Một trong những đặc điểm nghệ thuật của văn học cổ nước ta là nghiêng về tả theo cách thức có sản gọi là ước lệ hơn là tả thực những chi tiết có thực trong đời sống
Văn học cổ nước ta về tả ước lệ. Đọc các tác phẩm xưa, ta thấy rõ nghệ thuật tả trực tiếp những điều mình thấy, mình cảm bằng lối nói, cách nói của chính mình, văn học cổ nước ta còn thiên về lối ước lệ.
- Bài học cùng chủ đề:
- Phân tích hình ảnh và biện pháp so sánh trong đoạn thơ sau: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ... Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
- Truyện Lục Vân Tiên phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội phong kiến suy tàn. Có thể nói là Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận “cả một đạo quân bừng bừng khí thế kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng”...
- Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu).
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Một trong những đặc điểm nghệ thuật của văn học cổ nước ta là nghiêng về tả theo cách thức có sản gọi là ước lệ hơn là tả thực những chi tiết có thực trong đời sống. Em hãy tự chọn một đôi đoạn thơ cổ đã học ở lớp 9 rồi phân tích để làm rõ thế nào là miêu tả theo ước lệ. Từ đó bình luận thêm cái hay và cái chưa hay của cách miêu tả theo ước lệ.
BÀI LÀM
Văn học cổ nước ta về tả ước lệ. Đọc các tác phẩm xưa, ta thấy rõ nghệ thuật tả trực tiếp những điều mình thấy, mình cảm bằng lối nói, cách nói của chính mình, văn học cổ nước ta còn thiên về lối ước lệ. Tìm hiểu, phân tích, bình luận đoạn thơ tả nhan sắc “chị em Kiều” trong Truyện Kiều để hiểu rõ thế nào là miêu tả theo ước lệ, từ đó hiểu thêm cái hay và cái chưa hay của cách miêu tả cổ xưa này.
Ước lệ là cách miêu tả theo những mẫu có sẵn, bằng những cách nói có sẵn, được người xưa thừa nhận là hay là đẹp. Đoạn thơ tả nhan sắc chị em Kiều trong Truyện Kiều đã được miêu tả theo lối ước lệ. Trước hết theo lối ước lệ, Nguyễn Du đã tả khái quát về chị em Kiều một cách gián tiếp bằng một lối ẩn dụ chị em Kiều có dáng người thanh tú như cây mai, có tâm hồn trong trắng như tuyết.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Đó là nét đẹp của người con gái mảnh mai, thanh tú, vẫn được người xưa thừa nhận là đẹp. Đó là tâm hồn của người con gái chưa bị vẩn đục về chuyện yêu đương được người xưa cho tốt. Kế đó, bằng thủ pháp “tả khách hình chủ”, mượn vai khách để khắc họa rõ nét đặc điểm của nhân vật chủ. Nguyễn Du đã dùng lối so sánh tả Thúy Vân có khuôn mặt đầy đặn như vẻ trăng rằm, có cặp lông mày cong và dài như râu con ngài nhưng hơi nở nang một chút, có nụ cười tươi như hoa nở, có tiếng nói trong như ngọc, rất mực đoan trang đứng đắn. Bằng lối thậm xưng, Nguyễn Du đã cho thấy mái tóc của Thúy Vân óng mượt hơn mấy, nước da của nàng trắng hơn cả tuyết:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Qua đó ta thấy Nguyễn Du quả đã miêu tả nhan sắc Thúy Vân theo lối xưa lệ. Nhà thơ đã tả gián tiếp nhan sắc Thúy Vân, bằng lối so sánh, thậm xưng: vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu mà người xưa trân trọng. Chưa kể những hình ảnh tác giả đã xây dựng, những từ ngữ tác giả đã sử dụng đều là những hình ảnh, từ ngữ quen thuộc người xưa đã vận dụng. Do đó, theo tinh thần của lối tả ước lệ, ta phải hiểu Thúy Vân đã có khuôn mặt đầy đặn phúc hậu, có cặp lông mày thanh tú, có nụ cười tươi, có tiếng nói trong trẻo, có mái tóc óng mượt, có nước da rất trắng, chứ không thể theo sát nghĩa đen của từng từ mà hiểu là nàng đã có khuôn mặt tròn như mặt trăng, có nước da trắng hơn tuyết. Vì nếu quả thực như thế thì Vân đâu còn là đẹp nữa.
