Đề Kiểm tra kỳ II ngữ Văn 12 tỉnh Bình Thuận năm 2018: Suy nghĩ về sự cống hiến thầm lặng của con người cho...
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh Kiểm tra kỳ II ngữ Văn 12 tỉnh Bình Thuận năm 2018: Suy nghĩ về sự cống hiến thầm lặng của con người cho.... Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Cùng thử sức với đề thi học kì 1 môn Hóa 12 năm 2016
- Đề kiểm tra học kì 2 môn lịch sử lớp 12 trường THPT Tân Kỳ
- Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch Sử trường THPT Đồ Sơn
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
I. Đọc – Hiểu (3đ)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4
Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.
[…] Bầy ong giong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.
Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
(Trích “Hành trình của bầy ong”, Nguyễn Đức Mậu, SGK Tiếng Việt lớp 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 tr117-118)
1/Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?
2/ Chỉ ra phép tu từ chêm xen trong đoạn trích trên và nêu tác dụng?
3/Qua hai dòng thơ “Bầy ong giữ hộ cho người/Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày” tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
4/Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua hành trình của bầy ong?
II. Làm Văn
Câu 1: (2.0đ)
Từ đoạn trích ở phần đọc – hiểu trên, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn (không quá 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự cống hiến thầm lặng của con người cho đất nước.
Câu 2(5đ)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:
“.. Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền giang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng.
Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã.
– Phác, con ơi!
Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những giòng nước mắt, nó lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.
Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi cát xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền.
(Trích “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016 tr72-73)