có sự phân loại rõ cho theo lực học của học sinh với các mức: trung bình, khá, giỏi. Để làm tốt bài thi các bạn cần nắm chắc các vấn đề sau đây:
- Sử dụng, ứng dụng thành thạo phương pháp giải nhanh đối với bài tập Hóa.
- Thuộc và hiểu rõ các công thức tính nhanh.
- Những kiến thức cơ bản và cả nâng cao đều cần được nắm rõ.
- Làm nhiều dạng đề thi của những năm trước, hay các dạng đề do trường cung cấp.
7. Học toàn bộ, không được có tư tưởng học tủ học hay học sâu bất cứ một chương nào, vì đề thi sẽ là dạng đề bao quát, nếu không học tổng quan thì khó mà đạt được điểm cao.
8. Trên mạng có rất nhiều nguồn tài liệu để các bạn tham khảo, vì thế hãy tận dụng để tìm kiếm, học hỏi thêm về lý thuyết, cách giải bài tập nhanh, hay kinh nghiệm để đạt được điểm cao...
9. Với những bài thực hành trên lớp cần nghiêm túc, tự tay thực hiện, và làm tốt nhất có thể.
Với những buổi thí nghiệm như thế sẽ giúp cho người học nhớ lâu hơn đồng thời cũng là cơ hội để cá bạn học thêm đươc nhiều kĩ năng khác. Khi làm nhiều thí nghiệm, thì chắc chắn bạn sẽ làm tốt đối với những bài toán dạng nhận biết.
10. Phương pháp cuối cùng là sự chăm chỉ, các bạn đã từng nghe tới câu “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi” chưa.
Mong rằng với một số chia sẻ trên đây, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức, cách nhìn nhận mới đối với môn Hóa. Chúc các bạn học thật tốt đối với môn học này!