Bài số 68: Thuyết minh về nhà thơ Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Nhiều nhà thơ đã viết về mùa xuân với những sắc thái khác nhau: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân ý, xuân lòng (Tố Hữu)... Thanh Hải với Mùa xuân nho nhỏ đã góp thêm một sắc thái mới cho những vần thơ viết về mùa xuân.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 57: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng.
- Bài số 62: Thuyết minh về tác giả Chế Lan Viên và bài thơ Con cò.
- Bài số 46: Thuyết minh về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Nhiều nhà thơ đã viết về mùa xuân với những sắc thái khác nhau: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân ý, xuân lòng (Tố Hữu)... Thanh Hải với Mùa xuân nho nhỏ đã góp thêm một sắc thái mới cho những vần thơ viết về mùa xuân.
Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn. Ông quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ thời kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu. Thanh Hải thường ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sự hy sinh của nhân dân miền Nam và khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng. Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Những đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975); Dấu võng Trường Sơn (1977); Mưa xuân đất này (1982); Thanh Hai thơ tuyển (1982).
Mùa xuân nho nhỏ được viết tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, in trong tập thơ “Thơ Việt Nam 1945-1985” Nxb Giáo dục Hà Nội. Được sáng tác vào hoàn cảnh đặc biệt đó, bài thơ đã thể hiện cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và giúp người đọc hiểu được tiếng lòng tri ân, thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước với cuộc đời. Đồng thời thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân rộng lớn của dân tộc để cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
Bài thơ có nhịp điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Đặc điểm ấy có được là nhờ nhà thơ đã sử dụng các yếu tố như thể thơ năm chữ gắn liền với các điệu dàn ca, nhất là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ cũng góp phần tạo nên sự liền mạch cho cảm xúc, cách ngắt nhịp, cách sử dụng các điệp từ, điệp ngữ rất hiệu quả trong việc tạo ra âm hưởng giục giã, gợi tả cái hối hả, tha thiết, bước đi của một mùa xuân nho nhỏ trong hòa ca mùa xuân đất nước. Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Tứ thơ xoay quanh hình ảnh mùa xuân, từ mùa xuân của đất trời đến mùa xuân của quê hương đất nước. Cách cấu tứ như vậy khiến cho ý thơ luôn tập trung, cảm xúc trong thơ không bị dàn trải. Giọng điệu của bài thơ thể hiện những biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu, trầm lắng, thiết tha khi bộc bạch tâm niệm, sôi nổi, tha thiết ở đoạn kết.
Bài thơ đã làm lay động trái tim mỗi người bởi chất họa gợi cảm, chất nhạc vấn vương và ước nguyện thiết tha chân thành của tác giả. Ước nguyện nhỏ bé khiêm nhường ấy không còn là của riêng Thanh Hải mà đã trở thành tiếng lòng chung, gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9