Đề khảo sát Văn 12 Hà Nội: thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay cần làm gì để đáp lại tiếng gọi của non...
Gửi các em học sinh Đề khảo sát Văn 12 Hà Nội: thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay cần làm gì để đáp lại tiếng gọi của non.... DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- [Trường THPT Phan Văn Trị] Đề và đáp án thi giữa kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2016 mới nhất
- Đề cương ôn thi kiểm tra giữa kì 2 lớp 12 môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa năm học 2015-2016
- Đề Kiểm tra học kì 2 lớp 12 môn Văn trường THPT CƯM’GAR
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Gửi tới thầy cô và các em tài liệu vừa được cập nhật: Đề thi khảo sát cuối năm môn Văn lớp 12 của Sở GD&ĐT Hà Nội năm học 2016 – 2017. Được tổ chức thi vào ngày 20-3-2017, đề thi khá hay thời gian làm bài 120 phút. Xem chi tiết dưới đây.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BÀI KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I.
Tái hiện lại phút giây thiêng liêng Bác Hồ đọc bản luận cương của Lê – nin, tác giả Chế Lan Viên viết:
Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười
(Trích trong tập Thơ với tuổi thơ, NXB Kim Đồng)
1. Tác phẩm có đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu ” Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp”?
3. Xác định từ trái nghĩa trong câu ” Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” và cho biết từ đó có tác dụng gì trong việc biểu hiện tâm trạng Bác Hồ?
4. Từ đoạn trích trên, anh chị nghĩ gì về công lao của Bác Hồ đối với đất nước?
Phần II.
1. Theo anh chị, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay cần làm gì để đáp lại tiếng gọi của non sông đất nước trong thời kỳ mới? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình
2. Hãy phân tích trích đoạn dưới đây để thấy được: “Nguyễn Tuân là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ, của gió, bão và của núi cao, rừng thiêng, của thác ghềnh dữ dội,…”:
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước, có những hút nước giống như cái giếng bê-tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô-tô sang số nhấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền giồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn chuyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám cầm máy quay ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho thuyền đưa mình xuống đáy cái hút sông Đà, từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút, thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng xoay tít, cái máy lia ngược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối thủy tinh xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim. Cái ảnh động thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, chuyền cảm lại cho người xem phim ký sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc thủy tinh nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
(Trích trong Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)