10 Cách hay giúp bạn học thuộc nhanh môn Lịch Sử
Vấn đề thường gặp phải ở các môn Xã hội nói chung và môn Lịch Sử nói riêng đó là rất dài, khó nhớ và dễ nhầm. Chính vì thế, ngày hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn 10 cách hay giúp học thuộc nhanh, nhớ lâu để đạt được điểm cao môn Lịch Sử trong kỳ thi sắp tới.
Mục lục [Ẩn]
- 1. Thử xâu chuỗi lại các sự kiện với nhau
- 2. Học bài vào khoảng thời gian thích hợp
- 3. Học một các có chọn lọc
- Cách 4: Tạo mối liên hệ với thực tế
- Cách 5: Học thuộc và ghi chép
- Cách 6: Sử dụng sơ đồ tư duy
- Cách 7: Học theo ý chính
- Cách 8: Ghi âm lại
- Cách 9: Viết nhiều lần
- Cách 10: Thảo luận bài cùng với các bạn
Học bài vào khoảng thời gian thích hợp sẽ giúp các bạn học nhanh hơn, tập trung hơn
1. Thử xâu chuỗi lại các sự kiện với nhau
Đây là môn học có rất nhiều sự kiện và nhiều mốc thời gian cần phải ghi nhớ, chính vì thế đã có không ít các bạn học sinh bị rối loạn, nhầm lẫn vì phải nhớ hết các kiến thức trong quá trình học.
Trong quá trình học, các bạn cần đọc kĩ các kiến thức quan trọng như là: Mốc thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của những sự việc xảy ra. Từ đó hình thành một sơ đồ tia của từng giai đoạn, sự kiện với những diễn biến cụ thể. Cách học như này sẽ giúp các bạn dễ nhớ hơn.
Khi đã hoàn thành một giai đoạn nào đó thì tiến hành kẻ bảng và tổng kết lại một cách ngắn gọn nhưng vẫn có thẻ bao quát được tất cả các mốc thời gian, sự kiện diễn ra.
2. Học bài vào khoảng thời gian thích hợp
Bạn không chỉ phải học một môn học, mà có rất nhiều môn nữa, vì thế chia khoảng thời gian sao cho phù hợp là vô cùng quan trọng.
Đối với các môn học thuộc thời điểm tốt nhất để học bài là buổi sáng, buổi trưa và tối (trước 22h).
Nên học vào những lúc tâm trạng thoải mái thì học, việc cố gắng ép mình học bài khi khi đang stress, bực tức chỉ khiến bạn căng thẳng thêm mà thôi.
3. Học một các có chọn lọc
Dù đề thi ra là bao quát những kiến thức đã học, nhưng không có nghĩa là bạn phải ghi nhớ tất cả những kiến thức đó (điều đó là không thể).
Vì thế, thay vì cần cù, bạn hãy học theo cách khoa học và thông minh hơn, hãy lọc ra những sự kiện nổi bật, những kiến thức quan trọng mà thầy cô đã nhắc nhở trên lớp, trong quá trình ôn tập.
Trong một bài học, thường chỉ có một số sự kiện đáng ghi nhớ, hãy liệt kê chúng ra một cuốn sổ hoặc làm một tập đề cương, từ đó các bạn sẽ có tài liệu để ôn tập.
Cách 4: Tạo mối liên hệ với thực tế
Một cách hay để giúp các bạn ghi nhớ sự kiệ, mốc thới gian tốt hơn đó là hãy móc nối các sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của bạn, hoặc những hình ảnh thực tiễn trong đời sống.
Cách 5: Học thuộc và ghi chép
Đối với những bài có lượng kiến thức dài, thì các bạn nên vừa học thuộc vừa ghi ra nháp, không cần chính xác từng câu chữ, nhưng đủ ý sẽ giúp bạn học dễ và nhanh hơn rất nhiều.
Hãy sắp xếp thời gian ôn bài một cách hợp lý, xem lại những kiến thức đã được học, không nên bỏ qua bất cứ phần nào.
Cách 6: Sử dụng sơ đồ tư duy
Trong những cách trên, thì đây là cách học khoa học và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để xây dựng được một sơ đồ tư duy đòi hỏi các bạn cần có sự chi tiết, cẩn thận.
Ghi và đánh dấu lại những mốc thời gian quan trọng, những sự kiện chính và tóm tắc các diễn biến. Sau đó xâu chuỗi lại thành một sơ đồ mà bạn thấy dễ hiểu nhất.
Cách 7: Học theo ý chính
Không giống như môn Văn, môn Lịch sử rất khó để các bạn có thể học thuộc lòng, vì rất dễ bị nhầm lẫn.
Do đó, việc liệt kê và phân ra các ý chính và học từng phần là vô cùng cần thiết. Không nên học một lúc nhiều kiến thức, bạn nên học theo từng phần và học đến đâu thì phải chắc đến đấy.
Cách 8: Ghi âm lại
Một phương pháp khá hay để các bạn có thể học thuộc bài nhanh hơn. Có nhiều cách để bạn có thể ghi âm lại, đơn giản và tiện nhất đó là sử dụng chiếc điện thoại có chức năng ghi âm.
Mở lên, và đọc rõ kiến thức của từng phần, đã được tóm tắt lại bằng các đại ý. Bạn có thể sử dụng để ôn bài khi đang nấu ăn, làm việc nhà...
Cách 9: Viết nhiều lần
Cầm sách hay ngồi đọc vanh vách danh thuộc nhưng cũng nhanh quên, có thể bạn nhớ ngay lúc đó, nhưng khi bỏ sách xuống, hoặc vào phòng thi, bị áp lực lại bị nhầm lẫn kiến thức.
Thay vì phương pháp đó, các bạn chỉ nên đọc một vài lần, rồi viết lại trên giấy, sẽ ghi nhớ bài tốt hơn.
Cách 10: Thảo luận bài cùng với các bạn
Phương pháp học này còn được gọi là học nhóm. Không đơn giản chỉ là đọc cho nhau nghe. Các bạn có thể học bài bằng việc trao đổi, một người hỏi và một người trả lời, gần như là thi vấn đáp.
Việc bạn trả lời sai cũng coi như là 1 lần chỉnh sửa lại kiến thức, nghe các bạn khác đọc bài cũng là 1 lần để học thuộc.
Chúc các bạn thành công!