THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự

* Kể theo thứ tự truyện: Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau, cho đến hết. Cụ thể:

- Ông lão bắt được con cá vàng, cá vàng hứa trả ơn.

- Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần.

-> Tác dụng: cho thấy sự gia tăng của lòng tham vô độ của mụ vợ ông lão đánh cá, và cuối cùng bị trả giá -> tố cáo, phê phán.

* Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn:

- Ngỗ bỏ học lêu lổng.

- Ngỗ trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.

- Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.

- Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.

-> Thứ tự kể: Bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân.

-> Tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc, nổi bật ý nghĩa truyện.

* Tóm lại: Trong văn tự sự ta thường gặp thứ tự kể tự nhiên và thứ tự kể theo thực tế của sự việc.

Trong đó thứ tự kể tự nhiên có tầm quan trọng là:

- Ngay trong hồi tưởng người ta vẫn kể theo thứ tự tự nhiên.

- Tác dụng: Tạo nên sự hấp dẫn, tăng cường kịch tính.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể ở với bố bên cạnh nhà tôi, thì không hiểu sao tôi lại rất ghét |Liên. Có thể là vì Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặt giũ phơi phóng, ra điều ta đây chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm cho tôi như bị kém cạnh!

Tôi nhớ như in lần va chạm đầu tiên với Liên. Lần ấy, ngày đầu tiên nắng to sau một tuần mưa dầm dề, mọi người ai cũng giặt giũ, phơi phóng đầy cả sân. Khi tôi giặt xong quần áo đem phơi, thì sợi dây phơi nhà tôi đã phơi đầy áo quần của Liên. Tôi bực mình lùa một cách thô bạo áo quần của Liên vào một đầu, rồi phơi áo quần của mình vào phần dây còn lại, xong việc tôi đi vào nhà. Liên nhìn thấy nhưng không nói gì. Cô đi tìm sợi dây khác buộc làm dây phơi rồi phơi áo quần của mình lên đó.

Hôm ấy, tôi cùng mẹ đi phố, nhân thể ghé thăm bà ngoại, đến chiều mới về. Không ngờ đến chiều thì trời đổ mưa to. Nhìn trời mưa tôi nghĩ, chắc áo quần của mình phơi đã ướt sạch rồi. Nhưng khi về nhà thì áo quần đã được ai thu dọn. Tôi đang đưa mắt nhìn quanh, thì Liên sang bảo, khi trời sắp mưa, cô đã kịp rút hộ vào và đem trả lại cho tôi. Nhìn xấp quần áo khô đã gấp gọn gàng, tôi thực sự ngạc nhiên và cảm động. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên. Thì ra tôi đã nghĩ xấu cho Liên.

Từ đó tôi và Liên trở thành đôi bạn thân trong khu tập thể, vui buồn có nhau...

(Tự thuật của một học sinh)

Câu hỏi:

Chuyện được kể theo thứ tự nào? Chuyện kể theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện?

Gợi ý:

- Kể theo ngôi thứ nhất.

- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò:

+ Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.

+ Giải thích vì sao hiện nay “tôi và Liên vui buồn có nhau”.

2. (Câu này các em tự làm)

Các bài học liên quan
CÂY BÚT THẦN
EM BÉ THÔNG MINH
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
THẠCH SANH
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật