Đề bài: Phân tích bài thơ “Giải đi sớm” (Tảo giải) của Hồ Chí Minh để thấy rõ chất thép trong bài thơ
Trong những ngày tháng sống dưới chế độ lao tù Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh thường bị giải đi từ nhà tù này đến nhà tù khác rất cực khổ. Nhưng có một điều kì diệu là trong những lần chuyển lao ấy, Bác thường làm thơ.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề bài: Bình giảng khổ thơ sau trong bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu: Hơn một loài hoa đã rụng cành... Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
- Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu: Ta muốn ôm!... Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi!
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Trong những ngày tháng sống dưới chế độ lao tù Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh thường bị giải đi từ nhà tù này đến nhà tù khác rất cực khổ. Nhưng có một điều kì diệu là trong những lần chuyển lao ấy, Bác thường làm thơ. Không phải là những bài thơ buồn bã, ảm đạm, thương xót cho thân tù của mình mà là những áng thơ giàu chất thép, chất chiến đấu. Đọc Nhật kí trong tù, hầu như bài nào cũng lấp lánh chất thép, và Giải đi sớm là một trong những bài thơ tiêu biểu cho chất thép ấy.
Thế nào là chất thép trong thơ Bác? Nhà phê bình văn học Hoài Thanh cho rằng: “Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép”. Khái niệm “thép” trong thơ, Bác đã giải thích rõ ràng trong bài Cảm tưởng đọc thiên gia thi, đây cũng là lần duy nhất Bác trực tiếp nói đến từ “thép”:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Như thế, chất thép ở đây phải hiểu theo đúng nghĩa bóng, đó chính là vũ khí, chất chiến đấu, chất cách mạng, là tinh thần chiến sĩ của người cầm bút. Thơ nên có “thép” là bài thơ nên có tính chiến đấu, tính cách mạng. Chất thép có khi được thể hiện một cách trực tiếp, dễ hiểu, dễ thấy; nhưng cũng có khi lại được biểu hiện một cách gián tiếp, rất tế nhị, nhẹ nhàng, thầm kín. Ở những bài thơ này, chất thép thường biểu hiện ở tư thế ung dung, chủ động ở phong thái, cốt cách của Bác luôn kiên cường, bất khuất trong mọi hoàn cảnh. Trong bài thơ Giải đi sớm, chất thép được thể hiện một cách gián tiếp.
Cả bài thơ là câu chuyện về cuộc chuyển lao, nhưng suốt bài thơ không hề thấy bóng dáng những kẻ áp giải đâu mà chỉ thấy có một người tù cất bước, tựa hồ như tự mình ra đi vậy. Người bất chấp gió lạnh, trời tôi mà bước đi ung dung, kiêu hãnh, Người nhìn vũ trụ ban mai với niềm cảm hứng lớn, “như đứng trước cánh mở đầu cho một thời đại, cuộc sống huy hoàng” (Hoài Thanh). Giải đi sớm có hai phần tương đối độc lập nhưng lại rất thống nhất, thể hiện một quá trình vận động biện chứng từ bóng tối đến ánh sáng, từ buồn sang vui trong cảnh vật và trong tư tưởng của người tù.
Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu trận gió hàn.
Câu thơ mở đầu nêu lên thời điểm của một lần chuyển lao, đó là vào khoảng quá nửa đêm về sáng: “Gà gáy một lần đêm chửa tan”. Câu thơ kê mà có sức gợi lớn về hình ảnh người tù Hồ Chí Minh trong những lần chuyển lao và một không gian đêm khuya quạnh vắng.
Câu thơ thứ hai vui hẳn lên với hình ảnh trăng sáng trước một bầu trời cao rộng:
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san.
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn
Lời thơ dịch bỏ mất chữ “thu san”, bỏ mất thi vị sắc thu trong sáng thường thấy trong thơ cổ phương Đông. Trong nguyên bản, chữ “quần” gợi ấn tượng đông vui hơn chữ “chòm” trong bản dịch (có vẻ thưa thớt hơn, vắng vẻ hơn). Đặc biệt, chữ “thướng” có nghĩa là “được”, nhưng nó còn có nghĩa là “nâng đỡ”, “quấn quýt”, “vui vẻ”, “thắm thiết”. Dịch thành chữ “đưa” hay “nâng” thì cũng là giảm đi ít nhiều ý nghĩa ấy. Những từ ngữ cũng rất tự nhiên, hồn nhiên như không có một sự sắp đặt nào về kĩ thuật, nhưng nó lại thể hiện một cái nhìn tươi thắm, lạc quan của Bác, không có một gian khổ nào có thể khuất phục nổi.
Hai câu thơ sau xuất hiện hình ảnh của một người tù:
(Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn)
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu trận gió hàn;
Người tù phải ra đi trong một hoàn cảnh hết sức gian khổ, không chỉ là gió lạnh mà là từng cơn, từng đợt, từng trận gió lạnh táp vào mặt người đi. "Chinh nhân" là người đi xa. Trong nguyên bản, hai chữ "chinh" điệp với nhau, với âm trắc ở cuối câu (“thượng”) tạo nên một âm điệu rất trầm hùng, mạnh mẽ. Nhất là ở câu thứ hai, bản dịch đã bỏ rơi mất một chữ “trận”, làm giảm đi rất nhiều tính chất khốc liệt của thời tiết. “Rát mặt” trong bản dịch cũng không diễn tả được ý thơ, “nghênh diện” trong nguyên bản biểu hiện một tư thế đối mặt, chủ động đón nhận một cách hiên ngang. Người chiến sĩ đón nhận một cách hoàn toàn tự nhiên, không thách thức, không phô trương. Chất thép, tinh thần thép của người chiến sĩ ở đây hiện lên một cách khiêm tốn, tự nhiên và kín đáo.
