Ghi nhớ 7 điều cơ bản sau khi làm bài thi môn Lịch Sử
Môn thi Lịch sử năm 2018 có đợt cải cách lớn trong đề thi THPT Quốc Gia, một số kiến thức lớp 11 sẽ được đưa vào bài thi. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho môn này trở nên "khó nhằn" hơn đối với các bạn.
Tuy nhiên, các bạn cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần ôn tập thật tốt và ghi nhớ 7 điều cơ bản sau giúp đạt được mức điểm cao trong kỳ thi:
Những bí quyết dành cho học sinh khi làm bài thi môn Lịch Sử
Điều thứ 1:
Trước khi bước vào làm bài thi môn Lịch Sử, các bạn cần ôn tập kiến thức thất tốt, và vững.
Như ở những bài trước đã chia sẻ, thì các bạn nên tránh tình trạng học vẹt. Hãy tìm cho mình một phương pháp học thích hợp, để vừa ghi nhớ các sự kiện, diễn biến lại vừa hiểu bài. Có nhiều phương pháp khác nhau như: xây dựng sơ đồ, tìm mối liên kết, xem qua phim tài liệu... Các bạn có thể tham khải lại ở những bài trước.
Không nên hi vọng vào yếu tố may mắn bởi lẽ bạn tỷ lệ trả lời đúng dựa vào yếu tố may mắn chỉ là 25% và đương nhiên là không phải lần nào bạn cũng sẽ may mắn chọn được phương án đúng.
Điều thứ 2:
Không làm bài theo tuần tự, khi cầm đề thi các bạn nên đọc lướt toàn bộ câu hỏi, sau đó mới bắt đầu trả lời. Nên làm những câu mà mà bạn chắc chắn nhất về đáp án, những câu chưa làm được thì đánh dấu lại.
Khi đã làm xong những câu tự tin về đáp án thì mới quay lại những đã được đánh dấu. Cách này sẽ giúp phân bổ thời gian hợp lý, không mất nhiều thời gian cho những câu khó mà bỏ qua câu dễ kiếm điểm.
Điều thứ 3:
Thời gian đầu giờ, khi còn đang bình tĩnh, hãy thử lấy giấy nháp ra sau đó vạch sẵn những mốc thời gian và sự kiện quan trọng.
Cách này sẽ giúp hạn chế việc lúng túng khi đọc đáp án trong khi thi, tránh được những nhầm lẫn không đáng có.
Điều thứ 4:
Với những dạng câu hỏi đòi hỏi sự suy luận, đừng nhìn đáp án vội, hãy ghi kết quả theo suy nghĩ của ban thân ra giấy nháp trước. Sau đó đọc lại 2 - 3 lần câu hỏi và 4 đáp án của bài so sánh với đáp án đã viết ra rồi mới lựa chọn.
Lưu ý, trong bài thi rất có thể sẽ có những câu liên quan đến nhau. Ví dụ như đáp án của câu này xuất hiện trong phần đề thi của câu trước.
Điều thứ 5:
Đối với những câu hỏi khó và không nhớ đáp án? Không nên dành nhiều thời gian để suy nghĩ và nhớ lại, cách tốt nhất là đánh dấu câu này lại và để đến cuối giờ, khi đã làm xong các câu khác, tâm lý thoải mái hơn hãy quay lại làm.
Với những câu hỏi dạng này, bạn có thể trả lời theo cách phụ thuộc vào may mắn. Chọn đáp án mà bản thân cho là đúng.
Điều thứ 6:
Trước khí nộp bài 5 phút, cần ngồi rà soát lại toàn bộ bài làm. Tránh trường hợp bỏ sót câu hỏi, dạng không trả lời hoặc quên không điền đáp án.
Kể cả với những câu hỏi đó quá khó cũng không bỏ qua mà hãy chọn ngẫu nhiên 1 đáp án.
Điều thứ 7:
Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất mà chúng tôi cần nhắc lại, đó là ngay từ đầu, các bạn hãy sắp sẵn cho mình một lịch trình ôn tập. Bởi lẽ, các bạn không chỉ thi duy nhất 1 môn này mà còn một số môn khác. Nếu không phân bổ thời gian ôn luyện ngay từ bây giờ, thì khó mà nắm chắc kiến thức của từng môn.
Hi vọng, qua bài viết hôm nay, các bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm, thông tin cho quá trình ôn tập và làm bài.
Chúc các bạn có một mùa thi thành công tốt đẹp?