Cùng với lối ước lệ trên. Nguyễn Du đã gián tiếp tả nhan sắc của Thúy Kiều bằng lối ẩn dụ, nhân hóa, dẫn điển cố. Với lối ẩn dụ, Nguyễn Du cho ta thấy Kiều có đôi mắt trong như sóng nước mùa thu, có cặp lông mày như sắc núi mùa xuân. Với lối nhân hóa, Nguyễn Du cho ta thấy Kiều đã có đôi môi đỏ đến nỗi hoa phải ghen vẻ thắm tươi, có mái tóc xanh tốt đến nỗi liễu phải hờn vì kém xanh tốt, với lối dẫn cổ điển. Nguyễn Du đã cho ta thấy Kiều không khác gì tuyệt thế giai nhân thời xưa, chỉ cần liếc một cái, thành trì vững chắc cũng phải nghiêng, vì vị tướng giữ thành đã đắm đuối quên cả nhiệm vụ, nếu như Kiều liếc một cái nữa, thì nước nhà cũng phải nghiêng ngã, vì vua của nước ấy đã mê mẩn quên cả trách nhiệm.
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Qua đó, ta thấy Nguyễn Du quả đã miêu tả nhan sắc Thúy Kiều theo lối ước lệ. Nhà thơ đã chỉ cho ta thấy nét đẹp của Kiều là nét đẹp “sắc sảo, mặn mà” đến độ kẻ cùng phái đẹp phải hờn, ghen, kẻ khác phải mê mẩn trước nhan sắc của Kiều. Nguyễn Du đã không tả một cách cụ thể nét đẹp của Thúy Kiều, mà chỉ vận dụng khéo léo những hình ảnh, những cách nói, lối nói của người xưa để gián tiếp tả Thúy Kiều.
Qua phân tích trên ta đã thấy ưu điểm của nghệ thuật ước lệ thật là sâu sắc vì đòi hỏi người đọc phải nắm chắc những biện pháp ước lệ, thuộc nhiều điển cổ qua cách gợi của tác giả nhớ lại những kiến thức, những kinh nghiệm mình đã có kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của mình mà chủ động hình dung ra điều tác giả bóng bẩy muốn tả, muốn nói. Lối ước lệ trên còn phản ánh quan niệm của người xưa, cho văn chương là thú vui tao nhã của một thiểu số người thượng lưu trí thức chứ không phải do bất cứ ai. Lối ước lệ trên còn phản ánh quan niệm cái đẹp, cái hay phải là cái phổ quát bất cứ ai ai, ở bất cứ thời đại nào cũng đồng tình, đồng cảm, chứ nếu đi đến chỗ tỉ mỉ, chi li thì chắc chắn khó có được sự nhất trí.
Ngoài ưu điểm vừa nêu, lối ước lệ đã có hạn chế ở chỗ nếu không sa vào khuôn sáo do bắt chước người một cách máy móc thì cũng vẫn thiếu mất tính sáng tạo, độc đáo không thể thiếu trong văn chương. Đó là chưa kể, lối ước lệ dễ trở thành cầu kì, khó hiểu, xa lạ với đại chúng. Sau kết nối ước lệ với tính trừu tượng, khái quát, với sự gọt giũa quá nhiều đã làm giảm mất tính chân thật, sinh động, của nghệ thuật.
Sau khi đã chứng minh, ta thấy ước lệ quả đã là phong cách nghệ thuật thịnh hành trong văn học cổ. Riêng trong Truyện Kiều, Nguyễn Du không chỉ vận dụng để tả hình, tả việc... Ngày nay, nghệ thuật ước lệ vẫn có giá trị khi biết vận dụng đúng chỗ, đúng lúc, nhưng chắc chắn sẽ trở thành nhàm chán, nếu bắt chước một cách máy móc. Lối tả thực chi li, sinh động, chân thật theo cách Tây phương cũng hết sức cần thiết để phản ánh cuộc sống và con người
phong phú đa dạng.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9