Người tù này không cúi xuống vì xiềng gông khổ ải mà vẫn ngẩng cao đầu lên để đón nhận, vui với cảnh trăng sao quấn quýt trên nền trời. Ngay trong gắn bó với thiên nhiên. Và dường như trong đêm tối, không chỉ có mình Bác ra đi mà cả trăng sao cùng lên đường với Bác. Vì thế, Người không hề cảm thấy cô đơn. Giữa một thiên nhiên quạnh vắng, Người vẫn phát hiện ra cái đẹp, chất thơ trong cảnh vật, tâm hồn Người vẫn tìm thấy sự hòa hợp thắm thiết.
Chúng ta đều biết, trong những lần chuyển lao từ nhà tù này đến nhà tù khác, với Bác là hết sức cực khổ. Bác đã tuổi cao, sức yếu, lại thường ốm đau, bệnh tật, mỗi lần chuyển lao thường có sáu người lính đem súng áp giải. Trong những lần chuyển lao như thế, tay Người bị trói, cổ đeo gông, chân mang xiềng, đường đất lại khúc khủy, gập ghềnh, toàn là “núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Ấy thế mà lần nào bị giải đi Bác cũng có thơ, những vần thơ tràn đầy cảm xúc. Mà cũng thật là lá, chưa bao giờ ta thấy Bác xót xa về mình, mà ngược lại. Lúc nào Người cũng quên mình đi để vui với thiên nhiên, mở lòng ra ‘đón nhận cảnh vật:
Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi, hương say ngát rừng
Vui say, ai cấm ta đừng
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.
(Trên đường đi)
Hay:
Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh,
Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình;
Làng xóm ven sông đông đúc thế,
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.
(Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh)
Một lần nữa, qua bài Giải đi sớm, ta không hề tìm thấy đâu là bọn lính áp giải. Trong bức tranh thiên nhiên chỉ có một người đi hiên ngang trong gió rét đang ngẩng cao đầu sảng khoái. Quả là chất thép của Hồ Chí Minh không có một uy vũ nào có thể khuất phục nổi.
Phần thứ hai là cảnh rạng rỡ, tưng bừng trong không khí vui tươi, ấm áp:
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn sớm sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
Một bức tranh đất trời rộng lớn đang biến chuyển mạnh mẽ lúc ban mai. Nền trời chuyển màu sắc, vũ trụ thay không khí, cảnh vật đối lập hẳn với cảnh ban đầu. Màu hồng của một ngày mới đã hoàn toàn thay thế cho một đêm đen giá rét, và bao trùm lên khắp vũ trụ là một hơi ấm bao la. Thế đối lập này nhấn mạnh cảm quan và chiều hướng phát triển biện chứng tiên lên tươi đẹp của thiên nhiên và của hiện thực.
Nếu ở phần thứ nhất là “đêm chưa tan” là “đường thẳm” là “gió hàn”, thì bây giờ là “màu trắng chuyển sang hồng”, là “hơi ấm bao la trùm vũ trụ”. Sự vận động, chuyển đổi của màu sắc không khí diễn ra thật nhanh, thật mạnh.
“Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng”, câu thơ trong nguyên tắc diễn tả rất thành công cảm giác chuyển đổi đột ngột của màu sắc, ánh sáng.
“Dĩ thành” là “đã thành”, nghĩa của câu thơ là “phương Đông màu trắng đã thành màu hồng từ lúc nào”. Câu thơ dịch đã làm mất đi tính đột ngột bừng sáng của cảnh thơ “Phương đông màu trắng chuyển sang hồng”. Toàn cảnh bỗng chốc rực lên một màu hồng rạng rỡ, con mắt người tù hướng ngay về phương Đông lấp lánh ánh hồng. Tấm lòng người tù như ấm áp hẳn lên với hơi ấm bao la của vũ trụ, thay thế hẳn cái lạnh lẽo của đêm tối ban đầu, và vì thế, chữ "chinh nhân" (người đi xa) ở phần một đến đây được thay thế bằng chữ "hành nhân" (người đi), chứng tỏ sự tự do, thoải mái hơn trong tâm hồn:
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
“Người đi” ở đây không hoàn toàn chỉ là một người tù mà bỗng chốc trở thành thi gia với cảm hứng nồng say, người tù đã thực sự trở thành nhà thơ. Yếu tố lãng mạn và hiện thực kết hợp thật tự nhiên, nhuần nhuyễn trong hình tượng thơ.
Bài thơ không phải là chuyện lẽ đời, không nhằm từ quy luật vần xoay của tự nhiên mà dẫn tới quy luật tất yếu của xã hội, mà chỉ là một câu chuyện giải đi trên đường từ nhà lao này đến nhà lao khác. Qua bức tranh thiên nhiên và hình ảnh tự nhiên, ta thấy được chất thép ngời sáng trong thơ Bác, thấy được niềm lạc quan bất diệt của người cộng sản Hồ Chí Minh. Bài thơ giàu chất thép và cũng rất giàu chất thơ là vì thế.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo