CÂY TRE VIỆT NAM
Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Cây tre Việt Nam - Ngắn gọn nhất
- Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy
- Cảm nhận của em về bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
- Bài Cây tre Việt Nam có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
- Thép Mới (1925 - 1991) tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ở thành phố Nam Định. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
Bài Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre (tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam), bộ phim ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
Bài văn này tuy có chất kí nhưng chủ yếu có thể coi là tùy bút kết hợp miêu tả, thuyết minh với trữ tình, bình luận.
- Ý chính bao trùm của bài văn đã được nêu lên như là một nhận định ở ngay phần mở đầu: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”. Ý bao quát ấy đã được khai triển và minh họa bằng một hệ thống các luận điểm và chi tiết, hình ảnh được sắp xếp theo trình tự như sau:
+ Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý.
+ Tre gắn bó lâu đời với con người, đặc biệt là người nông dân trong cuộc sống hằng ngày và trong lao động sản xuất.
+ Tre còn gắn bó với con người trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, mà cụ thé nhất là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
+ Tre vẫn là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.
Nhưng nói về tre ở đây cũng chính là nói về đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, bởi vì cây tre chính là một biểu tượng của đất nước, tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.
- Một trong những thành công của bài văn là giọng điệu, nhịp điệu có sức lôi cuốn với nhiều câu văn có nhạc tính, tạo nên chất trữ tình khi thiết tha, khi sôi nổi bay bổng.
- Nội dung đoạn trích bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy trong phần Đọc thêm chủ yếu ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam: cần cù, lạc quan yêu đời, không chịu khuất phục trước khó khăn và sức mạnh bạo tàn,... Đây cũng chính là những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Cây tre là hình ảnh biểu trưng cho con người và đất nước Việt Nam.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nêu đại ý của bài văn. Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn?
Gợi ý:
Đại ý của bài văn:
Cây tre là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở mọi nơi. Tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu, trong hiện tại và cả trong tương lai.
Bố cục của bài: Bài văn được chia làm 3 phần.
Phần 1: Từ đầu cho đến chí khí như người. Nội dung giới thiệu chung về cây tre.
Phần 2: Tiếp cho đến tiếng sáo diều tre cao vút mãi. Nội dung nói về sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.
Phần 3: Đoạn còn lại. Nội dung nói cây tre là hình ảnh biểu trưng cho con người và dân tộc Việt Nam.
2. Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:
a) Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày.
b) Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
Gợi ý:
a) Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày:
- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre là người nhà.
- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con...
b) Giá trị của phép nhân hóa:
- Cây tre là một người bạn, với tất cả những tính cách của con người. Nhờ biện pháp nhân hóa, cây tre trở thành người anh hùng và trở thành biểu tượng của con người Việt Nam.
3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa?
Gợi ý:
- Khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, cây tre sẽ không còn tầm quan trọng trong sinh hoạt và lao động như trước đây mà thay vào đó là sắt thép và những vật liệu khác.
- Trong tương lai tre vẫn còn mãi với dân tộc. Tre vẫn tỏa bóng mát, giữ màu xanh cho làng quê, Tre luôn có mặt trong đời sống tinh thần của con người. Tre là biểu tượng cao quý của dân tộc.
4. Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
Gợi ý:
Với biện pháp tu từ nhân hóa, tác giả đã nêu bật hình ảnh của cây tre - người bạn gắn bó thân thiết và lâu đời với con người và đất nước Việt Nam. Cây tre không chỉ là người bạn mà còn là biểu tượng cho tính cách con người Việt: cần cù, đoàn kết, dũng cảm, hiền hòa.
5. Tìm những câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích nói đến cây tre.
Gợi ý:
- Tục ngữ: Tre già, măng mọc.
- Ca dao:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá nên chăng hỡi chàng?
- Truyện cổ tích: Thánh Gióng
- Bài thơ: Tre Việt Nam
Em có thể kể ra với số lượng câu, bài càng nhiều càng tốt nhưng chú ý mỗi thể loại phải có ít nhất một câu hoặc một bài.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6