Đề bài: Phân tích bài “Tảo giải” (Giải đi sớm) trích “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh)
Ngục trung nhật kí là tập nhật kí bằng thơ ghi lại những cảm nghĩ về hiện thực cuộc sống trong tù, đồng thời là tập nhật kí về cuộc hành trình bất đắc dĩ của người chiến sĩ cộng sản phải đi khắp mười ba huyện và mười tám nhà giam ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
- Bài học cùng chủ đề:
- Bình giảng bài thơ Tảo giải (Giải đi sớm) của Hồ Chí Minh
- Phân tích bài thơ Giải đi sớm của Hồ Chí Minh.
- Bình giảng Giải đi sớm (I và II) của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Ngục trung nhật kí là tập nhật kí bằng thơ ghi lại những cảm nghĩ về hiện thực cuộc sống trong tù, đồng thời là tập nhật kí về cuộc hành trình bất đắc dĩ của người chiến sĩ cộng sản phải đi khắp mười ba huyện và mười tám nhà giam ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đến nhà lao nào Bác cũng có thơ, sau cuộc chuyển lao nào Bác cũng có thơ. Và điều tự nhiên, cảm hứng của hầu hết các bài thơ trong tập nhật kí đều xuất phát từ hai mảng hiện thực đó. Trong số 133 bài thơ trong tập Ngục trung nhật kí, có 35 bài thơ lấy cảm hứng từ những sự kiện, sự việc trên hành trình bị giải. 80 bài thơ lấy cảm hứng từ hiện thực cuộc sống trong tù, còn 18 bài thơ ít liên quan trực tiếp tới hai mảng hiện thực nói trên.
“Tảo giải I” và “Tảo giải II” là bài thứ 42 và 43 của tập Ngục trung nhật kí. Cảm hứng của hai bài thơ này được gợi lên từ cuộc chuyển lao từ Long An đến Đồng Chính trong một đêm cuối tháng 9 năm Nhâm Ngọ (1942). (Giáo sư Hoàng Dung căn cứ vào việc Bác đến nhà lao Đồng Chính ngày 02-11-1942 đã ước đoán Tảo giải, được viết trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 9 Nhâm Ngọ). Hiểu rõ thời gian và hoàn cảnh ấy chúng ta sẽ có thêm cứ liệu để lí giải các hình ảnh và mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình và ngoại cảnh trong hai bài thơ này.
Tên gọi của bài thơ là Tảo giải. Điều đó có ý nghĩa thông tin cho người đọc biết rằng bài thơ viết về một cuộc giải tù bắt đầu rất sớm. Nhưng điều kì lạ là đọc hết tám câu thơ trong hai bài Tảo giải chúng ta không hề thấy hình ảnh tù nhân bị giải, không hề thấy hình ảnh người lính giải tù mà chỉ thấy hình ảnh người đi chủ động, hình tĩnh, tự tin vượt qua đêm thu giá lạnh để đến với bình minh rực rỡ ánh hồng. Phải chăng ý nghĩa tư tưởng - thẩm mĩ của bài thơ chính là sự tương phản giữa cảnh ngộ và tâm trạng giữa con người hiện thực - tù nhân và con người trữ tình - chiến sĩ và thi sĩ trong thơ?
Bài thơ Tảo giải đã tái hiện một cuộc hành trình. Câu thơ mở đầu đã giới thiệu thời gian, đồng thời mở ra không gian khởi đầu của cuộc hành trình đó:
Gà gáy một lần đêm chửa tan.
Thời gian ở đây được cảm nhận qua âm thanh quen thuộc: tiếng gà gáy. Đây là cách cảm nhận mang đậm màu sắc phương Đông và gợi lên được nhiều ý nghĩa. Gà gáy lần thứ nhất là lúc quá nửa đêm, đúng là lúc ấy đêm chưa tàn, bóng tối vẫn còn ngự trị nhưng một ngày mới cũng bắt đầu mở ra. Xét theo thời gian tự nhiên thì cuộc hành trình của Bác đi từ ngày cũ sang ngày mới, từ đêm sang ngày, từ bóng tối đến ánh sáng, từ hôm nay đến ngày mai. Tiếng gà gáy vừa có ý nghĩa chỉ thời gian vừa có ý nghĩa bảo hiệu đêm qua ngày tới, bình minh đã sắp đến rồi. m thanh ấy bỗng rộn lên giữa đêm thu, xua đi sự vắng lặng của đêm tàn.
Sau câu thơ ghi nhận thời gian khởi đầu của cuộc hành trình, bài thơ bỗng chuyển sang một hình ảnh mới tươi sáng, đẹp đẽ:
Quần tinh ứng nguyệt thường thu san;
(Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn).
Không gian được chuyển dịch nhanh chóng từ mặt đất đến bầu trời theo cái ngước nhìn của người đi. Không gian mặt đất vang vọng tiếng gà gáy, không gian bầu trời đầy trăng sao. Bầu trời sáng nhờ có “quần tinh”, bầu trời ấm áp hơn nhờ có quán tính “ứng nguyệt”. Đẹp biết bao trước cảnh trăng sao quấn quýt sum vầy, ôm ấp, nâng đỡ và cùng nhau vượt lên ngọn núi mùa thu! Đây là cảnh thực trong một đêm cuối tháng 9 năm Nhâm Ngọ. Vầng trăng hạ tuần mảnh mai đang mọc lên từ rặng núi xa. Trăng lên trong cảnh hàng ngàn ngôi sao đang đón rước nâng đỡ. Tự thân cảnh ấy đã toát lên vẻ đẹp tươi sáng, ấm áp niềm vui. Những hình ảnh thiên nhiên không tự nhiên đến trong thơ nếu không có một hồn thơ vẫy gọi.
Khi bình về hình ảnh này, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã có những phát hiện thú vị về vẻ đẹp tâm hồn của Bác: “Cố nhiên trăng sao có thực, trên bầu trời thì mới có được trong thơ của người tù thi sĩ. Nhưng nếu tâm hồn của nhà thơ cách mạng không luôn luôn hướng về ánh sáng thì trăng sao cũng không thể đi vào thơ đẹp và sáng như thế.
Điều đột ngột khác: Người tù lên đường một mình, cảnh ngộ cô đơn vậy mà hóa ra lại không cô đơn: cùng một lúc, khi người tù lên đường thì trăng sao trên trời dường như cũng khởi hành. Mà phải ai xa lạ, độ là những người bạn thân quen vốn tri âm, tri kỉ với nhà thơ: trăng và sao”, Trăng sao đang vượt lên rặng núi mùa thu, còn người đi đang vượt lên gian khổ trên con đường xa thẳm. Hình ảnh thiên nhiên hiện lên tương ứng hài hòa với hình ảnh con người. Nhờ có người bạn thiên nhiên ấy mà người đi cảm thấy “Đường xa âu cũng bớt phần quạnh hiu”.
Trong hai câu thơ trên, hình tượng trữ tình chỉ soi bóng qua cảnh, đến câu thơ thứ 3. thứ 4 mới xuất hiện trực tiếp với tư cách “người đi xa” (chinh nhân):
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng.
(Người đi cất bước trên đường thăm).
Con đường xa thẳm đang bày ra phía trước nhưng người đi vẫn bước tới chủ động, hiên ngang. Tư thế chủ động ấy toát lên từ âm hưởng trầm hùng của câu thơ, âm hưởng của khúc hát lên đường:
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng.
Hai chữ “chinh” điệp lại trong một câu thơ cùng với nhịp thơ mạnh mẽ, dứt khoát gợi lên bước chân vững vàng, chắc nịch tiến về phía trước, ở đây hình ảnh thiên nhiên có khía cạnh đối lập với con người. Thiên nhiên khắc nghiệt như hiện lên để cản bước người đi:
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
Thời tiết cuối thu ở vùng sơn cước giá lạnh vô cùng. Câu thơ dịch chưa phản ánh đầy đủ tính chất khắc nghiệt của thiên nhiên và có phần làm sai lệch tư thế người đi. Trong nguyên bản, Bác viết:
Nghênh diện thu phong trận trận hàn
(Mặt đón trận trận gió thu lạnh).
Hai chữ “nghênh diện” diễn tả được tư thế bình tĩnh, chủ động, tự tin, đối mặt; hai chữ “trận trận” nối tiếp nhau gợi tả cảnh gió thu lạnh giá liên tiếp thổi tới. Thiên nhiên khắc nghiệt như vậy nhưng không thể cản bước chân người. Người đi dám đón nhận và vượt lên một cách khỏe khoắn, tự nhiên. Hình ảnh thơ trước hết mang ý nghĩa tả thực, tả cảnh người đi trong đêm tối giá lạnh nhưng ý thơ không dừng lại ở ý nghĩa tả thực. Những ngọn gió ấy chính là “nghịch phong” (ngọn gió ngược) đang cố ý cản cánh chim bay thẳng về phía trước. Trong bài thơ Tết song thập bị giải đi Thiên Bảo, Bác đã từng nói đến hình ảnh ngọn gió như vậy:
Ngã khước kim thiên bị bang giải
Nghịch phong hữu ý trở phi bằng.
(Thế mà hôm nay ta bị trói giải đi
Ngọn gió ngược cố ý cản đôi cánh chim bằng).
Hình ảnh những trận gió tới tấp thổi tới gợi lên muôn vàn khó khăn, gian khổ, gợi lên những nghịch cảnh, nghịch lí, nỗi oan uổng mà Bác phải chịu suốt trong thời gian bị bắt và giam cầm. Xét tổng thể toàn bộ cuộc hành trình cách mạng của Bác thì mười bốn tháng Bác đã phải gặp “nghịch phong”. Ngọn gió ngược có phần làm chậm cuộc hành trình của Bác nhưng không thể ngăn nổi con đường mà Bác đã chọn và quyết tâm dấn bước đến cùng.
Xuyên suốt bài thơ Táo giải là hình ảnh người chiến sĩ lên đường vì nghĩa lớn chứ không phải là hình ảnh “tù nhân” trong một cuộc chuyển lao. Trên bước đường đi tới còn nhiều gian lao, vất vả nhưng người chiến sĩ dám đón nhận và vượt lên hoàn cảnh một cách bình tĩnh, tự tin.
Hai bài thơ Tảo giải vừa có tính chất tương đối độc lập vừa có tính chất chuyển tiếp, bổ sung cho nhau. Hai Mi thơ viết về hai giai đoạn của một cuộc hành trình từ trong đêm tối giá lạnh đến buổi sớm đẹp trời, từ trong hiện tại đầy gian truân, vất vả đến mai sáng bừng niềm vui hạnh phúc. Thời gian, không gian đều được Bác mô tả trong quá trình vận động biện chứng ấy. Nếu trong bài thơ thứ nhất cảnh thiên nhiên có phần tăm tối, giá lạnh thì sang bài thơ thứ hai, một cảnh tươi sáng, rực rỡ, đầy hơi ấm được mở ra:
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn quét sạch không;
Điều đáng chú ý là thiên nhiên chuyển biến thật mau lẹ, vũ trụ vận động thật nhanh chóng. Để nhấn mạnh sự biến đổi mau chóng và triệt để ấy, Bác đã cùng các cụm từ “dĩ thành hồng” (đã thành hồng), "tảo nhất không" (sớm hết sạch). Trong chốc lát, màu hồng thay thế cho bóng tối đêm tàn. Cả vũ trụ bao la từ mặt đất đến bầu trời bỗng rực rỡ tươi sáng. Mặt trời lên tỏa sáng, và tỏa hơi ấm cho vạn vật, ý thơ thật logic, biện chứng:
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ.
Là một nhà cách mạng lão thành, mọi tình cảm, nghĩ suy của Bác đều hướng về cách mạng. Những suy nghĩ và nung nấu về cách mạng cũng để lại dấu ấn đặc biệt trong thơ. Trong quá trình tiếp cận hiện thực khách quan, Bác đặc biệt chú ý đến tính chất cách mạng. Tính chất cách mạng biểu hiện ở bước nhảy vọt tạo nên sự biến đổi sâu sắc, triệt để. Cảm quan cách mạng đã trở thành một yếu tố trong tư duy nghệ thuật của Bác, chi phối cách xây dựng hình tượng, cách lựa chọn hình ảnh, cách tái hiện thời gian, không gian. Độc Ngục trung nhật kỉ, chúng ta thường gặp những hình ảnh tương phản của thiên nhiên trong những bước chuyển giao thay đổi: đêm tàn và bình minh, trời mưa và trời hứng, mùa đông và mùa xuân, bóng tối và ánh sáng, lạnh lẽo và ấm áp, “bĩ cực” và “thái lai”.
Hai bài thơ Tảo giải tạo nên hai không gian tương phản về màu sắc và ánh sáng. Nền của không gian thứ nhất là màn đêm, nền của không gian thứ hai là ánh sáng, là màu hồng rực rỡ. Sự tương phản giữa đêm và ngày, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa lạnh lẽo và ấm áp không những mang lại tính thẩm mĩ cho không gian nghệ thuật mà còn có ý nghĩa gợi lên bước chuyển đổi nhanh chóng từ hiện tại đến tương lai; từ cuộc đời tăm tối trong tù ngục tới thế giới tự do; từ khổ đau đến hạnh phúc. Hình ảnh bình minh trong bài thơ Tảo giải như đang mở ra trước mắt người đi một tương lai tươi sáng, một kỉ nguyên mới yên bình.
Với niềm tin to lớn, với cảm quan cách mạng biện chứng, với tầm nhìn thấu suốt tương lai, Bác lại tiếp tục lên đường một cách hào hứng:
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
Thiên nhiên vận động, biến đổi, chủ thể trữ tình cùng vận động, đổi thay. Trong khung cảnh đêm khuya giá lạnh, con đường xã thăm, Bác dùng hai chữ "chinh nhân" (người đi xa). Khi bình minh tỏa nắng, tỏa ấm, lòng người phơi phới nhẹ nhõm, Bác chuyển hai chữ hình nhân” thành hai chữ “hành nhân”. Người đi trong tâm trạng lạc quan, lòng dạt dào cảm hứng thi ca. Đó chính là cái tôi trữ tình - thi sĩ được biểu hiện rõ ràng mà kín đáo. Không phải đợi đến lúc “Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng”, cảm hứng thơ mới đến với Bác. Thực chất cảm hứng đã đến lúc “gà gáy một lần đêm chửa tan” nhưng giờ đây trước cảnh thiên nhiên ấm áp tươi sáng, cảm xúc thơ càng dạt dào hơn, nồng đượm hơn.
Hai bài thơ Tảo giải kết tinh cái nhìn sắc sảo đối với hiện thực và cảm quan biện chứng về thời gian, cuộc sống và thời đại. Từ một cuộc giải tù trên thực tế, Bác đã biểu hiện một cuộc hành trình lí tưởng trong tâm trí của mình. Đó là cuộc hành trình từ trong đêm tối giá lạnh đến bình minh rực rỡ, ấm áp; từ hiện tại đầy gian lao thử thách đến ngày mai phơi phới niềm vui. Với cảm quan biện chứng ấy, Bác luôn luôn hướng về phía trước, sẵn sàng vượt lên mọi khó khăn trở ngại đỗ giành lấy thắng lợi. Trên con đường lớn của cách mạng, Bác không những có một niềm tin, niềm lạc quan to lớn mà còn có một tâm hồn phong phú, nhạy cảm để ghi nhận cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống vào thơ.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo