Soạn bài Cây tre Việt Nam - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 6 ngắn gọn tập 2 bài Cây tre Việt Nam - Thép Mới. Câu 1: * Đại ý của bài văn: - Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam.
- Bài học cùng chủ đề:
- Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy
- Cảm nhận của em về bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới
- Cảm nhận của em qua đoạn trích: Tre xanh....khuất mình bóng râm
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1:
* Đại ý của bài văn:
- Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam.
- Tre có mặt khắp nơi trên đất nước ta.
- Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu.
* Bố cục: 4 phần
- Từ đầu… như người: Giới thiệu về cây tre trong mối quan hệ với con người Việt Nam.
- Tiếp…chung thủy: Cây tre, người bạn của nhân dân Việt Nam trong lao động.
- Tiếp…chiến đấu: Cây tre, người đồng chí của nhân dân Việt Nam trong chiến đấu.
- Còn lại: Cây tre trong tương lai, biểu tượng của đất nước, của con người Việt Nam.
Câu 2:
a. Những hình ảnh, chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày:’
- Tre có mặt khắp mọi nơi và đặc biệt là lũy tre xanh bao bọc làng.
- Dưới bóng tre, từ lâu đời người nông dân làm ăn sinh sống và gìn giữ một nền văn hóa cổ truyền.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre gắn với con người thuộc mọi lứa tuổi: các em nhỏ chơi chuyền, đánh chắt bằng tre; những đôi trai gái thì trò chuyện, tâm tình dưới gốc tre; các cụ già với chiếc điếu cày bằng tre…
- Tre còn gắn bó với dân tộc trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
b. Giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của cây tre với người:
Cây tre ở đây mang những phẩm chất, những giá trị cao quý của con người để ca ngợi công lao, sự cống hiến của cây tre đối với nhân dân Việt Nam.
Câu 3: Ở đoạn kết tác giả đã hình dung về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa:
Tác giả khẳng định: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta ở hiện tại và cả tương lai “Trên đường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình…”.
Câu 4:
* Bài văn miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất:
- Tre mọc xanh tốt ở mọi nơi
- Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao
- Mầm măng non mọc thằng
- Màu xanh của tre tươi mà nhũn nhặn
- Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc
- Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh. Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre thẳng thắn, bất khuất “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre trở thành vũ khí cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
- Tre giúp con người biểu lộ tâm hồn tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre.
=>Những phẩm chất của tre đều là những phẩm chất cao quý của con người. Chính vì vậy, tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
II. LUYỆN TẬP:
Ca dao, tục ngữ, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre.
- Tre già măng mọc
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão tố mưa sa đứng thẳng hàng.
- Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
- Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6